Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận Hy Lạp hơn 2.000 lần
Báo Protothema của Hy Lạp ngày 25.11 đưa tin, Thổ Nhĩ kỳ đã xâm phạm không phận nước này 2.244 lần chỉ trong năm ngoái. Ngay sau đó, cư dân mạng Hy Lạp ồ ạt chia sẻ thông tin trên và đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu nước này cũng bắn rơi các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận như nước này đã làm với Su-24 của Nga.
Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Một bộ phận cư dân mạng Hy Lạp đang tỏ ra bất bình với việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga với cáo buộc vi phạm không phận nước này ngày 24.11.
Nhiều người bình luận rằng, rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng tiêu chuẩn kép trong vụ bắn hạ máy bay Nga trong khi máy bay của nước này đã vi phạm không phận Hy Lạp tới 2.244 lần trong năm ngoái. (Tiêu chuẩn kép là một thuật ngữ có tính phê phán chỉ việc nhìn nhận theo hai cách khác nhau cho cùng một sự việc của một người, một nhóm hay một cộng đồng).
Theo đó, cư dân mạng Hy Lạp đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp cũng bắn rơi các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận nước này một cách cực kỳ thường xuyên?Ngày 25.11, báo Protothema dẫn thống kê của Đại học Thessaly dựa trên số liệu của quân đội Hy Lạp cho hay, các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận nước này 2.244 lần năm ngoái tăng 636 lần so với năm 2013.
Biểu đồ số lượng các vụ xâm phạm không phận Hy Lạp của Thổ Nhĩ Kỳ các năm theo số liệu của quân đội Hy Lạp.
“Người Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng củng cố chủ quyền trên quần đảo đang tranh chấp và cố tìm cách buộc Hy Lạp ngồi vào bàn đàm phán. Điều đáng quan ngại nhất là các chuyến bay thấp, thường bằng máy bay trực thăng (của Thổ Nhĩ Kỳ) trên quần đảo này”, ông Thanos Dokos, Chủ tịch Quỹ Chính sách châu Âu và nước ngoài Hellenic nhấn mạnh.
Athens cáo buộc, Ankara vi phạm không phận 16 km xung quanh quần đảo tranh chấp Aegean, dẫn đến nhiều cuộc đụng độ giữa máy bay Hy Lạp và máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập khu vực.
Video đang HOT
Từ tháng 1 đến tháng 10.2015, không phận Hy Lạp đã bị xâm phạm 1.233 lần, theo Bộ Chỉ huy của Không quân Hy Lạp. Truyền thông Hy Lạp bình luận, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đang lợi dụng sự khó khăn kinh tế của Hy Lạp để lấn lướt. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đều là thành viên của NATO và đang có tranh chấp lãnh thổ quần đảo Aegean.
Ngoài ra, không chỉ xâm phạm không phận Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ còn nhiều lần xâm phạm lãnh hải nước này, theo truyền thông Hy Lạp.
Từ tháng 1 đến tháng 7, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm vào vùng biển của Hy Lạp 175 lần. Đặc biệt là hồi tháng 6, tàu Hải quân Gelibolu của Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên “tuần tra” bên trong lãnh hải của Hy Lạp – khiến chính phủ và dư luận nước này phẫn nộ.
Sĩ quan quân đội Hy Lạp đang theo dõi radar của hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở căn cứ không quân Tatoi, phía bắc Athens.
Ngày 24.11, ngay sau khi máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikas Kotzias đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để bày tỏ sự ủng hộ của Athens đối với Moscow.
“Athens ủng hộ những tuyên bố của Tổng thống Nga về các hành vi khiêu khích, thù địch của Ankara”, RIA Novosti dẫn lời ông Nikas Kotzias nhấn mạnh. Ông Nikas Kotzias cũng nhấn mạnh rằng, Athens hiểu rõ những hành vi khiêu khích của Ankara bởi nước này thường xuyên xâm phạm không phận Hy Lạp trong nhiều năm qua.
Trong khi đó, trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25.11 cáo buộc, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga dường như là hành vi khiêu khích đã được lên kế hoạch trước. Ông Lavrov cũng nhấn mạnh, nhiều bạn bè quốc tế của Nga cũng nhận định, vụ bắn hạ rõ ràng “là một cuộc phục kích”.
Theo Danviet
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp ra lệnh bắn hạ Su-24 Nga
Vụ việc diễn ra trong vòng 17 giây, và quyết định chóng vánh của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khiến người Nga đặt câu hỏi về một kịch bản dàn dựng sẵn.
Vài giờ sau khi vụ rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga xảy ra, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã khẳng định máy bay Nga xâm phạm không phận nước này.
"Chúng tôi không muốn tình huống này xảy ra, nhưng bất kì nước nào cũng phải tôn trọng quyền được tự vệ chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Erdogan trả lời trên báo cho hay. Ông cho biết hành động quân sự vừa rồi là "phù hợp với các quy định của Thổ Nhĩ Kỳ".
Nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ rằng vụ việc xảy ra do hiểu lầm nhất thời. Thủ tướng đương nhiệm Davutoglu trong ngày hôm qua (25.11) đã lên tiếng chịu trách nhiệm trực tiếp vụ cho phép bắn hạ máy bay Nga.
Máy bay ném bom chiến lược Su-24M bị chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
"Chiếc máy bay bất chấp mọi cảnh báo nên chúng tôi buộc phải bắn hạ chiếc Su-24 vi phạm không phận", ông Davutoglu phát biểu trong một cuộc họp với Đảng Công lý và Phát triển mà ông cầm quyền. "Lực lượng tự vệ Thổ Nhĩ Kỳ đã nghe lệnh trực tiếp do tôi chỉ huy".
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao ông Davutoglu lại ra quyết định vội vàng này. Theo văn bản tường trình và giải thích vụ việc mà Thổ Nhĩ Kỳ gửi trực tiếp cho Hội đồng Bảo an, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo máy bay ném bom của Nga liên tục trong 5 phút trước khi bắn tên lửa.
Bộ Ngoại giao Nga cung cấp bằng chứng cho thấy máy bay ném bom Su-24 không hề vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, chính quyền Ankara cho biết vụ vi phạm không phận diễn ra chỉ trong 17 giây.
Thủ tướng Davutoglu là người trực tiếp ra lệnh bắn hạ chiếc Su-24M của Nga.
Vụ việc xảy ra chỉ trong 17 giây nhưng mọi thông tin, diễn biến vụ việc và nhận lệnh trực tiếp từ Thủ tướng Davutoglu được thực hiện. Đây là một dấu hỏi lớn vẫn chưa có lời giải đáp.
Tuyên bố của ông Davutoglu làm chắc chắn thêm cơ sở bình luận của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rằng vụ việc này có dấu hiệu dàn dựng sẵn.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng đây không phải là sự việc vô tình. Đó là một âm mưu được lên kế hoạch cẩn thận", ông nói. "Chúng tôi không muốn gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Thái độ của chúng tôi với người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không hề thay đổi. Chúng tôi chỉ đặt câu hỏi dành cho lãnh đạo nước này".
Các đồng minh trong khối NATO đã kêu gọi các bên bình tĩnh và giữ kiềm chế.
"Chúng tôi kêu gọi một sự bình tĩnh và giảm leo thang căng thẳng", Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg phát biểu trong buổi họp báo ở Brussels (Bỉ) hôm thứ Ba vừa qua. "Các giải pháp ngoại giao và giảm căng thẳng là rất cần thiết để giải quyết tình thế hiện nay".
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết: "Điều cần thiết nhất bây giờ là chính quyền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể đàm phán chính xác chuyện gì đã xảy ra và giảm mọi nguy cơ leo thang quân sự".
Một phi công đã bị giết do phe nổi dậy Syria bắn chết. Người còn lại, Konstantin Murahtin đã được giải cứu. Murahtin khẳng định chiếc Su-24 không hề xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và bác bỏ tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các cảnh báo.
Tổng thống Putin tuyên bố vụ việc là "đâm sau lưng bởi chính kẻ đồng lõa của khủng bố".
Theo Danviet
Quan chức Nga: NATO ngầm ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 Ankara tuyên bố, máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga bị bắn hạ vì xâm phạm không phận nước này trong 17 giây. Đáp lại, Moscow khẳng định, Su-24 chưa từng bay vào bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ, ngược lại, các chiến đấu cơ F-16 của nước này đã xâm phạm không phận Syria Su-24 Nga bay vào không phận Thổ...