Thoát chết nhờ Siri
Gael Salcedo, sống tại thành phố Mason, đã được cứu trong vụ tai nạn ôtô nhờ kịp ra lệnh cho trợ lý ảo Siri trên iPhone.
Chiếc xe Jeep gặp tai nạn (trái) và Gael Salcedo (phải).
Tuần trước, Salcedo, 18 tuổi, đang trên đường đến trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Iowa thì chiếc xe Jeep của anh mất lái và lao xuống sông Winnebago. “Tôi đi vào một đoạn đường bị đóng băng, xe ngoặt sang phải và từ đó, mọi thứ trở nên mờ dần, Tôi không biết phải làm gì lúc đó, chỉ nghĩ mình sẽ chết”, anh nói với CNN.
Khi nhận ra xe nằm dưới lòng sông Winnebago, Calcedo nỗ lực thoát ra qua cửa sổ nhưng bất thành vì nước sông đóng băng ở nhiệt độ âm. “Tôi không thể tìm thấy iPhone, nhưng khi tôi kêu lên ‘Này Siri, hãy gọi 911′ thì trợ lý ảo đã trả lời”, Salcedo cho biết.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp, đội cứu hộ đã nhanh chóng có mặt để giải cứu nạn nhân khỏi dòng nước lạnh giá. Áp lực của nước khiến các nhân viên cứu hộ không thể mở cánh cửa phía tài xế nên phải tiếp cận từ khoang sau. Cuối cùng, Calcedo được Trung úy Craig Warner của Sở Cứu hỏa thành phố Mason kéo ra khỏi xe và đưa lên bờ. Anh xuất viện sau ba giờ điều trị tại bệnh viện.
Cuối năm ngoái, Nate Felix ở bang Nevada cũng thoát khỏi vụ tai nạn ôtô tương tự nhờ tính năng điều khiển bằng giọng nói của Siri. Năm 2017, ba ngư dân ở bang California gặp nạn khi tàu đánh cá đâm phải đá ngầm thuộc vùng biển Key Biscayne. Do ngón tay bị ướt, họ không thể dùng màn hình cảm ứng của iPhone và phải ra lệnh cho Siri gọi cứu hộ. Nhờ đó, trực thăng tuần biển đã tìm thấy và giải cứu ngư dân gặp nạn.
Theo vnexpress
Phụ nữ thường "lịch sự" hơn nam giới khi nói chuyện với trợ lý ảo
Bạn có bao giờ nói từ "Làm ơn" khi "ra lệnh" cho Alexa hay Siri làm một việc gì đó hay không?
Theo The Verge, một số liệu thú vị đến từ Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ: có hơn một nửa số người dùng loa thông minh tại Mỹ (54%) cho biết họ thỉnh thoảng có nói từ "làm ơn" khi trò chuyện với trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo của mình; và cứ 5 người thì có 1 người trong số đó (19%) cho biết họ thường xuyên nói từ "làm ơn". Điều đáng chú ý là mức độ "lịch sự" này có sự khác biệt theo giới tính người sử dụng: có đến 62% số người dùng là nữ cho biết họ thỉnh thoảng có nói từ "làm ơn" khi trò chuyện với trợ lý ảo, trong khi tỉ lệ này ở nam giới chỉ là 45%.
Vì sao vậy?
Một trong số những nguyên nhân khả dĩ của hiện tượng này là về mặt tính cách, nam giới thông thường hay "thô lỗ" hơn so với phụ nữ, và đặc điểm này được các nhà thiết kế ứng dụng áp dụng trong cả việc lựa chọn giới tính cho nhân vật trợ lý ảo. Từ lâu, các chuyên gia đã có ý kiến rằng việc thiết kế các trợ lý ảo mang giới tính nữ sẽ làm tô đậm thêm quan niệm truyền thống về khuôn mẫu giới. "Do đa số các trợ lý ảo đều nói giọng nữ, điều này có thể phát đi tín hiệu rằng phụ nữ thường là những người... dễ sai bảo và thường làm nhiệm vụ hỗ trợ, giúp việc cho mọi người," dẫn một báo cáo của Liên hợp Quốc hồi đầu năm nay.
Một nguyên nhân khác có thể là bởi nam giới có thái độ khác với phụ nữ về công nghệ. Về mặt văn hoá, công nghệ thường gắn với sự thực dụng và nam tính, trái ngược với những bản tính của nữ giới. Các nghiên cứu cho thấy đàn ông thường cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với công nghệ, và bày tỏ sự hứng thú trong việc "làm chủ" nó như một dạng công cụ của đời sống. Những thiên kiến này cũng có thể dẫn tới việc nam giới thường kém "lịch thiệp" hơn với AI.
Tuy nhiên, đáng tiếc là Pew không đặt ra câu hỏi đối với các đáp viên rằng tại sao họ cảm thấy cần phải nói 'làm ơn' với những "trợ lý" máy móc này. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn đặt ra ở đây là: Liệu chúng ta có cần phải lịch sự với các trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo hay không?
Một số người cho rằng dĩ nhiên bạn không cần phải nói 'làm ơn' và 'cảm ơn' với những chiếc loa thông minh, bởi chúng chỉ là máy và cũng giống như việc bạn đâu cần nói 'cảm ơn' với chiếc lò vi sóng nhà mình. Một số người khác lại cho rằng, chúng ta đâu có nói chuyện với cái lò vi sóng đâu, nên phép so sánh như vậy là không hợp lý. Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại về việc mọi người (đặc biệt là trẻ em) có thể hình thành những thói quen xấu. Một số bậc phụ huynh cho rằng nếu con cái họ cư xử "lỗ mãng" với Alexa hay Siri ngay từ bé, thì sau này chúng cũng có thể thô lỗ với những người khác. Các công ty công nghệ hiểu được điều này, và họ đã bổ sung tính năng "khen thưởng" trẻ nếu chúng lịch sự với các trợ lý ảo.
Cá nhân người viết bài này cũng không chắc mình thuộc "phe" nào (bởi thực tế thì tôi cũng không nói "làm ơn" với cái loa thông minh nhà mình) nhưng thực sự, đây là một câu hỏi đáng lưu tâm. Các trợ lý AI trong tương lai có thể sẽ trở nên phức tạp và phổ biến hơn trong tương lai, và những quy tắc hành xử mà chúng ta đặt ra bây giờ sẽ tồn tại và kéo dài trong nhiều thập niên tới. Liệu chúng ta có muốn thể hiện sự lịch thiệp hay không? Sẽ thế nào nếu chúng ta không phải đang nói chuyện với một cái loa, mà là một robot có "cảm xúc" như người?
Cũng có nguy cơ rằng nếu chúng ta tỏ ra lịch thiệp với máy móc, thì chúng ta sẽ dần dần đánh giá quá cao khả năng của chúng và "nhường" lại những "quyền lực" của chúng ta cho chúng. Sau cùng thì, chúng cũng chỉ là những chiếc máy, được điều khiển bởi những tập đoàn công nghệ "lạnh lùng". Do đó, chúng ta không nên tự tạo cho mình cảm giác như đang "mang ơn", "mắc nợ" chúng, ngay cả trong những tương tác nhỏ nhất.
Tuy nhiên mặt khác, nếu như số tương tác với máy móc chiếm tỉ lệ cao hơn trong số những tương tác hàng ngày của chúng ta, và nếu như tính xã hội của những tương tác đó trong tương lai cao hơn so với ở hiện tại, thì có lẽ loài người nên duy trì những chuẩn mực và nói "cảm ơn" và "làm ơn" ngay cả với máy móc. Trong một tương lai nếu xung quanh con người toàn là robot và máy móc, thì chúng ta nên giữ lại những "bản sắc" của mình, chứ không nên tự biến mình thành những... chú robot.
Theo VN Review
Apple 'muối mặt' vì nghe lén người dùng, cam kết thay đổi Apple lên tiếng xin lỗi vì nghe lén người dùng thông qua trợ lý ảo Siri, đồng thời cam kết thay đổi chính sách quyền riêng tư, mặc định không ghi âm nữa. Theo The Verge, ngày 28/8 Apple đăng thông cáo báo chí trên trang chủ, chính thức xin lỗi vì đã lặng lẽ ghi âm khi người dùng sử dụng ứng...