Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus.
“Điều quan trọng nhất là phải nói chuyện với phía Nga và Iran để đảm bảo rằng họ không tham gia vào cuộc chiến quân sự đó. Chúng tôi đã có cuộc họp và họ đã hiểu”, Ngoại trưởng Fidan nói với đài truyền hình tư nhân NTV của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13.12, theo AFP.
Ông Fidan còn nói rằng nếu Moscow và Tehran, cả hai đều là đồng minh chủ chốt của Tổng thống Syria Bashar al-Assad kể từ khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ vào năm 2011, đã hỗ trợ ông al-Assad, thì phe đối lập vẫn có thể giành chiến thắng nhưng kết quả có thể có thương vong nhiều hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ thuyết phục Nga, Iran ngừng can thiệp giúp chính phủ al-Assad chống phe đối lập?
Ông Fidan nhấn mạnh mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ là “tổ chức các cuộc đàm phán tập trung với hai thế lực quan trọng này để đảm bảo giảm thiểu thương vong”.
Khi liên minh quân sự đối lập do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lần đầu tiên bắt đầu cuộc tấn công vào ngày 27.11, Moscow và Tehran ban đầu đã đề nghị hỗ trợ quân sự cho ông al-Assad để ngăn chặn cuộc tấn công đó. Nhưng quy mô sụp đổ của lực lượng al-Assad đã khiến họ bất ngờ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu trong một cuộc họp báo ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13.12. ẢNH: AFP
Vụ việc đó xảy ra vào thời điểm cả Nga lẫn Iran đều đang phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình: Nga bận rộn với chiến dịch quân sự ở Ukraine và các lực lượng được Iran hỗ trợ, bao gồm Hezbollah ở Li Băng, đang hứng chịu đòn tấn công nặng nề từ Israel.
Ngoại trưởng Fidan cho rằng cả Moscow lẫn Tehran nhanh chóng nhận ra rằng trò chơi đã kết thúc và ông al-Assad “không còn là người để đầu tư vào nữa”.
Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự ủng hộ đối với lực lượng đối lập khi các chuyên gia cho rằng Ankara thậm chí còn bật đèn xanh cho cuộc tấn công của HTS mà không trực tiếp tham gia, theo Reuters.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là trong khu vực, đã bày tỏ lo ngại về HTS, vốn có nguồn gốc từ chi nhánh Syria trước đây của al-Qaeda và bị nhiều chính phủ phương Tây coi là tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, ông Fidan nói rằng “hoàn toàn bình thường” khi có những lo ngại như thế về HTS và những lo ngại này “cần phải được giải quyết”.
“Không ai hiểu họ rõ bằng chúng tôi, chúng tôi muốn một Syria không có chủ nghĩa khủng bố, không gây ra mối đe dọa cho các quốc gia trong khu vực”, ông Fidan nhấn mạnh.
Kể từ năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã có ảnh hưởng đáng kể đến tây bắc Syria, duy trì mối quan hệ làm việc với HTS, nhóm kiểm soát hầu hết tỉnh Idlib, vốn là thành trì cuối cùng của phe đối lập Syria.
Qua các kênh liên lạc mở với HTS, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển những lo ngại như trên trực tiếp đến nhóm này, theo ông Fidan.
“Chúng tôi phản ánh mối quan tâm của bạn bè mình với họ và đảm bảo họ thực hiện các bước. Họ đã đưa ra nhiều thông báo và mọi người thấy rằng họ đang đi đúng hướng”, ông nói.
Ngoại trưởng Fidan nhấn mạnh thông điệp mà Ankara gửi đến chính quyền mới ở Damascus là: “Đây là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi sau khi đã sát cánh cùng quý vị trong nhiều năm. Và đây là điều mà thế giới mong đợi”.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Moscow lẫn Tehran cũng như HTS về phát ngôn trên của ông Fidan.
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ điều kiện hòa bình của Ukraine
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho rằng giải pháp "công bằng" cho cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev chỉ có thể dựa trên việc tôn trọng "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu tại Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), Ngoại trưởng Fidan đã đưa ra những phát biểu này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Hurriyet hôm 03/11. Ông Fidan lưu ý với tư cách là một người bạn, Ankara phải nói thẳng thắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ có "mối quan hệ đặc biệt" với mỗi bên trong cuộc xung đột và sẵn sàng lắng nghe cả Moskva và Kiev.
"Giải pháp công bằng cho cuộc chiến phải dựa trên toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", ông Fidan khẳng định.
Ankara từ lâu đã ủng hộ Kiev trong việc kiên quyết giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ được quốc tế công nhận - bao gồm cả Crimea, khu vực đã tách khỏi Ukraine và sáp nhập Nga qua cuộc trưng cầu dân ý năm 2014.
Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với lập trường của Moskva. Giới chức Nga liên tục tuyên bố bất kỳ giải pháp tiềm năng nào cho cuộc xung đột đều phải thừa nhận thực tế trên thực địa. Moskva cũng khẳng định chủ quyền đối với Crimea, cùng các khu vực Kherson và Zaporozhye trước đây thuộc Ukraine, cũng như Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, là không thể tranh cãi. Bốn khu vực này đã sáp nhập vào Nga vào cuối năm 2022 sau các cuộc trưng cầu dân ý tại các vùng lãnh thổ tương ứng.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã nỗ lực trở thành bên trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev. Nước này đã tổ chức các cuộc đàm phán ở Istanbul vào đầu xung đột và nhiều lần cho thấy sự sẵn sàng đóng vai trò là bên trung gian trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào trong tương lai.
Tuy nhiên, gần đây, Moskva ám chỉ rằng Ankara đã mất đi vị thế là bên trung gian tiềm năng.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói với Hurriyet rằng ông nhận thấy cách tiếp cận của Ankara là "khó hiểu", khi đề cập đến dòng vũ khí liên tục từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine.
"Đáng tiếc là Ankara vẫn tiếp tục hợp tác quân sự - kỹ thuật với Kiev", ông Lavrov nói và cáo buộc vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ đang được Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng để tấn công binh sĩ và người dân Nga.
Nhà ngoại giao hàng đầu này cũng nói thêm rằng "bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không thành công trong các nỗ lực hòa giải", vì Kiev và những người ủng hộ nước này không tỏ ra sẵn sàng đàm phán.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine tháng 2/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách duy trì thế cân bằng giữa hai bên. Một mặt, Ankara ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và cung cấp nhiều loại vũ khí như thiết bị bay không người lái Bayraktar TB2, súng máy hạng nặng, tên lửa dẫn đường laser, hệ thống tác chiến điện tử và xe bọc thép. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác năng lượng với Nga và phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.
Tổng thống Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sát cánh với Liban Tổng thống Tayyip Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ luôn đoàn kết với Liban trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và Israel ngày càng gia tăng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN Cũng trong phát biểu ngày 26/6, Tổng thống Erdogan kêu gọi các nước trong khu vực hỗ trợ Beirut. Căng thẳng...