Thịt mỡ là nguyên nhân gây béo phì?
Mỡ và thịt mỡ dễ làm chúng ta liên tưởng đến bệnh béo phì nên liệu pháp giảm béo số một là không ăn thịt mỡ. Điều này có thực sự đúng?
Ảnh minh họa.
Thịt động vật là loại thức ăn chứa nhiều protein động vật cần thiết cho cơ thể. Đây là thành phần quan trọng chứa các axits amin cần cho sự hoạt động của tế bào cơ thể, nếu không thu nạp đủ một lượng protein động vật cần thiết mỗi ngày thì sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Nguyên lý căn bản của việc giảm béo là hạ bớt tổng nhiệt lượng nạp vào cơ thể để xóa bỏ sự mất cân bằng giữa việc nạp vào quá nhiều năng lượng mà tiêu hao qua ít.
Sự hấp thu và trao đổi chất carbonhydrade (hợp chất đường), lipid (chất béo) và protein ( chất đạm) có liên quan mất thiết với nhau. Thông qua các phản ứng hóa học trong cơ thể, carbonhydrate có thể chuyển hóa thành lipid và carbonhydrate. Đây là nguyên nhân vì sao có người không hề ăn một tí thịt mỡ nào nhưng vẫn ăn rất nhiều carbonhydrate và protein lại vẫn béo phì.
Khẩu phần ăn của chúng ta bao gồm thức ăn và các chất xơ như gạo, mì… Xét từ góc độ nhiệt lượng, gạo mì cũng cung cấp năng lượng như thịt cá, nếu ăn quá nhiều mà không tiêu hóa hết thì sẽ sinh ra mỡ đọng trong cơ thể. Người giảm béo nếu chỉ giảm ăn mỗi thịt mỡ mà vẫn ăn nhiều cơm, mì, bún và các thức ăn khác thì không thể đạt được hiệu quả.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì, ăn thịt mỡ chỉ là một trong các nguyên nhân gây béo, có thể không ăn thịt mỡ nhưng lại ăn quá nhiều các thức ăn khác nhau như ăn quá nhiều đồ ngọt: đường, bánh kẹo, nước ngọt cũng gây béo phì. Đường và tinh bột khi vào cơ thể một phần được đốt cháy để cung cấp năng lượng, phần còn lại dư thừa sẽ chuyển thành mỡ, nên dễ bị béo phì.
Video đang HOT
Ngoài ra, tuy không ăn thịt mỡ nhưng hay ăn các món xào, rán, quay nhiều mỡ, ăn quá nhiều dầu cũng gây béo. Béo phì còn do ít hoạt động thể lực và có thể còn do yếu tố di truyền.
Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tìm hiểu rõ về nhiệt lượng của từng loại thức ăn, cân đối chế độ ăn giảm béo theo thể tạng từng người. Đồng thời nên kết hợp với tập luyện hợp lý. Như vậy mới đạt được hiểu quả giảm béo theo lý tưởng.
Mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh béo phì
- Kiểm soát cân nặng thường xuyên
- Cân nhắc nên ăn món gì trước khi ăn.
- Thường xuyên ngắm nhìn thân hình của bạn qua gương soi.
- Ăn từ từ, nhai thật kỹ để cơ thể có thời gian báo cho bạn biết là đã no.
- Khi nấu không nên nếm nhiều.
- Không bao giờ ăn trong khi đang đứng.
- Không dự trữ trong nhà những thức ăn giàu năng lượng như bánh, kẹo, chocolate, bơ, mứt, nước ngọt, kem…
- Luôn vận động, thăm hỏi người thân, bạn bè.
- Tăng cường tập luyện bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích và thích hợp. Tập đều đặn mỗi ngày 30-60 phút.
Theo Vnmedia
Béo bụng
Một số thói quen xấu có thể khiến vòng eo ngày một phình to, gây xấu toàn diện cho cơ thể.
Ảnh: Shutterstock
Uống nhiều soda. Ngoài việc chứa lượng calo cao, soda còn là tác nhân gây tăng cân. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Y tế công cộng Mỹ cho thấy những người có thói quen uống soda hằng ngày nâng lượng calo tiêu thụ lên cao hơn so với những người bỏ qua các loại đồ uống có ga. Cụ thể, người lớn thừa cân và béo phì đưa soda vào chế độ ăn uống mỗi ngày "góp phần" nâng lượng calo trung bình lên từ 88-194 so với những người không uống thường xuyên.
Ăn chất béo. Tiêu thụ bất cứ thực phẩm tẩm bột, chiên, xào nào cũng đều có thể nâng lượng chất béo trong cơ thể lên cao hơn so với các thực phẩm hấp, luộc. Cắt giảm gia vị và các loại thực phẩm chiên xào trong thực đơn góp phần giúp giảm bớt trọng lượng của cơ thể.
Ngủ trễ. Nghiên cứu từ Đại học Northwestern (Mỹ) đã liên kết việc thức khuya, sau đó ngủ bù vào buổi sáng có thể khiến trọng lượng tăng lên. Theo đó, những người trong nhóm nghiên cứu đã thực hiện chế độ đi ngủ sau nửa đêm và thức dậy vào giữa buổi sáng, sau đó ăn bữa ăn đầu tiên trong ngày lúc giữa trưa và kết quả cho thấy họ có xu hướng nạp nhiều calo hơn những người có thói quen ngủ đúng giờ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn cho biết những người đi ngủ muộn thường có thói quen ăn nhanh hơn và ít tiêu thụ trái cây, rau quả hơn so với những người thường xuyên đi ngủ trước nửa đêm và thức dậy khoảng 7 giờ mỗi ngày.
Căng thẳng. Một nghiên cứu từ Trường Y Harvard (Mỹ) cho thấy căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, dẫn đến nhu cầu thèm ngọt và thực phẩm béo. Vì vậy, tiếp cận những món ăn vặt lành mạnh một cách thông mình sẽ giúp bạn thoát khỏi nổi ám ảnh tăng cân.
Tập luyện kém hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học thể thao của Mỹ cho biết tập luyện thể thao với cường độ cao trong một khoảng thời gian nhất định có khả năng đốt cháy chất béo ở bụng nhiều hơn so với thói quen duy trì trạng thái tập luyện một cách đều đều, nhẹ nhàng. Kết hợp sức mạnh và linh hoạt chuyển đổi các bài tập ở cả phần trên và phần dưới của cơ thể là cách lý tưởng để giữ cho nhịp tim ổn định và thúc đẩy khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
Thuốc lá. Theo một khảo sát được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, người hút thuốc lá thường có vòng eo lớn hơn người không hút. Cũng từ thông tin này, các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện có sự liên quan giữa hút thuốc và bệnh béo phì ở trẻ vị thành niên. Việc hút hoặc ngửi khói thuốc làm tăng nguy cơ rối loạn trao đổi chất ở trẻ vị thành niên, vốn là tác nhân gây bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.
Hạ Yên
Theo TNO
Nước ngọt cần có nhãn cảnh báo như thuốc lá? Các loại nước ngọt cần được dán nhãn cảnh báo về tác hại đối với sức khỏe để chúng không được chấp nhận về mặt xã hội như thuốc lá. GS Simon Capewell, chuyên gia y tế công cộng tại Trường Đại học Liverpool, kêu gọi cần có những quy định mới để yêu cầu các nhà sản xuất phải cảnh báo người...