Thoái hết vốn, Vinaconex chưa thể “dứt duyên” với An Khánh JVC
Việc Tổng công ty cổ phần Vinaconex thoái vốn khỏi An Khánh JVC không có nghĩa duyên nợ giữa họ đã dứt, bởi vẫn còn một khoản nợ lớn chưa thể thu hồi.
Liên doanh nhiều duyên nợ
Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là liên doanh được thành lập từ năm 2006 bởi sự hợp tác giữa Vinaconex (mã VCG, sàn HNX) và Công ty Posco E&C (Hàn Quốc), mỗi bên góp 50% vốn. Mục đích chính của liên doanh là đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh. Năm 2017, Posco E&C đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại An Khánh JVC cho Công ty Bất động sản Phú Long.
Theo thiết kế, Khu đô thị mới Bắc An Khánh có tổng diện tích 264,13 ha, tổng mức đầu tư theo khái toán là 3.391,4 tỷ đồng. Đến nay, Dự án mới hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 46,93 ha, bao gồm 317 căn biệt thự, 236 căn liền kề và 496 căn hộ chung cư.
Sau thời điểm Phú Long mua lại 50% vốn của An Khánh JVC từ Posco E&C vào năm 2017, dư luận có những đồn đoán về khả năng Phú Long có thể mua nốt 50% vốn từ Vinaconex. Tuy nhiên, thái độ của Vinaconex trong 3 năm qua vẫn là ngập ngừng, nửa bán nửa giữ đối với An Khánh JVC.
Sự lừng chừng của Vinaconex đối với An Khánh JVC có nhiều lý do. Năm 2018 là thời điểm Công ty chuyển giao chủ sở hữu khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex. Bước sang năm 2019, những “trục trặc” giữa các cổ đông mới khiến Công ty chưa có được những động thái dứt khoát trong các quyết định lớn về tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có việc bán hay giữ đối với An Khánh JVC.
HĐQT của Vinaconex trong năm 2019 thậm chí còn bị “vô hiệu hóa” một thời gian khi Tòa án quận Đống Đa (Hà Nội) ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát Tổng công ty vào cuối quý I/2019. Sau đó 1 tháng, Tòa án quận Đống Đa mới hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, khôi phục hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát.
Duyên chưa dứt vì khoản nợ khủng
Theo bản cập nhật đăng ký kinh doanh mới của An Khánh JVC, thì danh sách thành viên đã không còn Vinaconex, thay vào đó là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Pacific Star. Theo đó, Phú Long và Pacific Star mỗi bên sở hữu gần 340,3 tỷ đồng vốn tại An Khánh JVC, tương ứng tỷ lệ mỗi bên tại liên doanh là 50%.
\ Khách hàng có công nợ lớn nhất của Vinaconex chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, duyên nợ giữa Vinaconex và An Khánh FVC chưa thể khép lại và một trong những lý do đáng kể nhất chính là khoản nợ khủng của An Khánh JVC đối với Vinaconex.
Video đang HOT
Tại ngày 30/6/2020, Vinaconex có tổng các khoản phải thu ngắn hạn là 7.313,8 tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, phải thu ngắn hạn khó đòi đã tăng mạnh tới hơn 57,2% trong giai đoạn này, đạt giá trị 551 tỷ đồng vào giữa năm 2020.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn, số dư phải thu ngắn hạn của khách là 3.316,4 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng có công nợ lớn nhất chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tình trạng nợ nần của An Khánh JVC đã tồn tại trong nhiều năm qua. Cách đây hơn 2 năm, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Vinaconex, Ban Kiểm soát đã nêu ý kiến về số dư nợ phải thu vẫn còn lớn so với doanh thu của Công ty mẹ, trong đó đáng chú ý là số dư nợ 979,36 tỷ đồng từ An Khánh JVC.
Từ đó đến nay, dư nợ của An Khánh JVC đối với Vinaconex tuy có giảm, nhưng vẫn còn quá lớn, ở mức hơn 700 tỷ đồng. Khi Vinaconex không còn là thành viên tại An Khánh JVC, thì việc kiểm soát tài chính tại công ty này cũng sẽ khó khăn hơn. Điều này cho thấy, “duyên nợ” với An Khánh JVC có thể còn đeo bám Vinaconex dài dài.
[BizDEAL] Cơ cấu cổ đông Vinaconex (VCG) sẽ có biến động lớn sau quyết định thoái vốn tại An Khánh JVC?
Trên thị trường, cổ phiếu VCG xuất hiện giao dịch thỏa thuận khối lượng đột biến lên đến 127,4 triệu đơn vị trong 2 phiên 13-14/8 với tổng giá trị lên đến 2.984 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Vinaconex quyết định thoái toàn bộ vốn tại An Khánh JVC, cổ phiếu VCG xuất hiện thỏa thuận khối lượng lớn
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) mới đây đã công bố thông tin bất thường về việc sẽ thoái toàn bộ phần góp vốn điều lệ tại Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Quyết định được công bố đúng thời điểm cổ phiếu VCG trên thị trường liên tục được giao dịch thỏa thuận khối lượng đột biến lên đến 127,4 triệu đơn vị trong 2 phiên 13-14/8 với tổng giá trị lên đến 2.984 tỷ đồng. Cụ thể, trong phiên 13/8, giao dịch thỏa thuận 21,9 triệu cổ phiếu ở giá sàn 21.600 đồng/cổ phiếu. Phiên hôm nay, tiếp tục xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 105,5 triệu cổ phiếu tại mức giá sàn 23.800 đồng/cổ phiếu.
Cùng thời điểm các giao dịch thỏa thuận diễn ra, cổ phiếu VCG cũng bất ngờ tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp qua đó leo lên mức 29.000 đồng/cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông của Vinaconex hiện có 3 cổ đông lớn sở hữu 86,56% vốn trong đó, Công ty TNHH An Quý Hưng nắm giữ 254,9 triệu cổ phiếu (57,71%); Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ nắm 94 triệu cổ phiếu (21,28%) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest sở hữu 33,4 triệu cổ phiếu (7,57%).
Các nhóm cổ đông còn lại bao gồm các tổ chức và cổ đông nhỏ lẻ chỉ chiếm khoảng 13,3% công ty do đó các giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn nói trên phải liên quan tới các cổ đông lớn. Đáng chú ý, lượng cổ phiếu được "trao tay" trên đúng bằng tổng lượng cổ phiếu do nhóm BĐS Cường Vũ và Star Invest nắm giữ.
Không loại trừ khả năng nhóm Cường Vũ và Star Invest là bên bán trong các giao dịch thỏa thuận 2 phiên gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông báo nào về việc đăng ký giao dịch của các nhóm cổ đông lớn Vinaconex trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Sữa Mộc Châu sẽ bán 29,5 triệu cổ phần cho GTN và 9,7 triệu cổ phần cho Vinamilk
Ngày 10/08, Hội đồng quản trị CTCP Giống bò Sữa Mộc Châu đã ban hành Nghị quyết xác định số lượng cổ phần chào bán cho 2 nhà đầu tư chiến lược là CTCP GTNfoods (mã GTN) và CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM).
Cụ thể, Sữa Mộc Châu sẽ chào bán 29.454.210 cổ phần cho GTNfoods và 9.737.790 cổ phần cho VNM. Tổng số lượng chào bán cho cổ đông chiến lược là 39.192.000 cổ phần.
Theo phương án được cổ đông thông qua trước đó, số cổ phần này được bán với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, thu về cho Sữa Mộc Châu 1.176 tỷ đồng. Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Hiện tại, GTNfoods là công ty mẹ sở hữu 74,49% cổ phần của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam - CTCP (Vilico) - đơn vị sở hữu 51% của Sữa Mộc Châu. Qua đó GTNfoods gián tiếp nắm 37,98% cổ phần của Sữa Mộc Châu và 51% quyền biểu quyết tại đây. Trong khi đó, VNM đang sở hữu 75% cổ phần của GTNfoods.
Hồi cuối tháng 7/2020, Sữa Mộc Châu đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và thông qua phương án phát hành tổng cộng 43,2 triệu cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ từ 668 tỷ đồng lên mức dự kiến 1.100 tỷ đồng.
Như vậy, theo phương án này, sau khi tăng vốn, Vilico sẽ giảm tỷ lệ sở hữu Sữa Mộc Châu xuống còn 32,52% trong khi GTNfoods sở hữu trực tiếp và gián tiếp trên 51%. Như vậy, Sữa Mộc Châu trở thành công ty con của GTNfoods và được hợp nhất báo cáo tài chính.
Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất mua thêm 20 triệu cổ phiếu Gelex (GEX)
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, GEX) đã hoàn tất mua thêm 20 triệu cổ phiếu GEX. Giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 15/7 - 12/8/2020.
Theo đó, ông Tuấn nâng tổng lượng sở hữu lên 35 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 7,447% và trở thành cổ đông lớn của Gelex. Trước đó khoảng 1 tháng ông Nguyễn Văn Tuấn vừa mua xong 15 triệu cổ phiếu Gelex.
Trên thị trường, cổ phiếu GEX có nhiều biến động theo hướng tăng từ đầu năm 2020, hiện đang giao dịch tại mức 20.950 đồng/cổ phiếu, thanh khoản mạnh.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra mới đây, Gelex tiếp tục định hướng trở thành công ty quản lý vốn (Holdings) tư nhân chuẩn mực với hai khối kinh doanh chính, gồm Sản xuất công nghiệp gồm sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng và Hạ tầng gồm sản xuất điện, nước, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp.
Công ty mục tiêu sẽ hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược đang được thực hiện, gồm mua và sở hữu chi phối Viglacera (VGC) và Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh, mua và sở hữu 100% Công ty Dây đồng Việt Nam CFT; triển khai các dự án năng lượng tái tạo theo kế hoạch được phê duyệt; tiếp tục tối ưu hóa sản xuất, đẩy mạnh phát triển thị trường, gia tăng thị phần các doanh nghiệp.
Vừa bán 15 triệu cổ phiếu quỹ đầu tháng 7, Petrolimex lên kế hoạch bán tiếp 13 triệu cổ phiếu quỹ
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) mới đây đã công bố thông tin về việc bán cổ phiếu quỹ được HĐQT thông qua tại Nghị quyết số 218/PLX-NQ-HĐQT ngày 11/08/2020.
Theo đó, Petrolimex sẽ bán tiếp 13 triệu cổ phiếu và nếu giao dịch thành công số lượng cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp sẽ còn khoảng 75 triệu đơn vị.
Trên thị trường, cổ phiếu PLX hiện giao dịch quanh ngưỡng 46.000 đồng/cổ phiếu và nếu tính theo mức giá này, Petrolimex sẽ thu về gần 600 tỷ đồng.
Kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2017 tới nay, Petrolimex đã nhiều lần thực hiện bán cổ phiếu quỹ. Lần gần nhất diễn ra từ 16/6 đến 2/7 và Petrolimex đã bán 15 triệu cổ phiếu quỹ với giá bán bình quân 45.318 đồng/cổ phiếu, thu về gần 680 tỷ đồng.
Tại ĐHCĐ năm 2020, Petrolimex đã thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 122.000 tỷ đồng, giảm 35% so với doanh thu thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.570 tỷ đồng, bằng 28% lợi nhuận đạt được năm 2019.
Nhiều lần chào mua bất thành, Platinum Victory vừa nhận chuyển nhượng 2,4 triệu cổ phần REE từ quỹ ngoại khác
Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), Truck Capital Master Fund đã chuyển nhượng gần 2,4 triệu cổ phiếu Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE) cho Platinum Victory Pte.Ltd. Thời gian thực hiện nhằm ngày 11/8/2020.
Trước đó vào khoảng tháng 5-6/2020, quỹ Singapore này đã mua vào bất thành hơn 3 triệu cổ phần REE do thị trường không thuận lợi. Như vậy, tổng sở hữu của Platinum Victory hiện vào mức 29,01% vốn, tương ứng gần 90 triệu cổ phiếu. Động thái mua vào được Platinum Victory liên tục thực hiện nhưng vẫn chưa thành.
Được biết, Platinum Victory đang là cổ đông lớn nhất của REE sở hữu 29% cổ phần, tiếp đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh nắm giữ khoảng 12,16%, quỹ ngoại Apollo Asia Fund nắm hơn 18 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,87% và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC) nắm 5,3% vốn.
Mới đây, REE vừa đăng ký bán 3 triệu cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP), giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,8% (39,6 triệu cổ phiếu) xuống còn 8,13% vốn (36,6 triệu cổ phiếu). Giao dịch dự kiến diển ra từ ngày 28/7-24/8/2020. Chiếu theo mức giá tham chiếu 11.200 đồng/cổ phiếu ngày 27/7, ước tính REE sẽ thu về gần 34 tỷ đồng sau thương vụ trên.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ vốn tại dự án Splendora Ngay sau khi Vinaconex ra quyết định thoái vốn tại An Khánh JVC - chủ đầu tư dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), cổ phiếu VCG chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến. Một góc của dự án Splendora. Ảnh: Trần Kháng/Zing.vn Ngày 13/8, hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng...