Thoát chết sau ba lần ngừng tim
Bệnh nhân 61 tuổi, đau ngực trái dữ dội kèm khó thở, vã mồ hôi, huyết áp tụt nặng, rối loạn nhịp tim nặng.
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ngày 7/11 cho biết, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Bác sĩ cấp cứu chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, phải thở oxy, dùng thuốc vận mạch, trợ tim, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, giảm đau.
Sau hơn 10 phút nhập viện, bệnh nhân bắt ngừng tim lần một. Các bác sĩ cấp cứu nhanh chóng, bệnh nhân có nhịp tim trở lại, huyết áp tạm ổn định, được chuyển ngay vào phòng can thiệp tim mạch.
Tại phòng can thiệp tim mạch, ông tiếp tục ngừng tim lần hai, kết quả kiểm tra thấy tắc hoàn toàn động mạch. Bệnh nhân một lần nữa được các bác sĩ cấp cứu thành công bằng cách can thiệp hút huyết khối, đặt stent động mạch vành.
Sau can thiệp, người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Nội và Chống độc trong tình trạng phải thở máy, duy trì hai thuốc trợ tim, rối loạn nhịp tim nặng. Ông tiếp tục ngừng tim, lần ba. Các bác sĩ một lần nữa cấp cứu thành công. Sức khỏe người bệnh ổn định dần, ngừng thuốc trợ tim, cai thở máy, rút ống nội khí quản, thở oxy.
Video đang HOT
Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.
Bác sĩ nội trú Trần Văn Dũng, Khoa Hồi sức Tích cực Nội và Chống độc, cho biết nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Người bệnh cần đi khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường như cơn đau ngực vùng sau xương ức hoặc trước tim kéo dài trên 20 phút, cảm giác bóp nghẹt, tức nặng kèm theo vã mồ hôi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân, ngày 7/11. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cứu sống bệnh nhân ngừng tim do nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân vào viện vì đau tức ngực và nhanh chóng dẫn đến ngừng tim khiến các bác sĩ 'cân não' cấp cứu và can thiệp. May mắn, bệnh nhân đã qua khỏi.
Đó là trường hợp của ông Lê Văn H (70 tuổi) trú tại Kim Đức - Việt Trì. Ông H được đưa vào Khoa Can thiệp tim mạch - BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tức ngực, khó thở. Một thời gian ngắn sau nhập viện, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực và đã có nhịp tim trở lại sau hơn một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tình trạng sau ngừng tim hết sức nặng nề.
Người bệnh được đưa về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc trong tình trạng hôn mê, thở máy, rối loạn nhịp tim, xuất hiện thêm nhiều cơn ngừng tuần hoàn nữa. Người bệnh được các bác sỹ tại Khoa sốc điện chuyển nhịp dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp.
Tình trạng người bệnh quá nặng, nhất là người bệnh đã có ngừng tuần hoàn nhiều lần. Đứng trước ranh giới mong manh đó, bác sĩ trực hôm đó phải rất cân não để đưa ra quyết định liệu có nên đi can thiệp mạch không, vì nguy cơ người bệnh ngừng tim tái diễn trên bàn can thiệp là rất lớn.
Kỳ tích cứu sống bệnh nhân ngừng tim do nhồi máu cơ tim
Cuối cùng sự quyết tâm của bác sĩ cùng với sự tin tưởng của người nhà người bệnh, sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm trực hôm đó. Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tổn thương nặng 3 thân mạch vành trong đó 1 nhánh đã được stent cũ, tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, hẹp 70% động mạch vành phải. Người bệnh sau đó được chỉ định đặt stent động mạch liên thất trước.
Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim. Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc máu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng giai đoạn sau diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề.
Sau hơn một tháng điều trị tích cực, người bệnh đã cai được máy thở, rút canuyn khí quản, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt và đã có thể ra viện.
Bác sĩ Đinh Văn Trung - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết, người bệnh từng có tiền sử nhồi máu cơ tim và đã đặt stent mạch vành cách đây 4 tháng tại Trung tâm tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau can thiệp, do bận việc nên người bệnh vẫn trì hoãn việc tái khám.
Bác sĩ cũng khuyến cáo những người bệnh có tiền sử bệnh tim và người dân nói chung khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp Chiều 24/9, các bác sỹ Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) cho biết vừa cứu sống thành công cho bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp. Trước đó, vào tối 18/9, bệnh nhân nữ B.C (43 tuổi, quốc tịch Ba Lan) bị nhồi máu cơ tim cấp, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau...