Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập Đại sứ Mỹ sau quyết định gây tranh cãi của Hạ viện
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 30-10 triệu tập Đại sứ Mỹ sau khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật cho rằng vụ giết người hàng loạt ở Armenia hơn một thế kỷ trước là diệt chủng và kêu gọi trừng phạt Ankara vì tấn công vào Syria.
Chiến dịch tấn công vào Syria của Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa: Getty Images.
Hãng tin nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Đại sứ Mỹ David Satterfield đã được Bộ Ngoại giao nước này triệu tập.
Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận rằng nhiều người Armenia sống trong thời kỳ đế chế Ottoman đã bị giết hại trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất, nhưng phủ nhận rằng các vụ giết người được dàn dựng một cách có hệ thống và cấu thành tội diệt chủng.
Video đang HOT
Trước đó, với 403 phiếu thuận và 16 phiếu chống, ngày 29-10, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật áp đặt trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan chiến dịch quân sự tấn công lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria.
Nội dung của dự luật bao gồm cấm bán vũ khí của Mỹ cho Ankara phục vụ chiến dịch tại Syria; xác định vai trò của các quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch này và đưa ra các biện pháp hạn chế đối với các nhân vật này; trừng phạt các đối tượng nước ngoài cung cấp vũ khí cho các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Dự luật cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đã được gỡ bỏ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn mở ra việc lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực biên giới mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu thiết lập vùng an toàn.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh mẽ lên án động thái trên của Hạ viện Mỹ, cho rằng quyết định này không phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn giữa Ankara và Washington đạt được hôm 17-10.
Bộ này kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump có các biện pháp tránh làm tổn hại thêm quan hệ song phương giữa hai nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn
Hạ viện Mỹ công nhận "diệt chủng Armenia", quan hệ Mỹ-Thổ thêm rạn nứt
Hạ viện Mỹ vừa tiến hành bỏ phiếu thông qua với đa số phiếu nghị quyết công nhận "vụ diệt chủng người Armenia".
Dù không mang tính ràng buộc, văn kiện này lại có ý nghĩa biểu tượng cao và có thể làm rạn nứt hơn nữa mối quan vốn đang lung lay giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là lần đầu tiên một nghị quyết như thế được thông qua tại phiên họp toàn thể của một viện Quốc hội Mỹ. Với 405 phiếu ủng hộ so với 11 phiếu chống, văn kiện cũng là sự đồng thuận hiếm hoi mà các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức ra tuyên bố phản đối, lên án mạnh mẽ cuộc bỏ phiếu tại Mỹ và cho rằng, quốc gia đồng minh trong NATO này đang tìm cách biến những sự kiện lịch sử thành một vấn đề chính trị.
Về phần mình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thì hoan nghênh cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Hạ viện Mỹ, cho rằng nghị quyết là một bước đi táo bạo hướng tới sự thật và công lý lịch sử.
Những tranh cãi lịch sử xung quanh vụ thảm sát người Armenia thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất vẫn phủ bóng đen lên quan hệ giữa hai nước Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ. Armenia cho rằng có khoảng 1,5 triệu công dân nước này đã bị giết hại trong cuộc chiến tranh này. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn bác bỏ vụ thảm sát, cầm tù và trục xuất cưỡng ép đối với người Armenia từ năm 1915 và sau đó leo thang thành vụ diệt chủng dưới Đế chế Ottoman ngày 24/4/1915.
Hạ viện Mỹ cùng ngày cũng thông qua dự luật yêu cầu trừng phạt nhằm vào các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới chiến dịch quân sự tại Syria mới đây, cùng với một ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo Thu Hoài/VOV1 biên dịch
AFP
Lực lượng Mỹ được trực thăng hộ tống di chuyển đến Deir ez-Zor Nhóm phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách đưa tin về tình hình miền Bắc Syria nói rằng, họ không hiểu về hoạt động quân sự của Mỹ trong thời gian gần đây. Đoàn xe của quân đội Mỹ Trước đó, Mỹ đã rút toàn bộ lực lượng ở miền Bắc Syria sang nước láng giềng Iraq. Giờ đây, họ lại quyết định...