Thịt quay đòn giòn rụm ở làng cổ Đường Lâm
Phần bì vàng ươm, ít mỡ giòn tan và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu…
Chiếc đòn gánh gắn liền với văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Người bán hàng rong sử dụng đòn gánh bằng tre có độ uyển chuyển cao để gánh nhẹ hơn, bớt đau vai. Tới thăm làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món thịt được cuốn gọn vào những chiếc đòn tre ấy, mang đậm dấu ấn hồn quê của một ngôi làng cổ.
Tương truyền, vua Ngô Quyền khi thắng trận trên sông Bạch Đằng đã chiêu đãi quân sĩ bằng món thịt quay đòn. Người dân Đường Lâm tự hào về lịch sử này và giữ nguyên cách chế biến truyền thống từ thời đó. Đây cũng là đặc sản dân làng mời khách từ phương xa tới.
Thịt quay đòn gánh với lớp bì vàng ươm, giòn rụm, bắt mắt mọi thực khách ghé thăm phiên chợ sáng tại Đường Lâm. Ảnh: Trung Nghĩa
Miếng thịt heo được chọn để quay phải là loại ba chỉ ngon, tươi, có lớp da dày nhưng lại không được quá nhiều mỡ. Thịt được tẩm ướp với những gia vị như húng lìu, hạt tiêu, hành tươi, mắm muối… Một trong những nguyên liệu làm nên sức hấp dẫn của thịt quay đòn gánh Đường Lâm là lá ổi. Lá ổi non được băm nhỏ, ướp với thịt khoảng một tiếng, trong khi phần lá bánh tẻ lót vào miếng thịt trước khi đem đi quay. Sau khi được tẩm ướp xong xuôi, thịt được cuốn gọn vào một chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong.
Khâu quay thịt cũng rất cầu kỳ, yêu cầu người làm phải khéo léo, kiên trì. Ban đầu, người làm kê cao miếng thịt khoảng 50 cm so với ngọn lửa. Khi thịt tái đi mới hạ xuống còn khoảng 30 cm để miếng thịt gần lửa hơn. Thịt phải được trông chừng cẩn thận để giữ khoảng cách đúng với lửa. Khi thịt đã se lại và chảy mỡ, người ta mới hạ thấp đòn xuống gần lửa hơn nữa để miếng thịt có màu vàng hấp dẫn. Bì thịt phải giòn, phồng lên, dùng xiên tre đâm lỗ ở bì tới khi nổ lốp đốp là được. Thịt còn được phết thêm một lớp mật ong để món ăn bắt mắt, khi chín có mùi vị đậm đà hơn. Quá trình quay một miếng thịt có thể lên tới 6 tiếng.
Video đang HOT
Thịt quay đòn xuất hiện trong mâm cơm truyền thống của người Đường Lâm nói riêng và người xứ Đoài nói chung, chấm cùng nước tương đặc sản. Ảnh: @mamiimam.t/Instagram
Mùi thơm của thịt quay đòn gánh thơm lừng và lan toả khắp các con phố của làng cổ Đường Lâm mỗi phiên chợ sáng khiến du khách đến thăm làng khó có thể cưỡng lại. Khi ăn, phần bì ít mỡ giòn tan, vàng ươm và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu, chấm cùng nước tương đặc sản của Đường Lâm, ăn mãi không ngấy. Ngoài thịt quay đòn gánh, du khách đến làng cổ này còn có thể thử thêm các món quà quê như bánh tẻ, chè lam, kẹo dồi, gà mía…
Kẹo dồi và thịt quay đòn đặc sản nổi tiếng Đường Lâm
Thịt quay đòn với phần bì giòn tan, thơm nức húng lìu quyện cùng mùi lá ổi hay kẹo dồi nhân lạc bùi ngậy là những đặc sản mang đậm hồn quê của người dân làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Bước qua cánh cổng đã nhuốm màu thời gian, ngắm nếp nhà cổ với mái ngói, tường đá ong ở làng cổ Đường Lâm, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn nức tiếng của một vùng quê thuần nông.
KẸO DỒI
Thức quà quê dân dã này từ lâu đã vắng bóng trên các sạp hàng nơi phố thị. Tuy nhiên kẹo dồi vẫn được người dân làng cổ Đường Lâm nuôi dưỡng trở thành món quà thú vị mà mỗi du khách từng ăn đều lưu luyến.
Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ gồm mạch nha, đường và lạc. Tuy nhiên khâu làm kẹo mới quan trọng và đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt để "đánh" kẹo.
Thưởng thức kẹo dồi cùng với chén trà, bạn sẽ cảm nhận được cái hồn quê xứ Đoài
Mạch nha và đường được đun trên bếp lửa cho đến khi có độ keo nhất định. Người chế biến sẽ dùng tay quật vào một chiếc cột cho đến khi dẻo quẹo để có thể nặn thành khối hình trụ và có màu trắng đục. Vỏ kẹo được dàn mỏng, cho lớp nhân gồm lạc đã nhào đường vào sau đó cuộn tròn, giống như miếng dồi.
Công đoạn làm kẹo đòi hỏi ít nhất 2 người. Trong đó, một người kéo vỏ kẹo, người kia sẽ nhanh tay cắt thành từng đoạn khoảng 3 cm. Nếu không nhanh, kẹo nguội sẽ bị giòn và vỡ.
Công đoạn làm kẹo đòi hỏi ít nhất 2 người
Kẹo sau khi chế biến xong sẽ được lăn qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ mịn màng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị bùi, ngậy và thơm.
THỊT QUAY ĐÒN
Đường Lâm còn nổi tiếng bởi món thịt quay đòn với hương vị khác biệt. Để làm món ăn này, thịt phải là loại ba chỉ ngon, tươi và có lớp da dày, không quá nhiều mỡ.
Khâu tẩm ướp cũng rất quan trọng, đủ các gia vị như húng lìu, hạt tiêu, hành và mắm muối vừa miệng. Một trong những nguyên liệu làm nên sức hấp dẫn của thịt chính là vị của lá ổi non được băm nhỏ, ướp khoảng một tiếng.
Thịt sau khi tẩm ướp được cuốn gọn vào chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong. Khâu quay thịt cũng đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để giữ lửa, hay khoảng cách thịt với bếp vừa tầm để làm sao để hơi nóng làm chín thịt phía bên trong. Khi thịt đã se lại và chảy mỡ, người ta mới hạ thấp đòn xuống gần với ngọn lửa hơn để miếng thịt có màu vàng hấp dẫn.
Đòn để quay thịt nhất định phải là ống tre, vừa đủ một vòng quấn thịt và được cố định lại bằng nan ở hai đầu
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận phần bì của miếng thịt giòn tan, vàng ươm và thơm lừng vị bùi bùi của lá ổi. Thịt quay đòn ngọt, đậm vị và thơm mùi húng lìu, quyện lẫn với mùi lá ổi, ăn mãi mà không ngấy.
Giải mã vật liệu 'siêu việt' dùng để xây làng cổ Đường Lâm Trong nhiều thế kỷ qua, người dân ở làng cổ Đường Lâm nói riêng và xứ Đoài nói chung đã dùng đá ong để xây các công trình. Xung quanh loại vật liệu này có nhiều điều lý thú mà không phải ai cũng tường tận. Nằm ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng cổ Đường Lâm là ngôi làng...