Thổ Nhĩ Kỳ lạc quan về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine
Theo hãng thông tấn Séc CTK, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 21/7 cho biết các cuộc đàm phán giữa nước này, Nga, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen đến nay “vẫn đang diễn ra tốt đẹp”.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Izmail, vùng Odessa, Ukraine . Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ngoại trưởng Cavusoglu đã thể hiện sự “lạc quan” về việc sớm đạt được một thỏa thuận có thể giải quyết được những mối quan ngại của Nga và cho phép ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu thông qua Biển Đen. Quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh ông hiểu mối quan ngại của Tổng thống Nga Vladimir Putin và cho rằng khi vấn đề được giải quyết, con đường xuất khẩu không chỉ được mở ra đối với ngũ cốc và dầu hướng dương của Ukraine mà đối với cả các sản phẩm của Nga. Theo ông, ngay cả khi các sản phẩm của Nga không chịu ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt vẫn có sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa của Nga liên quan đến vận tải hàng hải, bảo hiểm và hệ thống ngân hàng. Ông Cavusoglu cho biết Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ dỡ bỏ những hạn chế này.
Trước đó, Tổng thống Putin ngày 19/7 tuyên bố ông hy vọng bất kỳ thỏa thuận nào cũng giải quyết được vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Nga. Trong chuyến thăm Iran mới đây, người đứng đầu nước Nga đã nhấn mạnh rằng phương Tây cần phải dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga.
Hồi tuần trước, Nga và Ukraine đã tiến hành đàm phán nhằm nối lại việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ đóng vai trò trung gian. Sau cuộc gặp, Ankara cho biết các bên đã đạt được sự đồng thuận chung và muốn điều này được văn bản hóa trong tuần này.
Hiện vẫn còn đến 25 triệu tấn lúa mì và ngũ cốc đang bị mắc kẹt tại các cảng ở Ukraine. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng này đã khiến giá lương thực toàn cầu tăng vọt và có nguy cơ đẩy hàng triệu người ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới rơi vào cảnh đói ăn.
Iraq triệu hồi đại diện ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 20/7, Iraq đã quyết định triệu hồi Đại biện lâm thời của nước này tại Ankara về nước để tham vấn, đồng thời triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Baghdad tới để phản đối vụ pháo kích gây nhiều thương vong tại 1 khu nghỉ dưỡng ở miền Bắc Iraq.
Binh sĩ Iraq tuần tra tại Karbala. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Hội đồng An ninh Quốc gia Iraq đã công bố các quyết định trên sau khi tổ chức cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về vụ pháo kích xảy ra trước đó cùng ngày khiến 9 du khách thiệt mạng và 23 người khác bị thương. Iraq đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Duhok, thuộc vùng bán tự trị người Kurd.
Hội đồng An ninh Quốc gia Iraq cũng quyết định đình chỉ kế hoạch điều động tân đại sứ đến Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối vụ tấn công và yêu cầu gửi công hàm khiếu nại tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Tuy nhiên, Ankara đã bác bỏ tuyên bố này của phía Baghdad. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày ra thông cáo gọi vụ pháo kích là "hành động khủng bố". Thông cáo khẳng định Ankara sẵn sàng triển khai mọi biện pháp cần thiết nhằm làm rõ vụ tấn công trên, đồng thời kêu gọi Baghdad hợp tác để tìm ra cá nhân và tổ chức thực hiện vụ bạo lực này.
Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên thực hiện các hành động quân sự xuyên biên giới sang miền Bắc Iraq với lý do nhằm vào mục tiêu của đảng Công nhân người Kurd (PKK), vốn bị Ankara, Mỹ và Liên minh châu Âu liệt vào danh sách khủng bố.
Bị cấm vận hàng không, du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng tàu tăng cao Khi chịu các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến lĩnh vực hàng không, Nga đã triển khai các chuyến du lịch bằng tàu đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày càng nhiều du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng tàu do cấm vận hàng không. Ảnh: AFP Cụ thể, tàu Astoria Grande đã tổ chức các tour du lịch từ thành phố Sochi của...