Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.000 cảnh sát nghi liên quan đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải gần 8.000 cảnh sát nghi liên quan đến cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7.
Cảnh sát áp giải binh sĩ nghi liên quan đến đảo chính ở thành phố Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.
7.669 cảnh sát cùng với 323 quân nhân lực lượng hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải ngày 1/9. Đợt thanh trừng không chỉ giới hạn trong lực lượng an ninh. Gần 520 người đảm nhận vị trí quản lý các vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng bị cách chức, theo tờ Gazette.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, đang sống lưu vong tại Mỹ, là chủ mưu cuộc đảo chính bất thành diễn ra ngày 15 và 16/7, làm 240 người thiệt mạng. Ankara cho rằng Gulen còn điều hành một “nhà nước song song” và những người ủng hộ ông xâm nhập vào các cơ quan chính phủ. Gulen phủ nhận các cáo buộc này.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tiến hành thanh lọc lại toàn bộ cơ quan chính phủ để loại bỏ cái gọi là “virus” của Gulen.
Video đang HOT
Kênh NTV hôm qua đưa tin 543 công tố viên và thẩm phán Thổ Nhĩ Kỳ bị cách chức để điều tra với cáo buộc có liên quan đến phong trào Gulen, nâng tổng số người trong lĩnh vực tư pháp bị thanh trừng lên 3.390. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày thông báo sa thải 820 quân nhân, không bao gồm cấp tướng và đô đốc.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tháng trước cho biết Ankara đã bắt 40.000 người, trong đó 20.000 người vẫn đang bị tạm giữ.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ không thỏa hiệp với Mỹ về giáo sĩ nghi chủ mưu đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo làn sóng bài Mỹ sẽ gia tăng nếu Washington từ chối dẫn độ giáo sĩ mà Ankara cáo buộc là chủ mưu của cuộc đảo chính bất thành.
Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Ảnh: Reuters
"Không có sự thỏa hiệp nào về việc kẻ chủ mưu khủng bố phải trở về Thổ Nhĩ Kỳ và bị truy tố", Reuters dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố tại một cuộc họp báo hôm qua. "Cách duy nhất để ngăn chặn làn sóng tiêu cực chống Mỹ đang gia tăng là Mỹ bàn giao người này và đảm bảo cho hệ thống pháp lý Thổ Nhĩ Kỳ xử lý trách nhiệm của ông ta".
Ankara cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người sống lưu vong tại bang Pennsylvania, Mỹ từ năm 1999, cầm đầu âm mưu lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, ông Gulen bác bỏ cáo buộc và lên án cuộc đảo chính.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuần này cho hay đã gửi các tài liệu đến Mỹ và nhận được "những dấu hiệu tích cực" về việc dẫn độ ông Gulen. Thổ Nhĩ Kỳ không nói rõ liệu nước này đã gửi yêu cầu dẫn độ chính thức hay chưa.
Nhà Trắng hôm qua thông báo phó tổng thống Joe Biden sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24/8 tới, chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ tới Ankara kể từ sau đảo chính.
Theo ông Yildirim, một nhóm chuyên gia Mỹ cũng sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22/8 để thảo luận các vấn đề pháp lý liên quan tới việc dẫn độ. Ngoại trưởng John Kerry dự kiến tới nước này vào tháng 10. Ông Yildirim tin tưởng vào "kết quả tích cực" với Washington trong vấn đề liên quan tới ông Gulen.
Trong khi đó, giới Mỹ cho hay tiến trình giải quyết việc dẫn độ ông Gulen đòi hỏi bằng chứng thuyết phục từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Giáo sĩ Hồi giáo tuyên bố ông sẽ chỉ đầu thú với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nếu một cơ quan điều tra quốc tế độc lập xác định ông phạm tội.
"Nếu một phần mười những cáo buộc chống lại tôi được đưa ra, tôi cam kết quay lại Thổ Nhĩ Kỳ và chịu mức án nặng nhất", ông nói.
Hơn 240 người đã thiệt mạng trong cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ giữa tháng 7, hơn 350.000 người bị bắt giữ, hơn 76.000 quan chức bị đình chỉ và gần 5.000 người bị sa thải sau cuộc bạo loạn.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thoát chết vì phi cơ phe đảo chính hết nhiên liệu Phi công trên chiến đấu cơ F-16 ngắm bắn máy bay chở tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp cận để khai hỏa do nó hết nhiên liệu, buộc phải chuyển hướng bay. Tiêm kích F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh họa: PressTV. Đêm 15/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từ khu nghỉ dưỡng Mamaris bay về...