Thổ Nhĩ Kỳ quyết rắn mặt với Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhượng bộ trong vấn đề mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (SAM) từ Nga, bất chấp những lời lẽ của Mỹ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TGRT.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
“Sẽ không có bước lùi nào trong vấn đề S-400. Còn liên quan tới Patriot, nếu Mỹ đưa ra cho chúng tôi những điều kiện tốt, chúng tôi sẵn sàng”, Tổng thống Erdogan nói.
Hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống phòng không S-400 được ký vào năm 2017 đã gây ra xích mích ngoại giao giữa Ankara và Washington. Mỹ đòi các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ các hệ thống của Nga để mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kiên định giữ vững lập trường của mình và không có kế hoạch từ bỏ S-400, ngay cả khi mua các tổ hợp của Mỹ.
Ở đây đề cập tới việc cung cấp bốn sư đoàn S-400 với giá 2,5 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự thanh toán một phần hợp đồng, phần còn lại sẽ do Nga cho vay tín dụng. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, việc lắp đặt S-400 trên lãnh thổ đất nước của ông sẽ bắt đầu vào tháng 10 năm nay.
Theo Danviet
Assad - Erdogan: "Huynh đệ tương tàn", tình bạn "hỏng hẳn"
Theo Al Jazeera dẫn lời các chuyên gia, tương lai mối quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được định đoạt sau cuộc bầu cử Tổng thống tại Cộng hòa Ả Rập vào năm 2021.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters.
Vào 10 năm về trước, Recep Tayyip Erdogan - khi ấy còn là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ - đã đón tiếp gia đình Tổng thống Bashar al-Assad tới nghỉ lễ tại khu nghỉ dưỡng Aegean (Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ). Sự kiện này diễn ra trong lúc mối quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã phát triển lên một tầm cao mới.
Theo Al Jareeza (Qatar), ngay khi lên nắm quyền vào 2002, ông Erdogan đã bắt tay xây dựng một mối quan hệ mới với người hàng xóm phương nam, bỏ qua những đối đầu trước đó ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhờ mối quan hệ tình bạn giữa Erdogan và Assad - đạt được qua những chuyến thăm thân thiện lẫn nhau, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã phát triển rực rỡ.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc xung đột tại Syria nổ ra vào năm 2011, mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo xấu đi trông thấy. Theo cơ quan thông tấn của Qatar, vào thời điểm các thành phố Syria ngập tràn những người biểu tình chống chỉnh phủ, Erdogan đã cố vấn, khuyên nhủ người bạn Assad nên lắng nghe yêu cầu của người dân. Thế nhưng, khi tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, lực lượng an ninh Syria bắt đầu mạnh tay với người biểu tình, Erdogan đã không tiếc lời chỉ trích nhà lãnh đạo Syria.
"Erdogan cảm thấy bản thân bị xem nhẹ khi Assad không nghe lời khuyên và phản ứng mạnh tay với người biểu tình", ông Joost Hiltermann - Giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế - chia sẻ.
"Đương nhiên, đó là một lời khuyên của bạn bè với nhau. Đương nhiên Erdogan cảm thấy bị coi nhẹ. Có gì giữa 2 người đã tan vỡ".
Trong hơn 8 năm xung đột, Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân nổi loạn chống lại chính phủ Syria. Bản thân ông Erdogan cũng khẳng định rằng chứng nào Assad còn tại vị, sẽ không có bất kỳ giải pháp chính trị nào cho Syria.
Chuyển dịch trọng tâm
YPG - cái gai trong mắt Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Fars News.
Giống như nhiều thế lực khu vực và phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi phế truất Tổng thống Bashar al-Assad. Thế nhưng, khi Nga xuất hiện tại chiến trường Syria vào tháng 9.2015, chiến thắng đã ngả dần về phía Damascus.
Theo Al Jazeera, trong lúc phương Tây âm thầm rút lui yêu cầu Assad phải từ chức, Ankara vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối chính quyền Syria hiện tại. Tuy nhiên, trọng tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đã dịch chuyển từ Assad sang một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng hơn: Dân quân người Kurd (YPG).
Theo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, YPG có mối liên hệ gần gũi với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - tổ chức bị Ankara coi là khủng bố từ năm 1984 cho tới nay. Vào năm 2015, các chiến binh YPG đã đẩy lùi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền đông bắc Syria, dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là nắm quyền kiểm soát khu vực rộng lớn này. Do đó, Tổng thống Erdogan có lý do để cảm thấy hiềm khích với người đồng cấp Syria cần phải được tạm gác lại để tập trung xử lý mối đe dọa lớn hơn là YPG.
Cụ thể, trong chuyến thăm tới Moscow vào hôm thứ Tư (23.1) vừa rồi, ông Erdogan khẳng định "mục tiêu duy nhất" của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là tiêu diệt IS và YPG. Còn vào tháng trước, Ngoại trưởng nước này là Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara sẽ cân nhắc hợp tác với Assad nếu ông chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ lần tới.
Theo Kamal Alam - nhà phân tích Syria từng vài lần phỏng vấn Tổng thống Assad, nhà lãnh đọa Syria thực sự đã đẩy lùi được các kẻ thù cũng như các mối đe dọa tới chính quyền của ông.
"Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố rằng nếu Assad chiến thắng một cuộc bầu cử, nước này sẽ hợp tác với ông", ông Alam cho hay.
"Thổ Nhĩ Kỳ không còn lựa chọn nào khác ngoài hợp tác với Assad. Đấy là một bước ngoặt".
Tình bạn không thể phục hồi
Theo nhà phân tích Alam, sau khu xung đột tại Syria kết thúc, mối quan hệ giữa Ankara và Damascus sẽ phụ thuộc vào việc ai sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Syria vào 2 năm tới.
Còn theo Sener Akturk - tác giả cuốn sách "Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong phong trào Mùa xuân Ả Rập và Xung đột Syria", Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không công nhận tính hợp pháp của chính phủ Assad hậu chiến tranh. Tuy nhiên, Ankara cũng sẽ phải chấp nhận Assad, dù có thích hay không.
Bình luận về những lãnh thổ miền bắc của Syria hiện do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ sau khi Ankara và các lực lượng đồng minh đẩy lùi IS và YPG, ông Hiltermann cho rằng khu vực chạy dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria từ Afrin cho tới Sông Euphrates sẽ là "con bài mặc cả" của Erdogan trong việc tiêu diệt YPG.
Còn về mối quan hệ cá nhân giữa Recep Tayyip Erdogan và Bashar al-Assad, nhiều nhà quan sát cho rằng tình bản giữa 2 nhà lãnh đạo đã đổ vỡ, không thể phục hồi.
"Mối quanh hệ của họ đã tan vỡ sau khi chính phủ Syria quyết định mạnh tay với những người biểu tình. Sự đổ vỡ này dường như không thể hàn gắn lại được", ông Akturk nhận định.
Theo Danviet
Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ về đàm phán Syria Nga đã giành chiến thắng trong vòng đàm phán tiếp theo với Thổ Nhĩ Kỳ về Syria, Arab Weekly viêt. Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Edorgan. Cần lưu ý rằng vào đêm trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo hai nước, Điện Kremlin đã báo cáo về việc củng cố vị trí của các phiên quân ở...