Thổ Nhĩ Kỳ triệu đại sứ Thụy Điển về ‘tuyên truyền khủng bố’
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chặn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển (và Phần Lan), đặc biệt cáo buộc Thụy Điển là nơi ẩn náu của “những kẻ khủng bố”.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều khu vực người Kurd ở Syria mà họ cho là nơi trú ẩn của “khủng bố’ Ảnh: aa.com.tr
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/11 đã triệu tập Đại sứ Thụy Điển tại Ankara liên quan đến việc tuyên truyền khủng bố nhằm vào Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom để lên án về vụ việc trên, kêu gọi điều tra và nhắc lại yêu cầu Stockholm thực hiện “các bước cụ thể” chống lại các nhóm khủng bố.
Vụ việc trên diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công khủng bố ngày 14/11 tại phố Istiklal sầm uất của Istanbul khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và 81 người bị thương, cũng như ba vụ tấn công bằng đạn pháo mà Ankara cáo buộc là của chi nhánh thuộc đảng Công nhân Kurd (PKK) và lực lượng dân quân YPG người Kurd ở Syria vào khu vực biến giới phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến ít nhất ba dân thường thiệt mạng và 14 người khác bị thương, trong đó có 8 nhân viên an ninh.
Video đang HOT
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát động “Chiến dịch Claw-Sword” vào đêm 19/11 với ý định loại bỏ nơi ẩn náu của những nhóm trên ở miền Bắc Iraq và Syria. Bộ Quốc phòng nước này xác nhận các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công trực tiếp vào ít nhất 89 mục tiêu kể từ đó.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bất đồng với Thụy Điển và Phần Lan về đơn xin gia nhập NATO. Hai nước Bắc Âu này đã từ bỏ chính sách không liên kết truyền thống và xin gia nhập liên minh quân sự sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, nhưng Ankara đã chặn việc gia nhập của họ, đặc biệt cáo buộc Thụy Điển là nơi ẩn náu của “những kẻ khủng bố”.
Gần đây, Thụy Điển đã thực hiện các bước để tìm kiếm sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi các bên đạt được thỏa thuận vào tháng 6 yêu cầu họ không hỗ trợ cho PKK và các chi nhánh của nó, hoặc tổ chức Glenist (FET), nhóm bị cáo buộc đứng sau vụ đảo chính nhưng thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016.
Gần đây nhất, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một sửa đổi hiến pháp cho phép đưa ra các luật mới nhằm “hạn chế quyền tự do lập hội khi nói đến việc tham gia hoặc hỗ trợ khủng bố” và cho phép “hình sự hóa mạnh mẽ hơn việc tham gia vào một tổ chức khủng bố”. Thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023.
Đầu tháng này, Thủ tướng mới của Thụy Điển Ulf Kristersson đã đến thăm Ankara và cam kết nỗ lực chống lại các mối đe dọa khủng bố đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Ankara vẫn chưa tán thành việc gia nhập của cả Thụy Điển và Phần Lan, đồng thời hối thúc hai nước trấn áp PKK và FET.
Thụy Điển nhượng bộ về dẫn độ để đổi lấy sự ủng hộ gia nhập NATO
Thụy Điển đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông đến Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc đàm phán khó khăn để gia nhập NATO.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde. Ảnh: EPA
Chính phủ Thụy Điển mới đây đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông bị truy nã về Thổ Nhĩ Kỳ vì "tội lừa đảo". Đây là trường hợp đầu tiên kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu dẫn độ một số người để đổi lấy việc cho phép Stockholm chính thức xin gia nhập NATO.
Đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ quyền phủ quyết của mình đối với nỗ lực gia nhập liên minh phương Tây của Phần Lan và Thụy Điển vào tháng 6 sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, trong đó Ankara cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu chứa chấp những gì Thổ Nhĩ Kỳ coi là chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Là một phần của thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp danh sách những người mà họ muốn Thụy Điển dẫn độ, nhưng kể từ đó đã Ankara đã bày tỏ sự thất vọng vì không có tiến bộ.
Do đó, đối tượng trên sẽ là trường hợp đầu tiên được biết đến bị dẫn độ sang Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi thỏa thuận được ký kết.
"Đây là một vấn đề bình thường. Người bị dẫn độ là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ và bị kết án về tội lừa đảo ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013 và 2016", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thụy Điển Morgan Johansson cho biết.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Tư pháp Thụy Điển từ chối cho biết liệu người đàn ông này có nằm trong danh sách những người mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu dẫn độ hay không.
Trong một thỏa thuận được Thụy Điển và Phần Lan ký kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào cuối tháng 6, hai nước đã đồng ý xem xét các yêu cầu dẫn độ của Thổ Nhĩ Kỳ "một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng", theo tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng sau đó, cả hai nước Bắc Âu đều bác bỏ việc dẫn độ 19 người và không đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đối với 5 người khác, trong khi quá trình dẫn độ 9 người khác tiếp theo, với 2 người ở Phần Lan và 7 người ở Thụy Điển, vẫn đang diễn ra.
Cũng trong ngày 11/8, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt avuşoğlu cho biết Phần Lan và Thụy Điển vẫn chưa đáp ứng các cam kết phát sinh từ thỏa thuận ba bên đối với tiến trình gia nhập NATO, đồng thời thông báo cuộc họp theo cơ chế 3 bên giữa nước này với 2 nước Bắc Âu sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 26/8.
Ông avuşoğlu mô tả các nhà chức trách Thụy Điển và Phần Lan là "có thiện chí", nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những bước đi vững chắc. Theo ông avuşoğlu, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị tổ chức cuộc họp đầu tiên của cơ chế này vào tháng 7, nhưng các nước Bắc Âu đã trả lời sẽ tổ chức cuộc họp vào tháng 8 tới.
Dư luận Thụy Điển bất bình vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để được gia nhập NATO Chính phủ Thụy Điển đã bị chỉ trích vì nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy sự ủng hộ của Ankara đối với việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto chụp ảnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP Các...