Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc các trại của của lực lượng người Kurd (PKK)
Động thái Thổ Nhĩ Kỳ oanh tạc PKK diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố không thể tiếp tục tiến trình hòa bình với PKK.
Đêm qua (28/7), máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành đợt oanh tạc dữ dội nhất nhằm vào các mục tiêu của lực lượng người Kurd (hay còn gọi là đảng Công nhân người Kurd PKK) đóng ở miền Bắc Iraq.
Ảnh: al Jazeera.
Động thái này diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố không thể tiếp tục tiến trình hòa bình với PKK.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu giội bom xuống các trại đóng quân của PKK ở miề Bắc Iraq từ thứ Sáu tuần trước nhằm trả đũa việc PKK sát hại nhiều binh sỹ, cảnh sát trong các cuộc tấn công mới đây.
Video đang HOT
Ngoài việc tuyên bố tiến trình hoà bình với PKK không còn khả thi, Tổng thống Erdogan còn hối thúc Quốc hội tước quyền miễn trừ truy tố đối với những chính trị gia có liên hệ với PKK, một động thái nhắm vào đảng đối lập thân người Kurd.
Tối nay, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có phiên họp kín về việc liên quân do Mỹ đứng đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq, Syria và đề xuất bãi bỏ quyền miễn trừ truy tố dành cho các chính trị gia có liên hệ với PKK.
Tiến trình đàm phán hòa bình giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và PKK được khởi động từ năm 2012 nhằm chấm dứt 31 năm xung đột. PPK phát động cuộc chiến nhằm thành lập một nhà nước độc lập cho người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hơn 40.000 người thiệt mạng.
Hôm qua, tại cuộc họp tham vấn, các đồng minh NATO đã công nhận quyền được phòng vệ của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ không nên từ bỏ tiến trình hòa bình với PKK.
Hiện Mỹ coi PKK là tổ chức khủng bố nhưng lại đang dựa vào các tay súng người Kurd ở Syria để chống IS trên lãnh thổ Syria./.
Trần Nga Theo Reuters
Theo_VOV
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tung chiến đấu cơ oanh tạc IS
Các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24-7 lần đầu tiên ném bom nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS) bên trong lãnh thổ Syria sau khi xảy ra nhiều vụ đụng độ với tổ chức cực đoan này.
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho biết 3 chiếc F-16 cất cánh từ TP Diyarbakir, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tiến hành oanh tạc 3 mục tiêu của IS vào lúc 4 giờ (giờ địa phương), thả 4 quả bom dẫn đường và trở về căn cứ an toàn.
Hoạt động này diễn ra sau các cuộc đụng độ ở biên giới cướp đi sinh mạng của 1 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ và làm 2 binh lính bị thương một ngày trước. Ngay sau sự việc đó, xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn trả vào các mục tiêu do IS nắm giữ.
Các mục tiêu bị oanh tạc là những địa điểm trữ vũ khí, vật liệu nổ của IS trong khu vực. Ảnh: AP
Quyết định điều động máy bay chiến đấu tới khu vực giáp ranh với Syria được đưa ra trong một cuộc họp của các quan chức an ninh ở Ankara cuối ngày 23-7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ahmet Davutoglu.
Tuyên bố nêu rõ: "Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động oanh tạc tiến hành nhắm vào các mục tiêu Daesh (tên viết tắt bằng tiếng Ả Rập của IS) bên trong biên giới Syria. Ba chiếc F-16 đã ném bom vào 3 mục tiêu của Daesh". Không chỉ vậy, thông báo còn nhấn mạnh quyết tâm quyết tâm bảo vệ an ninh quốc gia bằng mọi biện pháp cần thiết của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Đài CNN dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ căn cứ vào các tài liệu tình báo cho thấy các mục tiêu bị oanh tạc là những địa điểm trữ vũ khí, vật liệu nổ của IS trong khu vực. Các máy bay chiến đấu đã hoàn thành nhiệm vụ song các quan chức nước này không loại bỏ khả năng tiến hành thêm các đợt không kích.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam nước này nhằm tiêu diệt các phần tử IS sau nhiều tháng thương lượng.
Cũng trong ngày 24-7, 5.000 cảnh sát vũ trang và thành viên lực lượng đặc biệt bố ráp hơn 100 địa chỉ khắp nước Thổ Nhĩ Kỳ, bắt giữ 251 người bị cáo buộc ủng hộ IS. Một người đã thiệt mạng trong các vụ bố ráp.
H.Bình (Theo The Straits Times, CNN)
Theo_Người lao động
Mỹ thừa nhận khó khăn trong tiến trình đàm phán ở Trung Đông Mặc dù khẳng định không từ bỏ hy vọng về một giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột Israel-Palestine, song Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận căng thẳng tại Trung Đông cùng những "vấn đề quan trọng trong cam kết chung" đã gây khó khăn cho tiến trình hóa đàm phán khu vực. Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN) Trả lời...