Thoát khỏi “địa ngục” ở Trung Quốc
Sáng 6.3, Công an xã Thanh Phước, H.Gò Dầu (Tây Ninh) vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ 9 nạn nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ ở Trung Quốc, vừa được gia đình đóng tiền chuộc về.
Thông tin từ Công an xã Thanh Phước cho biết, tất cả 9 người (ngụ tại H.Gò Dầu) đi lao động trái phép sang Trung Quốc hồi cuối năm 2011 đã được gia đình chuộc về nhà từ 25.2, nhưng không trình báo chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vụ việc này đến ngày 2.3 thì được công an phát hiện. Thượng tá Nguyễn Văn Phưởng, Trưởng công an H.Gò Dầu (Tây Ninh) cho biết: “Công an huyện đang thu thập thông tin và sẽ mở rộng điều tra làm rõ”.
Ám ảnh của các nạn nhân
Tiếp xúc với PV Thanh Niên hôm qua, các nạn nhân cho biết cuối năm 2011, nhiều thanh niên trong huyện được bà Hồ Thị Tuyết Mai (SN 1970, ngụ ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước, H.Gò Dầu) giới thiệu bà Nguyễn Thị Thu Dung (quê Đắk Lắk) đang tìm người đi làm thợ may mặc ở Trung Quốc với mức lương 15-20 triệu đồng/tháng, bao ăn ở. Chủ cơ sở là người Việt nên không cần học tiếng Hoa. Thời gian đầu học việc được hưởng mức lương 6-7 triệu đồng/tháng… Thông tin này cuốn hút các lao động nghèo. Để có tiền đóng phí, họ đã vay mượn, cầm cố tài sản mới có đủ 15 triệu đồng làm “thủ tục”. Nhưng khi đến nơi làm việc, họ mới vỡ mộng vì bị mắc lừa.
“Vừa xuống sân bay, 15 người chúng tôi được đưa đến nhà một phụ nữ tên Hải ở tỉnh Quảng Châu và ở lại đây 2 ngày. Sau khi tịch thu hết điện thoại, họ di chuyển chúng tôi sang tầng 2 một chung cư khác cách đó khoảng 30 phút đi xe. Vợ chồng bà Hải, bà Dung ở phòng riêng, còn các lao động Việt Nam cả nam lẫn nữ ở trong 2 căn phòng, mỗi căn diện tích khoảng 12 m2, kín mít như phòng giam. Trong phòng đồ đạc trống trơn, 2 người phải nằm chung một cái giường nhỏ. Xưởng may cách đó khoảng 15 phút đi bộ, có khoảng 200 lao động, chủ yếu là người Trung Quốc. Mấy ngày đầu, những người mới vào làm như chúng tôi ai cũng bị chảy máu cam bởi mùi hóa chất từ vải xộc lên mũi. Chúng tôi phản ánh thì bà Dung và bà Hải bảo không sao, mới lạ sau quen thôi”, anh Nguyễn Thành Thương (SN 1987, ngụ ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước) kể.
Cũng theo anh Thương, các lao động bị ép làm việc quần quật từ 7 giờ sáng đến 22 giờ đêm mỗi ngày suốt 3 tháng ròng. Khi bị bệnh, dù đau bụng, đau răng, sốt, ho… cũng chỉ được cho uống cùng một loại thuốc giống nhau. Ai bệnh nặng không làm nổi thì được cho nghỉ một buổi tại phòng nhưng cửa bị khóa trái. Không chịu nổi, lao động Võ Minh Thành (ngụ ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước) bỏ trốn về nước, nhưng đã bị bắt lại và bị “biệt giam”.
Chị Nguyễn Thị Bé Thắm (SN 1986) kể thêm, thời gian đầu các lao động còn được vợ chồng bà Hải cho mì gói ăn sáng, nhưng sau đó muốn ăn phải tự bỏ tiền túi ra mua. Do làm việc không được trả lương, trong túi không có tiền, nhiều người phải vay để mua ăn. “Hằng ngày cứ 4-5 giờ sáng chúng tôi phải dậy rửa mặt rồi nấu mì, hoặc cháo trắng ăn cầm cự để đi làm, vì đến 12 giờ trưa mới được ăn. Thức ăn cũng chỉ quanh đi quẩn lại món đậu que xào, trứng chiên với mùi dầu rất khó ăn”, anh Hồ Minh Tân (SN 1989) cho biết.
Nạn nhân Nguyễn Thị Kim Sa (SN 1963, ngụ xã Thanh Bình) cũng ứa nước mắt: “Do thường xuyên làm việc về quá khuya, đói bụng nên anh em lén lấy 3 gói mì cho cả nhóm ăn lót dạ, chủ phát hiện chửi rủa thậm tệ nghĩ mà thấy nhục…”.
Video đang HOT
Nộp tiền chuộc để về nhà
Biết bị lừa, nạn nhân Châu Chí Thành lấy cớ xin về nước gấp. Do quen biết với bà Dung nên được chấp thuận cho tự bỏ tiền mua vé máy bay về.
Trong khi đó, sau 1 tháng bị bóc lột, 14 người còn lại không chịu nổi đã phản ứng dữ dội thì chủ mới giải quyết cho 4 lao động nữ, gồm các chị Nguyễn Thị Bé Thắm, Nguyễn Thị Kim Sa, Nguyễn Thị Đẹp và Nguyễn Thị Minh Tuyền được trở về nước bằng đường bộ, với mức đóng phạt 3,5 triệu đồng/người và không được nhận lương do “vi phạm hợp đồng”.
4 lao động bị lừa sang Trung Quốc được gia đình đóng tiền chuộc về – Ảnh: Giang Phương
Còn 10 lao động ở lại nhẫn nhịn làm việc thêm 2 tháng nữa (tức đến cuối tháng 2.2012), với hy vọng được nhận đủ tiền lương như đã hứa. Nhưng càng làm việc, họ càng nhận ra mình đang bị lừa. “Khi chúng tôi đòi về, bà Dung, bà Hải không những không nhắc gì đến tiền lương mà còn đưa ra số tiền gia đình chúng tôi ở Việt Nam phải đóng mỗi người 40 triệu đồng, sau đó giảm còn 22 triệu đồng. Ai đồng ý thì bà Dung đưa điện thoại để gọi về nhà gửi tiền qua chuộc”, anh Thương kể.
Dù mất tiền chuộc nhưng nhiều người cũng phải chấp nhận để được về. Đợt về nước lần này có 3 người là anh Thương, anh Tân và chị Nguyễn Thị Kiều Tiên (SN 1991), mức chuộc tổng cộng của 3 người là 66 triệu đồng. Khoảng 22 giờ ngày 22.2, cả 3 người được đưa ra xe vượt biên giới về Việt Nam. Cùng đi còn có nạn nhân Võ Minh Thành, người bị “biệt giam” và gia đình phải trả mức tiền chuộc 35 triệu đồng. “Hôm mấy anh em được về, thấy chị Lê Thị Tường Kim khóc dữ lắm vì gia đình không chạy đủ tiền chuộc. Nhìn cảnh đó, cả nhóm đều khóc vì không giúp gì cho chị được…”, anh Tân buồn bã.
Đã có khá nhiều các vụ việc tương tự Chiều 6.3, PV Thanh Niên đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thì được một cán bộ tại đây cho biết, chưa nhận được thông tin cụ thể về vụ việc trên. Đại sứ quán sẽ tiến hành xác minh và trả lời cho PV Thanh Niên. Theo ông Lê Trung Hòa, Trưởng phòng Lãnh sự ngoài nước (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao), đã có khá nhiều các vụ việc tương tự được cơ quan này xử lý trong thời gian qua. Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc chỉ được phát hiện, xử lý sau khi các nạn nhân thoát khỏi, được chuộc về hoặc được giải cứu khi cơ quan chức năng Trung Quốc triệt phá các ổ tội phạm. Khi được thông báo về các vụ việc này, Cục Lãnh sự sẽ phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Đại sứ quán hoặc các lãnh sự quán Việt Nam gần nhất để giải cứu các nạn nhân đưa về nước. Trong một số trường hợp khi cơ quan công an Trung Quốc triệt phá các ổ buôn người này, các nạn nhân là công dân Việt Nam sẽ được hai bên phối hợp trao trả qua đường biên giới. Nguyên Phong
Cảnh giác các ổ lao động “đen”
Nhiều báo Trung Quốc thừa nhận, đối tượng mà các tập đoàn lừa đảo cưỡng bức lao động thường nhắm tới là: những nông dân lần đầu lên thành phố, không hiểu luật pháp, không có người thân hoặc bạn bè, năng lực và ý thức tự phòng vệ kém. Địa điểm thường nhắm tới là tại các bến tàu, bến xe, gần các công trình xây dựng… 18 nông dân vừa được cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang nước này giải cứu vào ngày 25.2 hiện vẫn chưa hoàn hồn bởi ám ảnh những ngày bị rơi vào ổ lao động “đen”. Từ sau các vụ bắt cóc, cưỡng ép, lừa đảo người nông dân ngay trên đường phố tới làm việc không công được phanh phui trên báo chí, nông dân và người lao động địa phương đã phải tụ họp thành nhóm, thành đoàn mỗi khi lên thành phố tìm việc và nhắc nhở nhau phải đề cao cảnh giác với bọn lừa đảo.
Báo chí Trung Quốc hiện vẫn chưa thể thống kê được con số ước tính về lượng lao động bị cưỡng ép làm việc tại các ổ lao động “đen” rải rác khắp nước này.
Ngọc Bi
Theo Thanh Niên
Giải quyết tình trạng trẻ em lang thang
Theo thống kê, TP HCM hiện có khoảng 1.500 trẻ em lang thang kiếm sống, chủ yếu là lao động tại các cơ sở sản xuất tư nhân và hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Phú, Bình Tân.
Trong số này, chiếm 30% là trẻ nhập cư đến từ 35 tỉnh, thành, chủ yếu đến từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang...
Các em thường lang thang đánh giày, bán báo, bán vé số, gom, lục rác, bán hoa quả trên các thuyền ghe dọc tuyến kênh quận 4, quận 8 kiếm sống hoặc được "tuyển dụng" vào làm việc trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn... với những công việc đơn giản, không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn như: Bưng bê, rửa chén bát, quét dọn, trông xe cho khách....
Một số em khác phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn như: Đi biển, khai thác đá, làm gạch, cạo mủ cao-su, tách vỏ hạt điều...Thời gian làm việc của các em bình quân khoảng 5-6 giờ/ngày. Đối với một số ngành như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm... nhất là khi vào vụ sản xuất thì thời gian làm việc có thể kéo dài lên đến 8-9 giờ/ngày, thậm chí lên đến 12 giờ/ngày nếu trùng vào vụ sản xuất, lễ tết.
Tuy nhiên thu nhập bình quân các em chỉ hơn 500.000 đồng/tháng. Nhưng không hiếm trường hợp, các em thậm chí còn không được nhận đủ số tiền công ít ỏi do phạm phải những lỗi vô lý mà chủ lao động nghĩ ra hoặc thường xuyên bị chủ chửi bới, nhục mạ, đánh đập...
Điều đáng nói là qua kết quả khảo sát, nhóm trẻ em ở độ tuổi 12-15 có tỷ lệ tham gia lao động nhiều nhất. Xu hướng ngày càng tăng trẻ làm thuê tự kiếm sống, nhất là lứa tuổi từ 14-16. Trong số này, không ít trẻ em bỏ quê lên TP kiếm sống do đời sống gia đình nhiều rạn nứt, bố mẹ ly dị, thường xuyên cãi vã, đánh đập, bạo hành, không quan tâm chăm sóc, giáo dục và buông lỏng quản lý con cái. Thống kê, có khoảng 28% trẻ em gái trong số 5.000 em nhập cư vào TP Hồ Chí Minh. Những trẻ em này rất dễ bị tổn thương và là nạn nhân bị bóc lột sức lao động, nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ.
Trẻ em lang thang, kiếm sống tại các thành phố lớn.
Tính từ năm 2004 đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 10.000 trẻ em lang thang kiếm sống trên các đường phố không nhà, không có nơi che chở, chăm sóc. Tuy nhiên TP chỉ mới hồi gia chưa được 2.000 em.
Đa số ý kiến đồng ý rằng, chính sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch quá lớn giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân chủ yếu đẩy không ít trẻ em vùng quê vốn nghèo khó phải bỏ học sớm để lên thành phố kiếm sống. Do vậy, để giải quyết bài toán trẻ em lang thang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể xã hội với chính gia đình của, qua đó xác định được nơi sinh sống và nơi kiếm sống của trẻ nhằm can thiệp và hỗ trợ kịp thời.
Theo đó, các địa phương vốn là "điểm đi" của trẻ cần "siết" lại công tác quản lý nhân khẩu, theo dõi chặt chẽ sự di biến động của trẻ em rời địa phương kiếm sống, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ em. Có như vậy, việc giải quyết tình trạng trẻ em lang thang - vốn là vấn nạn của TP Hồ Chí Minh từ nhiều năm qua mới không rơi vào tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa".
Theo PLXH
TPHCM: Lao động trẻ em ngày càng tăng Phan Thanh Minh, Trởng phòng Bảo vệ chă em (Sở Laong - Thng binh & X hi) cho bit: "Tại TPHCM, tỷ lệ em kimng chiu hớng tăng, nhất ở lứa tuổi 14ni". B bóc lt thậ Cc emi laong vất vả màng lng khngng bao nhiêu Tuy nhiên, thi gianm việc ci t em thngt dài, vt qu thi giang quynh. Có...