Thổ Nhĩ Kỳ tố hồi ký Bolton ‘đơm đặt’
Thổ Nhĩ Kỳ nói hồi ký của Bolton chứa nhiều thông tin gây hiểu nhầm, đơm đặt về các cuộc đối thoại giữa Trump với Tổng thống Erdogan.
“Cuốn sách của một cựu quan chức cấp cao Mỹ được xuất bản gần đây chứa đựng thông tin sai, một chiều và đơm đặt về cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Erdogan với Tổng thống Mỹ Donald Trump”, Fahrettin Altun, giám đốc truyền thông của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, hôm 24/6 đăng trên Twitter.
Altun nói thêm Erdogan và Trump đã nỗ lực rất nhiều để hàn gắn quan hệ hai nước và ông chủ Nhà Trắng đã “lắng nghe một đồng minh NATO quan trọng nhiều hơn một số chính quyền trước đây”.
Video đang HOT
Fahrettin Altun, giám đốc truyền thông của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, trong cuộc họp trực tuyến bàn về Covid-19 hôm 8/4. Ảnh: Daily Sabah.
Trong hồi ký “The Room Where It Happened: A White House Memoir” (Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng), Bolton viết rằng Erdogan đã đưa cho Trump một bản ghi nhớ, trong đó viết rằng ngân hàng quốc doanh Halkbank của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang bị phòng công tố Nam New York điều tra vì vi phạm lệnh trừng phạt Iran, hoàn toàn “vô tội”.
“Trump sau đó nói với Erdogan rằng ông ấy sẽ lo liệu mọi thứ, giải thích thêm rằng các công tố viên Nam New York không phải người của ông, mà được bổ nhiệm từ thời chính quyền Obama và vấn đề sẽ được giải quyết khi họ bị người của Trump thay thế”, Bolton viết.
Bộ Tư pháp Mỹ tuần trước thông báo đã thay thế công tố viên liên bang Geoffrey Berman phụ trách quận Nam New York, người đang điều tra luật sư riêng Rudolph Giuliani của Trump.
Căng thẳng giữa văn phòng của Berman và Bộ Tư pháp Mỹ gần đây gia tăng do nhiều vụ án, trong đó có những cáo trạng nhằm vào ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Halkbank.
Cuốn hồi ký của Bolton đang thu hút sự chú ý của dư luận khi tiết lộ những thông tin gây chấn động như Trump từng nhờ Trung Quốc giúp tái đắc cử hay ông không có năng lực thực hiện công việc ở Nhà Trắng. Chính quyền Trump đã nỗ lực ngăn cuốn sách được xuất bản nhưng không thành công. Tổng thống Mỹ trước đó đe dọa sẽ truy tố Bolton nếu hồi ký của ông chứa đựng các thông tin mật.
Nga hoan nghênh Mỹ giúp đạt được một lệnh ngừng bắn tại Libya
Ảnh hưởng của Mỹ đối với các bên xung đột ở Libya có thể giúp khởi động tiến trình hòa bình. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavro tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo ngày 17/6.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh cho biết Moskva sẽ hoan nghênh các nỗ lực của Mỹ sử dụng ảnh hưởng của họ để giúp đạt được một lệnh ngừng bắn tại Libya.
Ngày 15/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusolgu khẳng định không có bất đồng nào giữa nước này và Nga về các vấn đề liên quan cuộc xung đột ở Libya và hai bên sẽ tiếp tục cùng theo đuổi một lệnh ngừng bắn lâu dài tại quốc gia Bắc Phi này.
Trước đó 4 ngày, giới chức Mỹ lên tiếng kêu gọi một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ tại Libya, không tán thành đề xuất của đồng minh Ai Cập, đồng thời lên tiếng cảnh báo về số thường dân tử vong khi xung đột bùng phát trở lại.
Tháng Một vừa qua, Đức đã triệu tập Hội nghị hòa bình quốc tế về Libya tại Berlin thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan chính nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột đẫm máu cũng như đem lại hòa bình và ổn định cho Libya - cửa ngõ chính cho người di cư đến châu Âu. Kết thúc hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết tất cả các bên tham gia đã nhất trí về một giải pháp chính trị toàn diện để giải quyết cuộc xung đột.
Libya rơi vào tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Bạo lực gia tăng kể từ tháng 4/2019 khi lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli từ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) được LHQ công nhận. Số liệu thống kê mới nhất của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Libya (UNSMIL) cho thấy hơn 16.000 người Libya đã phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc đụng độ mới đây.
Thổ Nhĩ Kỳ không kích căn cứ của người Kurd ở Iraq Cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ đêm 14/6 nhắm vào các căn cứ của lực lượng người Kurd tại miền bắc Iraq, bao gồm cả thành trì Qandil. Các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công những mục tiêu của lực lượng người Kurd ở nhiều khu vực khác nhau tại miền bắc Iraq vào đêm 14/6 nhằm...