Thợ săn dùng chiếc bẫy “thần thánh” này có thể tóm gọn cả đàn chuột
Nhằm bảo vệ mùa màng và cải thiện bữa ăn cho gia đình, người Thái có cách diệt chuột khá hữu hiệu là dùng bẫy đập.
Bẫy đập là một trong những phương thức được người Thái ưa chuộng để săn các loài thú vật vì bỏ ít công, sử dụng lâu dài và không gây nguy hại đến người và các loài vật nuôi. Ảnh: Hồ Phương
Một người thợ chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành một chiếc bẫy đập. Để tăng tính hiệu quả người Thái thường dựng rất nhiều chiếc bẫy đập gần nhau. Thông thường, mỗi một khu vực được đặt từ 10 đến 20 chiếc bẫy. Mỗi chiếc bẫy cách nhau từ 10m đến 20m. Ảnh: Hồ Phương
Việc khó nhất khi tạo nên chiếc bẫy đập hữu hiệu đó chính là chiếc lưỡi gà. Lưỡi gà càng nhạy thì hiệu quả của chiếc bẫy càng cao. Khi con vật đè nhẹ lên lưỡi gà thì chiếc bẫy sẽ hoạt động và con vật sẽ bị sập bẫy. Ảnh: Hồ Phương
Bẫy đập được người Thái chủ yếu dùng để săn chuột. Nếu chuột đi theo đàn, bẫy này có thể bắt gần hết. Ảnh: Hồ Phương
Video đang HOT
Tuổi thọ mỗi chiếc bẫy đập thường từ 3-5 năm. Ảnh: Hồ Phương
Bẫy đập gắn bó với những cánh rừng và mùa lúa rẫy của người dân miền núi Nghệ An. Ảnh: Hồ Phương
Theo Hồ Phương (Báo Nghệ An)
Ảnh: Những chiêu độc tận diệt chim trời ở Thừa Thiên - Huế
Dùng cò giả, thậm chí khâu mắt cò thật, buộc vào cọc tre là cách mà cánh thợ săn ở Thừa Thiên - Huế sử dụng để tận diệt loài chim này.
Hằng năm, sau mùa thu hoạch lúa, nước được đưa vào thau chua rửa mặn thì cũng là lúc cánh thợ săn ở Thừa Thiên - Huế đặt hàng trăm chiếc bẫy để tận diệt các loài chim, cò.
Tại cánh đồng ngập nước Bao Vinh, nơi giáp ranh giữa phường Hương Sơ (TP Huế) với xã Hương Toàn, Hương Vinh (thị xã Hương Trà), chim giả được đặt để nhừ con thật sập bẫy.
'Chim mồi" được làm bằng xốp trắng, nhìn từ xa giống như đàn cò đậu trắng trên cánh đồng.
Một số nơi, cánh thợ săn còn dùng những con chim thật đã khâu mắt, buộc vào cọc tre rồi đặt dưới ruộng để 'dụ' đồng loại.
Gần mỗi con chim mồi là những chiếc bẫy được nguỵ trang dưới một lớp cỏ.
Vấn nạn trên đã có từ lâu nhưng địa phương chưa có hình thức để ngăn chặn. Những cánh đồng của thị xã Hương Thuỷ, huyện Phú Lộc... trở thành nơi tận diệt các loài chim trời, chủ yếu là cò.
Một thợ săn chim trời cho biết, trung bình mỗi ngày người này bẫy được 15 - 20 con và bán trực tiếp cho khách tại ruộng.
Tuỳ vào số lượng, giá sẽ thay đổi, bình quân một cặp cò trắng có giá 60.000 đồng.
Đối với cò bị sập bẫy kẹp vào ban đêm và chết, thợ săn sẽ vặt lông bán cho thương lái hoặc chờ những chủ quán nhậu trực tiếp đến nhà mua.
Lông cò trắng xoá cả một cánh đồng.
THÁI BÌNH
Theo VTC
Săn loài ong 'đốt thần ngã ngửa', nghề trêu ngươi 'thần chết' Người Nghệ có câu: "Ong vẽ đốt mẻ nồi rang, ong vang đốt vàng mắt nghệ, ong chần đốt thần ngã ngửa". Ngụ ý rằng, ong chần là loài hung dữ, độc tố mạnh đến nỗi đốt thần thánh ngã ngửa. Vậy nhưng, vì mưu sinh, không ít người chấp nhận đối diện với tử thần. Trêu ngươi "thần chết" Thợ săn ong...