Thợ Trung Quốc làm điện thoại Huawei nhái trong 5 phút
Một người bán điện thoại ở Trung Quốc có thể tự lắp một smartphone Huawei giả trong năm phút, sau đó bán trên các trang thương mại điện tử.
Chuông báo tin nhắn từ Taobao vang lên tại một ngôi làng nhỏ ở Quế Lâm, Quảng Tây: Khách hàng vừa đặt mua một chiếc smartphone Huawei. Sau khi xác nhận giao dịch, người đàn ông họ Vương lấy ra một đống phụ kiện trong các hộp nhựa và bắt đầu lắp ráp. 5 phút sau, một chiếc điện thoại Huawei đã sẵn sàng đóng gói để gửi đến khách hàng.
Tuy nhiên, tất cả logo, pin, đến con ốc của smartphone này đều là hàng giả.
Điện thoại “tậm tịt” chỉ sau một tháng
Sự việc bắt đầu vào tháng 6 năm nay khi đồn cảnh sát quận Tú Châu, thành phố Gia Hưng, tỉnh Triết Giang nhận được tin báo từ người dân: Trịnh Tiêu mua hai chiếc smartphone Huawei trên Internet nhưng liên tục bị lỗi, những người này nghi ngờ đây là điện thoại giả.
Sau khi nhận những chiếc điện thoại Huawei này, cảnh sát đã xem xét kiểu dáng, logo “Huawei” và phần mềm nhưng không thấy gì bất thường. Tuy nhiên, sau một thời gian dùng thử, cảnh sát bắt đầu thấy điện thoại thường xuyên bị giật dù mới mua chưa đầy một tháng.
“Cửa hàng này có danh tiếng tốt và doanh thu cao. Vì vậy tôi tin rằng ở đây sẽ không bán hàng giả” Trịnh Tiêu nói về lý do anh tin tưởng và chọn mua smartphone trên Taobao. Một lý do khác khiến anh chọn cửa hàng chuyên bán phụ kiện và smartphone Huawei này là giá ở đây rẻ hơn hàng chính hãng vài trăm nhân dân tệ. Khi anh tìm mua, trang bán hàng này đang khuyến mãi có thời hạn nên Trịnh đã nóng lòng đặt ngay hai đơn hàng.
Để xác minh hai chiếc smartphone này có phải thật không, cảnh sát đã gửi chúng đến trụ sở của Huawei để kiểm tra. Ngay sau đó, họ nhận được thông báo đấy là điện thoại nhái hoàn toàn từ trong ra ngoài.
Văn phòng cảnh sát quận Tú Châu lập tức thành lập đội đặc nhiệm để điều tra cửa hàng tên “Kỹ thuật số XX” này. Theo cảnh sát, chỉ riêng năm ngoái, doanh thu của cửa hàng đạt 2 triệu nhân dân tệ (6,7 tỷ đồng). Tất cả địa chỉ giao hàng đều xuất phát từ một ngôi làng nhỏ trên núi ở Quế Lâm, Quảng Tây.
Video đang HOT
5 phút “xuất xưởng” một chiếc smartphone
Khi tìm đến ngôi nhà của người đàn ông họ Vương, cảnh sát phát hiện ra ngôi nhà chất đống đủ loại linh kiện điện thoại di động. Màn hình máy tính trong phòng vẫn sáng, giao diện cửa hàng trực tuyến chính là nơi Trịnh Tiêu mua điện thoại. Trước khi cảnh sát ập đến, người đàn ông này đang trò chuyện với khách hàng và giới thiệu về các mẫu smartphone.
Người đàn ông họ Vương này 28 tuổi, từng học cách lắp ráp điện thoại khi làm việc tại Thẩm Quyến, nơi được ví như “Thung lũng Silicon” phiên bản Trung Quốc. Sau đó anh về quê, giúp người thân quản lý cửa hàng trực tuyến chuyên bán các sản phẩm điện tử. Tại đây, Vương được cung cấp các phụ kiện cần thiết để lắp ráp một chiếc smartphone. Với kỹ thuật của mình, anh có thể lắp một chiếc điện thoại trong 5 phút.
Trên trang thương mại điện tử, Vương rao bán mỗi máy khoảng 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng), nhưng thực tế giá trị của chúng chỉ khoảng 300 – 400 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng). Mặc dù có in logo thương hiệu, những phụ kiện kém chất lượng này không thể giúp chiếc điện thoại “nhái” vận hành mượt mà.
Cảnh giác với hàng giá rẻ
Ngày 21/8 vừa rồi, Vương bị bắt với tội danh làm giả nhãn hiệu đã đăng ký. Vụ việc tiếp tục được điều tra. Tuy nhiên, chi tiết gây nhiều tranh cãi nhất là làm sao người này có thể cài được phần mềm cho điện thoại. Một số người cho rằng Vương có thể chạy phần mềm trên máy tính, số khác nói hệ điều hành được tích hợp sẵn trong mainboard.
Bàn làm việc của Vương, nơi 5 phút cho thể “xuất xưởng” một chiếc smartphone Huawei. Ảnh: GXNews.
Thực tế, việc lắp ráp smartphone ở Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Năm ngoái, kênh YouTube Nikolay Tanev đã đến chợ công nghệ Thẩm Quyến, Trung Quốc để mua linh kiện, tự lắp ráp một chiếc iPhone X với giá 550 USD.
Ở Trung Quốc, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Để tránh bị lừa đảo như trên, cảnh sát khuyến cáo người dùng chỉ nên chọn các kênh mua sắm trực tuyến lớn, có cửa hàng trải nghiệm thật. Khi mua sắm, người mua cũng nên yêu cầu xuất hoá đơn. Nếu hàng hoá có giá thấp hơn so với giá thị trường, nên cảnh giác, không nên ham rẻ.
Trên Weibo, nhiều người cho biết họ từng mua phải những sản phẩm “nhái” tinh vi như vậy từ bút trình chiếu đến smartphone, TV. “Máy lắp ráp không thể so được với máy chính hãng. Người lắp đã mua bo mạch chủ của Huawei – loại này được bày bán rất nhiều tại các chợ công nghệ Thẩm Quyến. Tôi đã tự lắp ráp một chiếc iPhone 6 bằng các linh kiện mua ở đây. Chỉ cần có hiểu biết về điện thoại là có thể lắp được một chiếc smartphone. Thị trường linh kiện ở Trung Quốc rất phong phú. Đây có lẽ là mặt trái của công nghệ”, Yaoge bình luận.
Khó khăn chồng chất khó khăn, Huawei phải tăng cường huy động vốn từ chính nhân viên
Tình hình với Huawei dường như đang khó khăn đến mức họ phải nới lỏng chính sách để có thể huy động thêm vốn từ chính nhân viên của công ty.
Theo các nguồn tin từ SCMP, trong bối cảnh khó khăn ngày càng chồng chất từ các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ, hãng Huawei Technologies đang cố gắng huy động thêm vốn từ chính các nhân viên của mình.
Đầu năm nay, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đã thông qua một quy định mới về việc phân chia lợi nhuận, khi cho phép nhân viên của họ được mua các cổ phần trị giá 25% thu nhập của họ trong 5 năm qua. Nguồn tin giấu tên cho biết, các nhân viên đã làm trên 5 năm tại Huawei đều có đủ điều kiện tham gia vào chương trình này.
Chương trình bán quyền sở hữu công ty cho nhân viên này đã được Huawei thực hiện từ khi họ thành lập công ty vào năm 1987, thời điểm ông Nhậm bắt đầu bán các bản chuyển mạch điện thoại ở Trung Quốc. Với cổ phần của mình, mỗi nhân viên sẽ được công ty chia sẻ lợi nhuận hàng năm của mình với tỷ lệ cổ tức 13,3% vào năm 2018.
Theo tuyên bố của mình, 100% công ty tại Thâm Quyến này thuộc sở hữu của 104.572 nhân viên, bao gồm cả nhà sáng lập và CEO Nhậm Chính Phi. Tính đến cuối năm ngoái, họ có khoảng 194.000 nhân viên trên toàn cầu.
Chương trình gọi vốn nội bộ của công ty được đưa ra vào thời điểm Huawei đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng từ chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn công ty này tham gia vào các dự án hạ tầng mạng 5G trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, bằng cách nới lỏng chính sách mua cổ phần công ty, Huawei đã tìm ra một cách mới để huy động vốn cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển của mình. Cách thức này cũng giúp công ty giữ chân các tài năng giữa bối cảnh khó khăn hiện tại, các nguồn tin cho biết.
Mức giá của mỗi cổ phần trong kế hoạch này được tính toán dựa trên giá trị tài sản của Huawei từ năm trước đó chia cho mỗi cổ phần. Theo dữ liệu công ty, mỗi cổ phần trong năm 2019 có giá là 7,85 Nhân dân tệ (khoảng 1,15 USD), tương đương mức tăng 45% so với con số 5,42 Nhân dân tệ trong năm 2010.
Theo quy định của công ty, các cổ phần này không được bán ra ngoài hay bán cho nhau, mà chỉ có thể bán lại cho công đoàn của Huawei. Những nhân viên nghỉ hưu cũng có cổ phần này, nhưng những người nghỉ việc khỏi Huawei sẽ phải bán lại cổ phần của họ nếu họ đã làm cho công ty trong chưa tới 8 năm.
Tổng ngân sách nghiên cứu và phát triển của Huawei trong năm 2019 đạt mức 131,7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 19,2 tỷ USD), chiếm đến 15,3% tổng doanh thu của họ. Con số này đưa Huawei trở thành công ty công nghệ chi tiêu cho R&D nhiều thứ 5 trên toàn cầu. Mức đầu tư lớn này giúp họ có được 16.243 bằng sáng chế trên toàn cầu, trong tổng số 85.000 bằng sáng chế khác nhau về các công nghệ viễn thông.
Qualcomm xin Mỹ cấp phép bán chip cho điện thoại Huawei Báo cáo từ Wall Street Journal cho biết Qualcomm đang vận động chính phủ Mỹ loại bỏ các hạn chế, và cho phép họ bán chip Snapdragon cho Huawei. Cấp phép cho Qualcomm có thể làm suy yếu lệnh cấm mà Mỹ đang áp dụng vào Huawei Theo Engadget, báo cáo nói rằng lệnh cấm sẽ không ngăn cản được Huawei mua các...