Thoái hóa khớp gối, nên tập môn thể thao gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.
Cuộc sống năng động giúp người lớn tuổi giảm nhiềazu nguy cơ về sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa.
Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X – quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ Thành Ý cho hay, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.
Video đang HOT
Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.
Bác sĩ Thành Ý phân tích, việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.
Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá…
Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.
Theo TNO
Đau khớp ở người trung niên và cao tuổi
Đau khớp, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường gặp ở người trung niên và người có tuổi. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Các khớp thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, vai, các ngón tay...
Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân đối giữa sự tái tạo và thoái hóa sụn, gây đau và biến đổi cấu trúc khớp dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được điều trị sớm sẽ làm chậm phát triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì hoạt động bình thường.
Biểu hiện lâm sàng: Đau: âm ỉ, tại chỗ ít khi lan, tăng khi vận động. Hạn chế vận động tại khớp thoái hóa.
Biến dạng: mọc gai xương cột sống bị gù, vẹo. Các dấu hiệu khác: Teo cơ, tiếng lạo xạo, tràn dịch khớp...
Điều trị: Trước đây, điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm giảm đau (NSAID) để giảm đau và tăng vận động khớp. Những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như chảy máu dạ dày, phù, suy thận... và thường không cải thiện được tổn thương sụn mà chủ yếu nhằm giảm bớt hiện tượng viêm và giảm đau.
Một số cách xử lý làm giảm đau:
Nghỉ ngơi: tránh lao động nặng và vận động mạnh . Viêm khớp có sốt nên ngủ ban ngày sẽ có tác dụng tốt. Đắp gạc nóng: Dùng vải cotton thấm nước ấm đắp lên khớp đau. Châm cứu. Làm những động tác vận động đơn giản giúp làm tăng khả năng vận động của khớp.
Sử dụng thuốc: Ngày nay, người ta sử dụng sản phẩm có sự kết hợp các hoạt chất có tác dụng đồng thời lên các tổn thương và triệu chứng khác nhau của khớp thoái hóa.
Hyalob, một sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu quả cao trong phòng và trị đau, thoái hóa khớp. Hyalob phối hợp bốn thành phần như sau 1. Glucosamine: có rất ít tác dụng phụ khi sử dụng, đôi khi dị ứng nhẹ ở người quá mẫn cảm. Glucosamine đã được cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMEA) đưa vào danh mục thuốc giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp. nghiên cứu so sánh Glucosamine với các loại thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID), cho kết luận như sau: 1.1 Cải thiện triệu chứng như đau, tầm độ khớp: Glucosamine tương đương với NSAID trong thời gian ngắn và vượt trội hơn hẳn trong thời gian dài 1.2. An toàn: Glucosamine hơn hẳn với các loại thuốc nhóm NSAID vì nhóm này có rất nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, chảy máu dạ dày, phù mặt, suy thận 1.3. Phối hợp Glucosamine và NSAID sẽ cho kết quả tốt hơn khi dùng đơn độc NSAID trong thời gian ngắn ban đầu (5-7 ngày), sau đó ngưng NSAID, tiếp tục với Glucosamine cho kết quả tốt hơn 1.4. Dùng NSAID, tác dụng giảm triệu chứng cho bệnh nhân sẽ nhanh chóng mất đi khi ngưng thuốc. Ngược lại, ngưng uống Glucosamine tác dụng vẫn tiếp tục kéo dài 1.5. Dùng Glucosamine dài ngày thì lợi ích kinh tế càng lớn vì hiệu quả của nó càng được phát huy 2. Chondroitin (sụn vi cá mập): nuôi dưỡng sụn đồng thời phục hồi và duy trì dịch ổ khớp, kết hợp cùng với Glucosamine sẽ giúp cho sụn tăng cường giữ nước nhờ đó tăng khả năng đàn hồi của sụn 3. MSM: giúp khớp cử động dễ dàng hơn, đồng thời tăng nuôi dưỡng khớp 4. Hyaluronic axit: có vai trò làm tăng dịch ổ khớp, tăng nuôi dưỡng, bảo vệ sụn. Người ta còn sử dụng Hyaluronic axit để tiêm trực tiếp vào ổ khớp trong một số trường hợp thoái hóa khớp nặng.
Hyalob được sử dụng trong các bệnh khớp có tổn thương sụn như: Đau, thoái hoá khớp, thấp khớp,viêm khớp, chấn thương khớp, gút... Nhờ sự phối hợp độc đáo cả bốn thành phần trên, HYALOB được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Hiệu quả giảm đau thường bắt đầu sau 10-15 ngày sử dụng. Khi đau nhiều, bệnh nhân nên kết hợp Hyalob với một thuốc giảm đau (NSAID) ví dụ như Meloxicam, Piroxicam... trong 5-7 ngày, sau đó tiếp tục sử dụng Hyalob thêm 3-5 tuần nữa. Nếu đau ít, nên sử dụng Hyalob đơn thuần để tránh tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAID.
Nên sử dụng Hyalob trong ít nhất 4-6 tuần mỗi đợt, với liều thông thường là 1 viên x 2-3 lần/ ngày, sau khi ăn, mỗi năm bốn đợt, hoặc sử dụng liên tục hay theo chỉ dẫn của Bác sỹ.
HYALOB được các Bác Sỹ ưa dùng vì nó giải quyết được những tổn thương của sụn và hầu như không có tác dụng phụ, không gây chảy máu dạ dày. HYALOB được sản xuất tại Hoa Kỳ, theo các quy định của FDA (cơ quan quản lý dược và Mỹ phẩm của Hoa Kỳ).
Tại Việt Nam, Hyalob do Cty Mỹ Việt ( VNUS) và Cty Cổ Phần Công Nghệ Y Dược Hà Nội (Hantech) phân phối. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên cả nước. Điện thoại tư vấn: TP. HCM: 08. 3. 8333973 HN: 04. 3 641 6490.
Để biết thêm về thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ:
Email: leovinh@hn.vnn.vn www.webyte.vn
Thông tin hệ thống phân phối toàn quốc tại đây
( Nguồn: Cty Mỹ việt)
Theo 24h
Những thuốc gây hại cho xương của bạn Nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương, điều bạn có thể làm là giữ cho xương càng khỏe càng tốt. Ngoài việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn và tập luyện, bạn nên biết rằng một số thuốc thân thiện với xương và những thuốc khác có thể có những tác dụng phụ...