Thịt trong siêu thị có thể “bẩn” hơn cả ngoài chợ!
“Nghiên cứu chỉ ra rằng không phải cứ mẫu trong siêu thị sẽ sạch hơn. Một số mẫu được lấy ở chợ truyền thống có độ ô nhiễm vi sinh còn thấp hơn ở siêu thị” – GĐ Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế tại Việt Nam.
“Kênh chính thống không phải lúc nào cũng an toàn hơn”, ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc vùng, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế tại Việt Nam (ILRI), cho biết tại phiên hội thảo Ngành hàng chăn nuôi: Hội nhập và khả năng cạnh tranh diễn ra chiều 27/5.
Trình bày tại phiên họp này, ông Hùng đưa ra 2 thông tin khá bất ngờ.
Một là, hóa chất hay dư lượng kháng sinh không phải nguyên nhân chính gây mất an toàn thực phẩm. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm cao nhất là ô nhiễm vi sinh vật.Tức, không phải khâu chăn nuôi, trồng trọt, mà chính khâu bảo quản, chế biến mới là khâu gây mất an toàn thực phẩm nhất.
(ảnh minh họa)
“Mọi người tập trung quá nhiều vào các yếu tố hóa học mà quên đi các vi sinh vật trong thực phẩm”, ông Hùng nói.
Thông tin thứ hai, bất ngờ không kém, là kênh siêu thị là kênh có mối nguy ô nhiễm thực phẩm cao hơn cả chợ.
Video đang HOT
“Nghiên cứu chỉ ra rằng không phải cứ mẫu trong siêu thị sẽ sạch hơn. Một số mẫu được lấy ở chợ truyền thống có độ ô nhiễm vi sinh còn thấp hơn ở siêu thị”, ông Hùng nói.
Lý giải cho điều tréo ngoe này, ông Hùng cho biết: Đây là tình huống chung, kể cả ở các nước phát triển.
Siêu thị bảo quản thực phẩm bằng hệ thống trữ lạnh. Hệ thống này có thể bị ảnh hưởng khi mất điện. Cộng thêm việc không bán thực phẩm trong ngày, phải lưu trữ thực phẩm lâu… khiến thực phẩm trong siêu thị chưa chắc đã ít ô nhiễm hơn thực phẩm bày bán ngoài chợ.
Ông Hùng cho biết, nghiên cứu của ILRI lấy mẫu trên 1.275 mẫu từ trang trại, lò mổ, thị trường, được lựa chọn định kỳ theo quý trong 12 tháng.
Kết quả:
- Tại trang trại: 19,4% nước uống, 36,1% mẫu sàn nhiễm Salmonella (một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột)
- Khu giết mổ: 20% nước nhiễm vi khuẩn, 38,9% thịt nhiễm vi khuẩn
- Thịt lợn bán trên thị trường (cả siêu thị và chợ): 44,7% thịt bị nhiễm
“Bức tranh toàn cảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam đang rất nóng. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng: Gánh nặng bệnh tật do an toàn thực phẩm phần lớn là do các vi sinh vật nhiều hơn là hóa chất – thứ mà chúng ta đang lo sợ”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo NTD
GDP quý 2 sẽ vọt qua 6%?
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP quý 2/2016 đạt 6,17%, cao hơn mức 5,46% so với quý 1.
Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này thấp hơn mức thực tế 6,47% của quý 2/2015.
Tính chung cho nửa năm đầu 2016, tăng trưởng chỉ đạt 5,86%, thấp hơn nhiều so với mức 6,32% của nửa đầu năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu cho sự suy giảm này là sự giảm sút của khu vực sản xuất nông nghiệp bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL cũng như do sự suy giảm trong khai thác dầu khí.
Trong kịch bản này có sự lạc quan đáng kể của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo khảo sát của CIEM, có tới 53,3% doanh nghiệp đánh giá xu hướng quý 2/2016 sẽ tốt lên, cao gần gấp đôi so với tỷ lệ này ở quý 4/2015.
Nếu tính cả số doanh nghiệp nhìn nhận tình hình ổn định, thì tỷ lệ này lên tới trên 88%. Chỉ có khoảng 11,2% số doanh nghiệp được khảo sát vẫn đang gặp khó khăn. Tỷ lệ này giảm đáng kể so với 25,1% ở quý 4/2015.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, ngành công nghiệp tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ, trong đó riêng ngành chế biến chế tạo tăng 7,3%. Con số này vẫn thấp hơn 9,6% của 4 tháng đầu năm 2015 của ngành chế biến chế tạo.
Đánh giá triển vọng tăng trưởng của quý 2, Công ty Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng ngành nông nghiệp và tài nguyên sẽ cải thiện trong quý này. HSC cũng dự báo sản xuất nông nghiệp sẽ cải thiện từ mức đáy được xác lập trong quý 1/2016 với tác động của hạn hán ở vùng ĐBSCL đã bắt đầu có phần thuyên giảm, mùa mưa đã bắt đầu trong những ngày gần đây giúp giảm bớt phần nào hạn hán.
HSC cũng lưu ý rằng sự phục hồi của giá dầu thô với khả năng là mức sản lượng sẽ bắt đầu cải thiện. Do đó GDP quý 2 có thể sẽ đánh dấu một sự cải thiện đáng kể so với quý 1 mặc dù vẫn còn thấp hơn mức tăng trưởng quý 2 của năm ngoái.
Trong báo cáo ngắn hạn, CIEM cũng đưa ra dự báo CPI quý 2 tăng 0,73% so với quý 1 và tăng 1,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều dễ thấy là lạm phát sẽ tăng nhanh do ảnh hưởng của sự tăng giá ở một số nông sản, nhiên liệu và một số dịch vụ nhà nước. Viện này cũng ước tính xuất khẩu trong quý 2 sẽ tăng 8,02% so với năm cùng kỳ năm trước và nhập siêu khoảng 420 triệu USD.
HSC dự báo GDP 6,3% cho năm 2016, cho giả định là GDP quý 2 sẽ tăng mạnh hơn so với quý 1 nhưng vẫn còn một chặn đường dài trong nửa cuối năm để đạt được mục tiêu chính thức 6,7%.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Đừng chờ đợi, phải đòi hỏi để phục vụ tốt hơn "Người dân và doanh nghiệp không chờ nhà nước đổi mới mà đòi hỏi phải thay đổi để phục vụ tốt hơn", ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết 19/2016 vừa diễn ra tại Hà Nội. Môi trường kinh doanh đã thay đổi Báo cáo kết...