Thổ Nhĩ Kỳ: Tour trải nghiệm cuộc sống của bộ lạc cuối cùng duy trì lối sống du mục thời 4.0 hút khách du lịch
Hành trình du mục có lịch sử hơn 1.000 năm vẫn được bộ lạc Sarıkeili Yrks (người Yrks) duy trì và thực hành cho tới nay, song song với các truyền thống văn hóa và “phong cách sống Yrk” – hạnh phúc giản đơn gắn với thiên nhiên hoang sơ.
Sarıkeili Yrks được coi là bộ lạc cuối cùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì lối sống du mục.
Hạnh phúc du mục giản đơn bên đàn gia súc của người Yrks
Bộ lạc Sarıkeili Yrks (Sarıkeili có nghĩa là Dê Vàng, Yrks là dân du mục Thổ Nhĩ Kỳ – thường được gọi là người Yrks) được coi là bộ lạc cuối cùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì lối sống du mục, bất chấp đà suy giảm các bộ lạc du mục trên thế giới do quá trình công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Họ chăn nuôi dê, cừu, lạc đà và đôi khi cả một số gia súc khác.
Người phụ nữ cưỡi ngựa dẫn đầu một gia đình Yrks bắt đầu hành trình du mục mùa Hè hôm 4/5/2021, từ Mersin lên vùng cao nguyên mát mẻ hơn.
Hơn nửa thế kỷ trước có khoảng 1.000 gia đình Yrks du mục trên thảo nguyên Anatolia, nhưng ngày nay số hộ gia đình Yrks đã giảm đi rất nhiều. Người Yrks hiện sống chủ yếu tại tỉnh Mersin ở trung tâm phía đông vùng bờ biển Địa Trung Hải thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phụ nữ đi bộ hôm 4/5, dẫn đàn gia súc di chuyển lên Konya và Karaman tránh nắng nóng mùa Hè.
Anatolia còn được gọi là “Tiểu Á”, là một bán đảo lớn ở vùng Tây Á và là phần nhô ra ở cực tây của lục địa châu Á. Anatolia chiếm phần lớn diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Sarıkeili Yrks được coi là bộ lạc duy nhất đại diện cho sự di cư của người Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Á, với động vật là nguồn sống chính của họ. Ngay cả vật liệu làm Kara fadir – loại lều bằng nỉ và len màu đen độc đáo của họ cũng được làm từ lông cừu hoặc lông dê.
Video đang HOT
Tại những nơi chăn thả gia súc trên cao nguyên, người Yrks ngày nay vẫn sống trong những chiếc lều len tối màu truyền thống gọi là Kara fadir.
Bữa ăn của người Yrks ngoài lúa mì và rau xanh thì thịt, bơ, pho mát và sữa chua đều là những sản phẩm do vật nuôi đem lại. Người Yrks còn bán dê, cừu cùng các sản phẩm chế biến từ sữa của chúng tại những nơi có chợ để mua các vật phẩm dự phòng cho mùa Đông.
Hành trình du mục giúp trẻ em Yrks có không gian thoáng đãng hơn để tận hưởng kỳ nghỉ Hè trên cao nguyên, trong khi phụ nữ Yrks làm được loại pho mát, sữa chua…thơm ngon hơn.
Theo tục lệ du mục, vào mùa Đông người Yrks sống trong khu trại ở tỉnh Mersin nơi có khí hậu ấm áp hơn. Mùa Hè họ di chuyển đàn gia súc tới chăn thả tại những đồng cỏ quanh Konya và Karaman ở vùng cao nguyên miền Trung Anatolia mát mẻ hơn để tránh nắng nóng.
Phụ nữ tạo nên “phong cách sống Yrk” độc lạ, rất hấp dẫn khách du lịch thời 4.0
Một nét quan trọng trong văn hóa truyền thống được bộ lạc Sarıkeili Yrks gìn giữ là “Boğaz Havası” (hay còn gọi là “Boğaz alma”, giống như kiểu “trò chơi bằng cổ họng”), được thực hiện bằng cách ấn ngón tay vào cổ họng khi hát để tạo ra âm thanh khác lạ.
Nét đẹp văn hóa truyền thống “Boğaz Havası” (hay còn gọi là “Boğaz alma”) được 2 phụ nữ đại diện cho 2 thế hệ người Yrks thể hiện. (Ảnh: researchgate.net)
Trọng tâm của mỗi bộ lạc là các đơn vị gia đình, với truyền thống kết hôn chỉ trong bộ tộc. Các chàng trai trẻ sống cùng cha mẹ cho tới khi kết hôn mới dọn ra lều riêng sống cùng vợ.
Những đứa trẻ sinh ra được cả bộ tộc nuôi dưỡng nên ai cũng được coi như cha mẹ của bé. Mặc dù cuộc sống du mục rất khó khăn và thường ở những nơi xa xôi, khó tiếp cận nhưng phần lớn trẻ em Yrks vẫn được đi học.
Cô dâu cùng tham gia vũ điệu hôn lễ của người Yrk.
Phụ nữ có vai trò nổi bật trong lối sống của người Yrk, được ví như “xương sống” của mỗi gia đình. Họ là những nhân vật chính tạo nên “phong cách sống Yrk” tuy vất vả nhưng đem lại niềm hạnh phúc giản đơn gắn với thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành… rất cuốn hút khách du lịch thời 4.0.
Trong khi đàn ông lo việc chăn nuôi gia súc thì phụ nữ đảm trách mọi phần việc còn lại như: dệt lều và túi yên ngựa, chăm sóc gia đình may quần áo, vắt sữa động vật, làm pho mát và sữa chua.
Hạnh phúc giản đơn của những người phụ nữ Yrks giữa thiên nhiên hoang sơ, bên gia đình và đàn gia súc.
Trước hành trình du mục có lịch sử từ hơn 1.000 năm trước, thường kéo dài khoảng từ 20-25 ngày vòng theo chân dãy núi Taurus, phụ nữ Yrks cũng là những người bận rộn nhất. Trong khi đàn ông dỡ lều chất lên lưng lạc đà thì họ lo chuẩn bị thực phẩm, đóng gói đồ đạc, chăm sóc đàn gia súc…
Khách du lịch thời 4.0 sau khi tới thành phố Istanbul, thường đi tiếp theo các tour trải nghiệm cuộc sống du mục của người Yrks.
Bí mật thang máy các khách sạn hạng sang trên thế giới
Pera Palace (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi nhà văn Agatha Christie từng ở, là khách sạn đầu tiên có thang máy điện tại Istanbul.
Nhiều chiếc thang máy nằm trong các khách sạn cao cấp trên thế giới đều có lịch sử nổi bật riêng.Khách sạn Pera Palaceở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi cóthang máy đầu tiên chạy bằng điện tại thủ đô Istanbul . Hiện nay, khách sạn vẫn hoạt động và thang máy ở đây từng chở một vị khách nổi tiếng, nhà văn trinh thám Agatha Christie lên và xuống căn phòng bà từng thuê.
Khách sạn Il San Pietro di Positano nằm trên một vách đá cao, bên bờ biển Amalfi, Italy. Tại đây có một chiếc thang máy xuyên qua các vách đá. Du khách có thể sử dụng nó bằng lối vào trên sân thượng, và dẫn bạn đến một hang động, cũng chính là lối vào câu lạc bộ bãi biển và nhà hàng của khách sạn.
Các bức tường trong thang máy tại Le Dokhans ở Paris, Pháp được bọc vải của Louis Vuitton. Điều này khiến nó được mệnh danh là chiếc thang máy đẹp nhất thế giới.
Thang máy cuối cùng có nhân viên điều hành ở London, Anh là tại khách sạn Claridge's. John Alves (trái) là người đảm nhiệm việc trông coi những thang máy chính, từ năm 2009. Ngoài ra, khách sạn có thang máy dùng riêng cho phụ nữ. Trong lịch sử, nơi này dành cho những du khách thuê phòng đi một mình, nhưng hiện nay quy tắc này không còn.
Tại Mỹ, 6 tháng máy ở East Miami có 6 biểu tượng Phương Đông cổ đại khác nhau, đại diện cho sức mạnh, dòng chảy và sự cân bằng. Các biểu tượng này được làm bằng đồng thau, gắn trên sàn. Tổng giám đốc Giovanni Beretta cho biết các bức tường được trang bị hàng trăm đèn led vô cực phản chiếu trong gương, "biến chuyến đi thang máy thành một chuyến du hành vũ trụ siêu thực. Thang máy của chúng tôi đã có thể trở thành thứ được đăng trên Instagram nhiều nhất ở Miami".
Khách sạn JW Marriott Singapore South Beach là nơi trưng bày một số các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, gồm cả bên trong thang máy dành cho khách. Màn hình ánh sáng luôn thay đổi trong thang máy để "đưa khách vào một hành trình kỳ diệu".
Khách sạn sang trọng J Hotel cao nhất thế giới trên đỉnh tháp Thượng Hải cao 632 m được mở cửa sau thời gian trì hoãn vì Covid-19 vào ngày 19/6. Thang máy đưa khách lên tòa nhà chọc trời hình xoắn ốc này có tốc độ 18 m/giây, tương đương hơn 60 km/h đến 165 phòng sang trọng. Đây cũng là một trong những thang máy trong khách sạn có vận tốc nhanh nhất thế giới.
Trong khi đó, tại khách sạn Kowloon Shangri La và Island Shangri La Hong Kong, thảm lót thang máy được thêu các thứ trong tuần. Những tấm thảm này được thay đều đặn vào nửa đêm mỗi ngày. Mavis Ko, giám đốc truyền thông tiếp thị, cho biết: "Đó chỉ là một động thái nhỏ để nhắc du khách về các ngày trong tuần, khi nhiều người trong số họ thường xuyên di chuyển liên tục qua các lục địa, múi giờ".
Loạt khách sạn hang động sang trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ Khách sạn trong hang động ở Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ) có thiết kế ấn tượng, kết hợp vẻ đẹp của hang động tự nhiên với loạt tiện nghi hiện đại, cao cấp. Khu vực Cappadocia ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng có mạng lưới hang động phức tạp. Nhiều thị trấn và làng mạc, như Goreme, tựa thành phố ẩn, với...