Thở thế nào là đúng cách?
Thở đúng cách giúp chúng ta tránh được các vết thương mãn tính, chứng táo bón, các vấn đề về da, lo lắng, mất ngủ. Nhưng thở thế nào là đúng cách?
Abhishek Sharma (giáo viên Yoga) cho biết: “Thở là khía cạnh quan trọng nhất trong việc giữ gìn sức khỏe. Hầu hết mọi người đều thở rất nông gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Học cách thở sâu có thể tăng cường sức khỏe rất nhiều”.
Trong quyển sách “Breathe” (hơi thở) của mình, nhà tâm lý học, Belisa Vranich viết: “Mọi người cần biết hơi thở diễn ra trong bụng chứ không phải ở lỗ mũi, đó là lý do tại sao bạn cần thở sâu mỗi ngày. Nếu luyện tập thở sâu đều đăn có thể làm tăng dung tích của phổi, làm tăng lượng máu lên não, cơ thể khỏe mạnh sẽ làm bạn hạnh phúc”.
Thở đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh và sảng khoái. Hình minh họa
Bạn hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia khi thử 3 cách thở đúng sau đây:
Phương pháp 1: Hít vào thật sâu, sau đó thở ra bằng cách phát âm OM kéo dài, điều này sẽ làm hơi thở ra của bạn tự động kéo dài. Hãy cảm nhận âm thanh “Ohhh…” rung động qua lồng ngực và tiếng “Mmmm…” rung lên trong hốc mũi.
Phương pháp 2: Hơi thở Ujjayi trong tiếng Phạn được biết đến là “hơi thở chiến thắng”. Cổ họng bạn co thắt nhẹ và thở ra chậm rãi từng tý một. Chú ý âm thanh phát ra qua cuống họng giống như tiếng huýt sáo hoặc tiếng sóng vỗ khi ở xa.
Phương pháp 3: Thở tuần tự từng lỗ mũi, còn gọi là Pranayama. Phương pháp này cho phép hai bên não “phối hợp” với nhau. Khi bạn ấn lỗ mũi bên phải hãy để hơi thở thoát ra bên trái, khí oxy sẽ tiếp cận bên phần não trái của bạn. Ngược lại, khi bạn ấn lỗ mũi bên trái, oxy sẽ lên não bên phải.
Theo Plo
Video đang HOT
4 triệu chứng 'bệnh ngầm' bạn không nên chủ quan
Một số biểu hiện bệnh diễn ra thất thường hoặc quá thường xuyên có thể là tín hiệu cảnh báo "bệnh ngầm" nào đó mà cơ thể bạn đang mắc phải.
Nhịp sống nhanh khiến con người thường bỏ qua những triệu chứng mang tính "tạm thời" bởi nó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thậm chí thường xuyên đến nỗi được cho là bình thường! Tuy nhiên trên thực tế, đây có thể là tín hiệu SOS của cơ thể đối với một chứng "bệnh ngầm" nào đó mà bạn không thể chủ quan.
1. Ngáy ngay sau khi vừa ngủ
Triệu chứng: Chỉ cần đặt lưng xuống giường hay bất cứ chỗ nào là có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Có người còn ngáy đều đều như đang trong giấc ngủ sâu.
Bệnh ngầm: Thiếu oxy não hoặc chứng ngưng hô hấp tạm thời.
Theo các bác sĩ cho biết, người dễ ngủ như thế thường bị hiểu lầm là có sức khỏe tốt, bởi vì họ rất dễ ngủ trong khi không ít người phải khốn khổ vì tình trạng khó ngủ. Thực tế, người ngủ nhanh rất dễ rơi vào trạng thái não thiếu oxy và thiếu máu.
Một nghiên cứu của trường Đại học Emory (Mỹ) còn cho thấy, những người vừa nằm xuống đã ngủ còn có thể xuất hiện tình trạng ngưng hô hấp tạm thời trong giấc ngủ. Hiện tượng này sẽ khiến huyết áp tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Trừ trường hợp công việc trong ngày quá mệt mỏi khiến cơ thể cạn năng lượng nên dễ chìm vào giấc ngủ, những trường hợp lao động bình thường mà vẫn ngủ nhanh chóng đều đặn thì nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Bạn sẽ được kiểm tra để xác định xem có mắc chứng ngưng hô hấp tạm thời hay thiếu oxy não bởi chứng phù não, chức năng tuyến giáp thấp hoặc mất cân bằng nội tiết và khả năng trao đổi chất hay không.
Ảnh minh họa
2. Không chịu được cơn đói
Triệu chứng: Đói bụng khiến bạn không thoải mái nhưng hãy cẩn thận nếu kèm theo đó là những triệu chứng như bồn chồn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, toàn thân kiệt sức...
Bệnh ngầm: Các vấn đề liên quan đến chức năng gan, thận, dạ dày và cả tiểu đường.
Khi đói, lượng đường trong máu giảm xuống và cơ thể sẽ phát ra tín hiệu nhắc nhở bạn kịp thời bổ sung năng lượng. Trong tình trạng sức khỏe tốt, con người vẫn có thể chịu được cơn đói bụng trong một thời gian ngắn do gan sẽ làm nhiệm vụ phân tích Glycogen để cung cấp tạm thời đường huyết.
Tuy nhiên, một số người thường xuất hiện những triệu chứng không thể chịu đói được như bồn chồn khó thở và đổ nhiều mồ hôi lạnh. Tình trạng này có thể là báo động khi chức năng gan có vấn đề, cho nên gan không thể phân giải Glycogen một cách bình thường được. Ngoài ra, có thể nguyên nhân lại nằm ở hệ tiêu hóa do không hấp thu được dưỡng chất, hoặc do chứng bệnh tiểu đường khiến cơ thể như bị mất sức khi đói.
Do đó, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu thường rơi vào tình trạng không thể chịu nổi khi đói bụng.
Ảnh minh họa
3. Nước vào là "ra" ngay
Triệu chứng: Uống nước sẽ khiến cơ thể có nhu cầu tiểu tiện. Đây là hoạt động sinh lý rất bình thường. Tuy nhiên có những người rất khổ sở bởi thường xuyên rơi vào tình trạng vừa uống nước xong là phải đi tiểu ngay. Đồng thời số lần đi tiểu cũng nhiều hơn người khác.
Bệnh ngầm: Trừ trường hợp bạn đã uống quá nhiều nước khiến cho cơ thể cần thải ra nhanh hơn, nếu không thì khả năng bệnh sẽ nằm ở các bệnh về đường tiết niệu.
Đối với người phải đi tiểu ngay sau khi vừa uống nước, nguyên nhân có thể do các bệnh tiểu đường, thận, viêm đường tiểu, dung tích bàng quang bị co hẹp... gây ra. Do đó, nếu có thêm triệu chứng đau buốt khi tiểu hoặc tiểu nhiều lần thì nên đến khoa tiết niệu ở các bệnh viện để kịp thời điều trị.
Ảnh minh họa
4. "Khó ở" khi trời lạnh
Triệu chứng: Thời tiết vừa trở lạnh thì các khớp xương đồng loạt "biểu tình" và toàn thân như bị mất sức.
Bệnh ngầm: Khả năng đây là tiền thân của các chứng bệnh như viêm khớp, thậm chí có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm thận.
Khi trời lạnh, nhiều người phải dung đến thuốc vì cảm giác xương khớp trong cơ thể đau nhức, có khi còn sưng phù. Đến khi nhiệt độ ấm hơn thì các triệu chứng này cũng dần khỏi. Nhiều người cứ nghĩ đây là "bệnh thời tiết".
Trên thực tế, đúng là nó có liên quan đến sự thay đổi thời tiết, nhưng hoàn toàn nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Tình trạng đau nhức xương khi trời lạnh này có thể là dự báo của bệnh viêm khớp, loãng xương, nặng hơn là viêm thận, viêm cơ tim... Do đó, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra sớm chứ không nên chủ quan "đổ thừa" cho thời tiết.
Theo Ttvn
Mẹo sử dụng thực phẩm đông lạnh an toàn mẹ nên biết Hãy là người nội trợ đảm đang và biết cách sử dụng đông lạnh để không hại cho sức khỏe cả gia đình. Sử dụng đồ đông lạnh cũng phải biết cách mới tốt cho sức khỏe. Mua ở đâu Người đi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải biết rõ mình mua ở đâu (siêu thị, cửa hàng thực phẩm có...