Thoái vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng (PHP) “bất động” đến bao giờ?
Lợi nhuận khiêm tốn, chưa tương xứng vị thế cảng biển lớn nhất miền Bắc, nên việc thoái vốn nhà nước tại CTCP Cảng Hải Phòng ( PHP) được xem như là cơ hội để Công ty thay đổi quản trị, cải thiện hiệu quả kinh doanh. Nhưng đến nay quá trình thoái vốn vẫn “án binh bất động”…
Hiện sở hữu nhà nước tại PHP là gần 93% vốn điều lệ.
PHP được cổ phần hóa từ năm 2014, vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, phần vốn nhà nước do Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) nắm giữ chiếm 92,56% vốn điều lệ.
Với quy mô vốn này, PHP hiện là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên 2 sàn niêm yết.
Tiềm năng tăng trưởng của PHP được đánh giá cao với khả năng mở rộng công suất từ cảng Tân Vũ và việc sở hữu 6/9 cầu khu vực cảng Lạch Huyện. Đây đều là những cảng nước sâu, có vị trí tốt để thu hút nguồn hàng.
Năm 2018, PHP bắt đầu xây dựng 2 cầu tàu đầu tiên tại cảng Lạch Huyện, hoạt động thay thế cho cảng Hoàng Diệu.
Dự án đầu tư 2 bến cảng và khu dịch vụ hậu cần logistics ở khu vực này đã hoàn thành hồ sơ đề xuất đầu tư, đã được các bộ, ngành liên quan thẩm định và hiện đang chờ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
Video đang HOT
Sau khi được phê duyệt, PHP sẽ tiến hành khảo sát, lập thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức chọn nhà thầu thi công xây dựng.
Tổng thời gian khoảng 60 tháng. PHP dự kiến hoàn thành bến số 3 trước để đưa vào khai thác trong quý II/2021.
Lợi thế là vậy, nhưng kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của PHP lại chưa thể bứt phá. Theo Báo cáo tài chính riêng quý I/2020, PHP đạt doanh thu 258,1 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2019; lợi nhuận gộp đạt 84 tỷ đồng, tăng 8,5 tỷ đồng so với con số của cùng kỳ.
Nhờ có doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ 3 tỷ đồng lên 24,7 tỷ đồng, nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ đạt 80,4 tỷ đồng, tăng 60%. Kết quả là lợi nhuận sau thuế đạt 62,7 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ 2019.
Năm 2019, PHP đạt doanh thu 1.169 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 386 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 329 tỷ đồng, nhỉnh hơn mức 311 tỷ đồng lãi ròng của năm 2018.
Tài sản dài hạn chủ yếu là các khoản đầu tư vào công ty con với 1.279 tỷ đồng. PHP có hơn 1.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn từ 3-12 tháng.
Đáng chú ý, việc tìm cổ đông chiến lược cho PHP diễn ra không mấy suôn sẻ. Theo phương án cổ phần hóa, Nhà nước sẽ giữ 75% vốn điều lệ, số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 10,26%, bán đấu giá công khai là 11,51%, còn lại là bán ưu đãi cho cán bộ, nhân viên và tổ chức công đoàn.
Phương án cổ phần hóa đưa ra hàng loạt tiêu chí dành cho nhà đầu tư chiến lược và đã xác định được một cái tên là VietinBank.
Sau này, Vinalines được chấp thuận nhượng cổ phần tại PHP cho đối tác chiến lược là Quỹ Oman theo phương thức thỏa thuận trực tiếp.
Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước vẫn trên 92% và không có nhà đầu tư nào khác sở hữu trên 5%. Đây là lý do khiến PHP nằm trong nhóm cổ phiếu cô đặc nhất hiện nay, ảnh hưởng tới tính thanh khoản cổ phiếu.
Với những lợi thế về quy mô, vị trí địa lý…, tiềm năng phát triển của PHP được đánh giá cao, nên dễ hiểu thông tin về việc thoái vốn nhà nước tại đây được thị trường chú ý.
Tuy nhiên, đến nay, hoạt động này vẫn chưa thể diễn ra. Báo Đầu tư Chứng khoán đã liên hệ với PHP để tìm hiểu về lộ trình thoái vốn, cũng như công tác tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi.
Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán, cổ phiếu PHP cũng giảm từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch quanh mức 9.000 đồng/cổ phiếu (tức giảm khoảng 15% kể từ đầu năm), khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt khoảng 7.000 đơn vị/phiên.
HoREA: Thị trường BĐS như chiếc lò xo bị nén, chỉ cần được hỗ trợ chính sách và khai thông nguồn vốn thì sẽ bùng lên mạnh mẽ
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), thị trường BĐS như chiếc lò xo bị nén, càng bị nén thì chỉ cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính và khai thông nguồn vốn tín dụng, thì sẽ bùng lên mạnh mẽ, tạo nên cú hích cho nền kinh tế.
Trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây, HoREA đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để thị trường BĐS phục hồi và phát triển ổn định, lành mạnh trong tình trạng bình thường mới, chung sống an toàn với dịch Covid-19.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, đặc biệt là Nghị định 41/2020/NĐ-CP "thần tốc" hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch nhằm thực hiện mục tiêu "kép", phục hồi và phát triển kinh tế đất nước năm 2020.
Thực tế, thị trường BĐS đã gặp khó khăn, vướng mắc từ hai năm 2018, 2019, với hàng trăm dự án bị ách tắc; nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền bị sụt giảm mạnh; giá nhà tăng; người có nhu cầu thực khó tạo lập nhà ở; nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và BĐS bị sụt giảm. Dịch Covid-19 càng làm trầm trọng thêm các khó khăn của các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, dẫn đến phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho thị trường BĐS bị đóng băng. Năm 2009, với gói kích cầu đầu tư có giá trị khoảng 1 tỷ USD và điều chỉnh giảm dần lãi suất cơ bản, đã giúp nền kinh tế và thị trường bất động sản phục hồi. Nhưng việc kích cầu đầu tư và phát triển "nóng" lại gây ra "bong bóng" bất động sản năm 2010, dẫn đến việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm 2011, làm cho thị trường bất động sản bị đóng băng lần thứ hai. Năm 2013, với gói kích cầu tiêu dùng 30.000 tỷ đồng, đã hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và kéo theo sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực kinh tế.
Từ kinh nghiệm xử lý các cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản trong hơn 10 năm qua, cho thấy thị trường bất động sản có khả năng phục hồi rất nhanh. Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin hỗ trợ về cơ chế chính sách.
Thị trường bất động sản như chiếc lò xo bị nén, càng bị nén thì chỉ cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính và khai thông nguồn vốn tín dụng, thì sẽ bùng lên mạnh mẽ, tạo nên cú hích cho nền kinh tế.
Trước hết, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung vào thị trường nội địa, chuyển hướng mạnh mẽ vào phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền, nhất là căn hộ 1-2 phòng ngủ, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị và chuẩn bị sẵn sàng hấp thụ làn sóng đầu tư nước ngoài, trong trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn với dịch Covid-19.
Tiếp theo, HoREA đề nghị tháo gỡ ngay các vướng mắc, chồng chéo, mâu thuẫn trong một số quy định pháp luật và xây dựng "quy trình chuẩn" về thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, xen cài thửa đất thuộc nhà nước quản lý. Trong đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai", theo thủ tục rút gọn. Trong đó, có bổ sung hình thức "giao đất" đối với thửa đất do nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở; Đi đôi với quy định thửa đất do nhà nước quản lý có đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập thì thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; nếu không đủ điều kiện tách được thành dự án độc lập thì giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án và xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (Dự thảo sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, HoREA đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát và hướng dẫn ban hành "Quy trình chuẩn 4 bước" về thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp theo quy định pháp luật hiện hành, để thống nhất thực hiện. Cụ thể, bước 1: Lập thủ tục "Quyết định chủ trương đầu tư"; Bước 2: Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; Bước 3: Lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Bước 4: Công nhận chủ đầu tư; Cấp Giấy phép xây dựng (Chủ đầu tư được khởi công xây dựng); Lập thủ tục xác định tiền sử dụng đất, cấp "số đỏ" dự án.
Về giải pháp tài chính, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, được xem xét cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30-50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020), giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn đối với các khoản nợ đến hạn trong năm 2020.
Ngoài ra, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng (vay mới) và xem xét giảm 50% giá trị tài sản thế chấp để thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, đối với doanh nghiệp được tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn; có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ; và các doanh nghiệp bất động sản có uy tín thương hiệu, có chỉ số tín nhiệm cao, có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước (trong 3 năm gần đây), có dự án khả thi.
Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam được ban hành nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán và góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các thông tin tài chính. Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam ) Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC Phê duyệt Đề...