Thổ Nhĩ Kỳ lên án Mỹ vì hỗ trợ người Kurd ở Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua lên án Mỹ vì nước này hỗ trợ các tay súng người Kurd ở Syria, lực lượng bị Ankara coi là khủng bố.
Đặc nhiệm Mỹ ở Syria đeo huy hiệu Các đơn vị Bảo vệ Người dân (YPG) người Kurd ngày 25/5. Ảnh: AFP.
“Sự hỗ trợ họ dành cho… (dân quân) YPG… Tôi lên án việc này”, AFP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói. “Những người là bạn của chúng tôi, cùng là thành viên NATO… không thể, không được điều binh sĩ đến Syria đeo huy hiệu YPG”.
Ông Erdogan đưa ra bình luận trên sau khi xuất hiện các bức ảnh chụp binh sĩ Mỹ ở Syria đeo huy hiệu YPG, tức Các đơn vị Bảo vệ Người dân người Kurd.
Video đang HOT
Ankara coi YPG là một nhóm khủng bố, cáo buộc họ gây ra nhiều vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ và đang dần trở thành một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ suốt hơn ba thập kỷ qua.
“Không có sự khác biệt giữa PKK, PYD, YPG và Nhà nước Hồi giáo (IS). Chúng đều là những kẻ khủng bố”, ông Erdogan nói.
Mỹ được biết là có khoảng 200 đặc nhiệm ở miền bắc Syria, giúp dân quân địa phương tấn công IS ở Raqqa, thành trì tự xưng của nhóm phiến quân, và hướng dẫn cho các đợt không kích tại nước này.
Mỹ, muốn tránh rạn nứt với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 27/5 thông báo mọi binh sĩ đặc nhiệm ở miền bắc Syria sẽ dừng đeo huy hiệu YPG. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington và Ankara vẫn là đồng minh thân cận trong cuộc chiến chống IS dù hai bên còn bất đồng về vai trò của YPG.
Như Tâm
Theo VNE
Người Kurd ở Syria thành lập chính quyền: Ly khai để giữ thế
Người Kurd ở miền bắc Syria đã cùng nhau thành lập một thực thể chính quyền mới, chưa hẳn là một nhà nước riêng biệt, nhưng là một hệ thống chính quyền liên bang dân chủ.
Các chiến binh người Kurd ở Syria - Ảnh: AFP
Trong thực chất, đây là bước đầu tiên của quá trình ly khai ra khỏi khuôn khổ thể chế nhà nước hiện tại ở Syria. Bước đi này là phản ứng trước việc những tổ chức chính trị của người Kurd không được mời tham dự hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để đàm phán về giải pháp chính trị cho vấn đề Syria.
Có thể thấy là họ mới khởi động quá trình ly khai như một động tác chính trị để giữ thế ở Syria chứ chưa hẳn đã quyết định dứt khoát sẽ ly khai. Họ muốn cho tất cả thấy là nếu muốn có được giải pháp chính trị cho vấn đề Syria thì phải để cho họ tham gia chứ không thể phớt lờ, lại càng không thể đàm phán và thỏa thuận trên đầu họ.
Hai đối tác lo ngại nhất về động thái này và sẽ chống đối bằng mọi giá là chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu người Kurd ly khai thì sẽ có nghĩa là ở Syria không còn sự thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Cho dù hội nghị nói trên có đạt được định hướng giải pháp chính trị gì thì giải pháp ấy cũng sẽ không được người Kurd chấp nhận, và sẽ không có hiệu lực ở những khu vực lãnh thổ của Syria hiện do người Kurd kiểm soát.
Sự khai sinh nhà nước của người Kurd trên lãnh thổ hiện tại ở Iraq hay Syria là cơn ác mộng triền miên đối với Thổ. Vì thế xưa nay, Ankara luôn trấn áp người Kurd ở trong nước, tấn công người Kurd ở Iraq và Syria. Sự ly khai của người Kurd ở Syria sẽ đẩy Thổ vào tình thế khó khăn và khó xử về đối nội cũng như đối ngoại và an ninh.
La Phù
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ ủng hộ vô điều kiện ở Syria Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu kêu gọi đồng minh Mỹ đứng về phía nước này trong cuộc chiến chống lại lực lượng người Kurd ở Syria. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Ảnh: AP "Điều duy nhất chúng tôi trông đợi từ Mỹ là ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ vô điều kiện", Reuters dẫn lại lời ông Davutoglu nói sau...