Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chiến dịch thanh trừng lớn sau đảo chính bất thành
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 15.8 cho biết nước này sẽ thông báo một sắc lệnh mới, trong đó tiếp tục quá trình sa thải các quan chức ở Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ, cũng như ở quân đội và lực lượng tuần duyên.
Một tháng sau cuộc đảo chính bất thành, các vụ bắt giữ vẫn diễn ra hàng ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp nội các hàng tuần, Phó Thủ tướng Numan Kurtulmus cũng cho biết thêm rằng Bộ Y tế nước này có thể nắm quyền kiểm soát các bệnh viện quân sự.
Video đang HOT
Cho đến nay, đã có hơn 76.000 người đã bị sa thải, chủ yếu là trong lĩnh vực giáo dục, nơi có nhiều ảnh hưởng của giáo sĩ lưu vong Gulen- người đang sống ở Mỹ bị chính quyền Tổng thống Erdogan cáo buộc là chủ mưu của vụ đảo chính bất thành đêm 15.7. Trong số này có hơn 35.000 người đang bị giam giữ.
Ankara và Washington có thể bị vướng vào những căng thẳng xung quanh vấn đề dẫn độ giáo sĩ Gulen. Cho đến nay, Washington không cho thấy dấu hiệu nào sẽ giao ông Gulen cho Ankara.
Theo Danviet
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Có "con hổ lớn" đứng sau giáo sĩ Gulen
Ngày 30.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính bất thành vừa qua, chỉ là con tốt của được một "kẻ chủ mưu" chống lưng.
Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, cả Washington và giáo sĩ Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc đảo chính thất bại đêm 15.7, có gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc 8.651 binh sỹ có liên quan đến "mạng lưới khủng bố" của giáo sĩ Gulen. Trong cuộc đảo chính vừa qua, phe nổi dậy đã huy động và sử dụng 3 tàu chiến, 75 xe tăng, 248 xe bọc thép cùng gần 4.000 đơn vị súng bộ binh. Ngoài ra, lực lượng đảo chính cũng sử dụng 35 máy bay chiến đấu và 40 máy bay trực thăng để tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ hợp pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Các binh sĩ tham gia đảo chính đã bị bắt giữ và chịu những hình phạt hà khắc.
Ngoài việc cáo buộc giáo sĩ Gulen, Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel đứng về phe những đối tượng đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng bất ổn ở nước này có thể làm giảm cấp độ hợp tác quân sự với Washington.
Phát biểu tại một trung tâm quân sự ở Golbasi, bên ngoài thủ đô Ankara hôm 29.7, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Ông đang đứng về phía những kẻ lập mưu đảo chính thay vì cảm ơn đất nước này đã đánh bại âm mưu đảo chính. Ông đã tự cho thấy bộ mặt của mình với những tuyên bố đó... Hãy biết vị trí của mình! Kẻ lên kế hoạch đảo chính vốn đang ở nước ông và các ông đang nuôi dưỡng hắn". Ông Erdogan có ý nói đến giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành và muốn được dẫn độ từ Mỹ về nước.
Trước đó, ngày 28.7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần một nửa trong số 358 tướng với cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính bất thành.
Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.
Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15.7, chính quyền Ankara tiến hành một chiến dịch thanh trừng trên diện rộng. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30.7, khoảng 18.000 người bị tạm giam, gần 10.000 người bị bắt giữ.Chiến dịch thanh trừng không loại trừ một lĩnh vực nào, kể cả báo giới. Gần 50 ngàn hộ chiếu bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn các trường hợp chạy trốn ra nước ngoài. Hiện các cuộc thanh trừng bắt đầu nhắm vào giới doanh nhân.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những biến đổi lịch sử hậu đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua những thay đổi đáng kể sau sự kiện đảo chính bất thành ngày 15.7 với cuộc cải tổ mạnh mẽ trong các lực lượng vũ trang và chính sách đối ngoại cũng như chiến dịch thanh trừng lớn nhất trong lịch sử hiện đại nước này. Nhìn bên ngoài, nhịp sống bình thường dường như đã quay...