Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đạt được thỏa thuận mới để tăng xuất khẩu khí đốt
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí về một thỏa thuận mới nhằm tăng cường xuất khẩu khí đốt giữa hai quốc gia láng giềng.
Iran là một trong những nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Sabah ngày 24/10 dẫn lời Mohammad Reza Julaei, người đứng đầu các hoạt động điều phối tại Công ty Khí đốt Quốc gia Iran (NIGC), cho biết các bên liên quan ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã đồng ý về một thỏa thuận mới để thúc đẩy xuất khẩu khí đốt từ Tehran cho Ankara và các khía cạnh kỹ thuật của quá trình này sẽ được hoàn thành trong những tháng tới.
“Theo thỏa thuận, tất cả các hoạt động kỹ thuật, vận hành và điều hành xuất khẩu khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thực hiện trong 6 tháng tới với sự phối hợp của cả hai bên”, ông Julaei nêu rõ.
Thỏa thuận trên được công bố sau cuộc họp giữa các quan chức của nhà nhập khẩu năng lượng quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ BOTAS và NIGC. Ông Julaei cho biết theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ phối hợp về các kế hoạch vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ cùng một số vấn đề khác liên quan đến xuất khẩu khí đốt.
Video đang HOT
Thỏa thuận được nêu ra khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji và Bộ trưởng Tài nguyên và Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Dnmez gặp nhau tại thủ đô Ankara hôm 22/10.
Iran là một trong những nguồn cung khí đốt quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài Nga và Azerbaijan. Ankara cũng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar, Nigeria, Na Uy, Algeria và Mỹ.
Theo số liệu chính thức, mức tiêu thụ khí đốt hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ 48 tỷ mét khối khí đốt (bcm) vào năm 2020 lên mức kỷ lục 60 bcm vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 62 bcm đến 63 bcm trong năm nay.
Iran hiện xuất khẩu khoảng 10 bcm hàng năm cho Thổ Nhĩ Kỳ, theo một thỏa thuận kéo dài 25 năm được ký kết vào năm 2001.
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi các quốc gia phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nhiều nước, trong đó có Iran, một động thái mà Ankara cho là sẽ làm dịu cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột Nga – Ukraine.
“Hãy dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này nếu các bạn muốn giá giảm, hãy gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với các quốc gia sẽ cung cấp sản phẩm của họ ra thị trường”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuşoğlu nói.
Iran đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ khi các cuộc đàm phán giữa Tehran và Washington về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 bị đình trệ.
Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Nga, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng để tăng xuất khẩu, hiện chỉ giới hạn xuất khẩu ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc Moskva cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh căng thẳng về Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu lục, với việc người tiêu dùng và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cao khi mùa Đông đến gần.
Iran dự định xuất khẩu 40 tuốc bin khí đốt sang Nga
Iran vừa ký hợp đồng với Nga để xuất khẩu 40 tuốc bin khí đốt sản xuất nội địa sang Nga.
Hãng thông tấn Shana thuộc Bộ Dầu mỏ Iran dẫn lời ông Reza Noshadi, người đứng đầu Công ty Phát triển và Kỹ thuật Khí đốt Iran, cho biết Iran hiện có khả năng đáp ứng 85% nhu cầu nội địa về thiết bị và cơ sở khí đốt. Sản lượng khí đốt của nước này đã tăng gấp đôi bất chấp lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ.
Trong những năm gần đây, Iran và Nga đã mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau. Vào tháng 7/2022, hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ, theo đó Nga dự kiến sẽ đầu tư khoảng 40 tỷ USD vào ngành công nghiệp dầu khí của Iran.
Cuối tháng Bảy năm nay, Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran Ali Salehabadi thông báo rằng Sở giao dịch chứng khoán Tehran đã khởi động giao dịch bằng đồng rial-ruble. Khoảng một tháng sau, ông cho biết Tehran và Moskva sẽ mở rộng việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch sang các lĩnh vực thương mại song phương khác.
Vào cuối tháng 8/2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga và Iran đang hoàn thiện một văn kiện toàn diện về hợp tác giữa hai nước. Tại một cuộc họp chung sau cuộc gặp với người đồng cấp phía Iran Hossein Amir - Abdollahian ở Moskva, Ngoại trưởng Lavrov nói: "Chúng tôi hài lòng với đà phát triển đang diễn ra của quan hệ song phương Nga-Iran. Chúng đang đạt đến một cấp độ chất lượng mới, điều này sẽ được ấn định trong một thỏa thuận lớn giữa hai nước" .
Hồ nước lớn nhất Trung Đông 'kêu cứu' Ngày 6/9, một quan chức môi trường của Iran cảnh báo hồ Urmia của nước này có nguy cơ cạn trơ đáy nếu những nỗ lực phục hồi hồ này không được ưu tiên hơn so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại khu vực đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng. Hồ Urmia. Ảnh: ncr-iran.org Trao đổi với phóng viên hãng...