Thịt mát MEATDeli sẽ chiếm 30-50% thị phần Hà Nội vào Tết 2020?
Với những ưu điểm nổi trội về chất lượng “sạch, tươi, ngon và an toàn”, thịt mát MeatDeli đặt mục tiêu mở rộng thị phần và khả năng sẽ chiếm từ 30-50% thị phần, tùy từng khu vực ở Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán 2020 tới.
Sản phẩm thịt mát MEATDeli được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng, an toàn. Ảnh: K. Lực
Ông Phạm Quang Hiền, Giám đốc phát triển hệ thống bán lẻ ở miền Bắc của thương hiệu thịt mát MEATDeli cho biết, trong bối cảnh diễn biến dịch tả lợn Châu Phi chưa được kiểm soát, MEATDeli xác định “lấy người tiêu dùng làm trọng tâm” khi cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, sạch, tươi, ngon với giá cả ổn định để góp phần gia tăng thị phần thịt mát tại thị trường Thủ đô.
Với trên 260 địa điểm bán bao gồm các đại lý và hệ thống Vinmart, MEATDeli đang chiếm khoảng 5% thị phần thịt lợn tại Hà Nội. “Chúng tôi đang phát triển vào toàn bộ hệ thống kênh siêu thị tại Hà Nội với mục tiêu đến Tết Nguyên đán 2020 chúng tôi có 500 đại lý ở toàn bộ hệ thống Vinmart và thêm khoảng 30 cửa hàng giới thiệu sản phẩm chính thức của công ty. Việc đó sẽ giúp người tiêu dùng mua hàng thuận lợi hơn và có thể tiếp thị sản phẩm tới từng ngóc ngách của khu dân cư, giúp công ty tăng thị phần thịt mát lên 30-50%, tùy khu vực” – ông Hoàng nhấn mạnh.
Hệ thống 3 tuyến kiểm soát dịch bệnh và chất lượng thịt mát.
Hiện nay, nhà máy đang giết mổ trung bình 350-400 con/ngày (công suất tối đa khoảng 3.600 con/ngày). Nguồn lợn dùng để chế biến thịt MEATDeli chủ yếu được nhập từ trang trại chăn nuôi khép kín tại Quỳ Hợp, Nghệ An của Masan và từ đầu tháng 10/2019 nhập một phần từ Công ty Japfa Comfeed Việt Nam. “Chúng tôi có đặt vấn đề với những công ty lớn chăn nuôi theo chuỗi để nhập lợn về, nhưng chỉ có Công ty Japfa đáp ứng 3 tuyến kiểm soát dịch bệnh và chất lượng thịt mát khi cho phép lấy 100% mẫu nước giải, huyết đem về phòng lap thí nghiệm để kiểm soát dịch bệnh và giá mua cao hơn 2.000 đồng/kg” – ông Huỳnh Thái Hoàng, Phó Tổng giám đốc Nhà máy MNS MEAT Hà Nam chia sẻ.
100% sản phẩm thịt mát MEATDeli được kiểm soát về dịch bệnh, an toàn thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Ảnh: K. Lực
Video đang HOT
Trong quy trình giết mổ, tất cả lợn đưa vào nhà máy đều phải qua 3 tuyến kiểm dịch trước khi đến tay người tiêu dùng. Theo đó, chỉ lợn khỏe, không mang mầm bệnh mới được xuất trại đưa vào nhà máy và 100% thịt heo được kiểm tra an toàn mới xuất bán ra thị trường. Do kiểm soát nghiêm ngặt về dịch bệnh và an toàn thực phẩm nên giá thành sản phẩm MEATDeli tăng cao hơn so với thị trường bên ngoài khoảng 12.000 đồng/kg.
Thịt lợn được làm lạnh nhanh từ-18-220C trong 2-4 giờ, sau đó đưa sang làm mát từ 0-40C khoảng 14-16 giờ để tâm thịt ở chỗ dày nhất đạt 0-40C, độ pH đạt 5.5-6,2 trước khi được đem đi pha lọc. Ảnh: K. Lực
Tuy nhiên, để giữ ổn định giá bán, phía Masan MEATLife chủ trương “tận dụng từng chuỗi giá trị để giảm chi phí trên đầu lợn” một cách tối ưu nhất. “Thí dụ, hiện ngoài thị trường 2,5kg thức ăn gia súc cho 1kg thịt lợn thì bọn này cải tiến còn 2,4kg thức ăn cho 1kg thịt lợn” – ông Hoàng nói.
Chính vì thế, về mặt bằng chung, so với tất cả các thịt loại lợn sinh học do một số công ty, cơ sở sản xuất thì MEATDeli luôn có mức giá thấp hơn 20%, có loại lên tới 25%. “So với giá thịt “ nóng”, chi phí để người tiêu dùng sử dụng thịt mát MEATDeli tăng thêm khoảng 300 đồng/bữa ăn/người. Đây là mức chi phí không quá lớn cho bữa ăn an toàn của người tiêu dùng và gia đình” – ông Phạm Quang Hiền khẳng định.
Cùng với thị trường Hà Nội, từ ngày 27/9/2019, thịt mát MEATDeli đã chính thức phục vụ người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh với trên 40 điểm bán tại hệ thống các cửa hàng và siêu thị Vinmart. /.
Ở khâu giết mổ, lợn được làm ngất bằng khí C02 trong vòng 20-150 giây để hoàn toàn mất ý thức và không bị căng thẳng. Đây là phương pháp giết mổ nhân văn hiện nay và phù hợp với chuẩn mực chế biến thịt mát của các nước phát triển. Đặc biệt, trong tháng 9/2019, nhà máy MNS MEAT Hà Nam chính thức được cấp chứng chỉ toàn cầu BRC về an toàn thực phẩm. Trong lĩnh vực thịt tươi, đây là nhà máy chế biến đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn này.
Theo Danviet
Đưa thịt chó vào diện kiểm soát giết mổ
Các chuyên gia đều thống nhất quan điểm nên xem thịt chó là một loại thực phẩm và cần đưa vào danh mục quản lý, kiểm soát giết mổ.
Mới đây, tại Quảng Ninh, hai anh em ruột tử vong sau chầu nhậu thịt chó cùng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm được cho là bởi thịt chó trước đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của loại thịt này.
Các bác sĩ của BV ĐH Y Dược TP.HCM cũng vừa cảnh báo ăn thịt chó, mèo có thể bị bệnh dại bởi hầu hết nguồn thịt chó cung cấp ra thị trường xuất phát từ các vụ trộm cắp. Chó trộm bị đánh bả, bị bẫy bằng các hóa chất độc hại nếu không được chế biến kỹ thì ăn vào sẽ bị nhiễm ký sinh trùng, nó sẽ xâm nhập vào gan, phổi, mắt, thậm chí là não,... có thể gây tử vong ở người. Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã ra khuyến cáo kêu gọi người dân không nên ăn thịt chó. Chính quyền một số nơi cũng đã vận động người dân không nên ăn thịt chó.
Không nên chỉ dừng ở việc vận động
Điều đáng bàn là theo Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thì chó không phải là đối tượng nằm trong danh mục động vật phải kiểm soát giết mổ.
Điều này đồng nghĩa chó được bán ở các khu chợ, nhà hàng, quán ăn sẽ không đảm bảo về nguồn gốc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền khuyến khích người dân không ăn thịt chó, không thừa nhận cho phép ăn thịt chó nhưng thực tế vẫn còn tình trạng này. Do đó, cần đưa chó vào diện kiểm soát giết mổ, kiểm dịch như một số loại động vật khác để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Điều này không có nghĩa là thừa nhận, khuyến khích cho người dân ăn thịt chó mà là để quản lý, kiểm soát.
TS Dương Ngọc Dũng (ĐH KHXH&NV TP.HCM) chia sẻ: Đã có thời kỳ đất nước khó khăn, việc ăn uống bị thiếu đạm trầm trọng trong khi đó trâu, bò lại là vật nuôi dùng để lấy sức kéo nên chó bị giết mổ làm thịt để bổ sung đạm. Từ đó thói quen ăn thịt chó dần hình thành.
Kinh tế đất nước bây giờ đã phát triển, chuyện ăn uống cũng đã thoải mái và dư dả, không lo thiếu đạm; chó lại là vật nuôi gần gũi, trung thành nên cần nhận thức lại việc ăn thịt chó. "Cũng cần nói thêm, ăn thịt chó đó là quyền tự do ăn uống của mỗi người, khó có thể ban hành lệnh cấm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thịt chó vẫn được buôn bán như một nguồn thực phẩm nên cần đưa vào diện phải kiểm tra chặt chẽ theo các quy định về vệ sinh ATTP để bảo vệ sức khỏe cho người dân" - TS Dũng nêu quan điểm.
Thịt chó được giết mổ, bày bán tràn lan, mất vệ sinh ở các chợ. Ảnh: Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cung cấp.
Phải đưa vào diện kiểm soát giết mổ
TS Lê Minh Tiến (chuyên gia xã hội học) nhận định: Hiện nay một số nơi, thịt chó vẫn được bày bán tiêu thụ như là một loại thực phẩm, đã là thực phẩm cần được kiểm soát giết mổ, kiểm dịch như các loại động vật khác. "Ngay cả thịt cừu với lượng tiêu thụ ít, gần như chỉ thấy ở một số nhà hàng và chắc chắn không phổ biến bằng thịt chó mà còn được kiểm soát giết mổ theo Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNN. Trong khi đó, chó không được kiểm soát giết mổ theo thông tư vừa nêu là rất vô lý" - TS Tiến nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ThS Phan Thị Tường Vi (Khoa Luật, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) cho rằng việc ăn thịt chó có những hệ lụy liên quan như trộm cắp chó dẫn đến án mạng, giết mổ không an toàn hay là dùng thịt chó dại dẫn đến hậu quả chết người... Tất cả những chuyện này đều gây ảnh hưởng xấu nhất định đến xã hội.
"Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật hiện hành không có một quy định nào đặt ra cho việc quản lý chăn nuôi, giết mổ, sử dụng thịt chó như các loại thịt khác từ heo, bò, gà, vịt hay hải sản...
Chính quyền không cấm ăn thịt chó nhưng cũng cần có quy định pháp luật cụ thể để quản lý việc chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ loại thịt này để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân.
Trước mắt cần đưa chó vào danh mục động vật phải chịu sự quản lý, kiểm soát giết mổ theo Thông tư 09/2016 của Bộ NN&PTNT" - ThS Tường Vi nói.
Cái gì người ta đưa vào miệng thì cũng cần đưa vào diện quản lý
Những ảnh hưởng không tốt của việc ăn thịt chó về mặt sức khỏe cũng như xã hội đã được cảnh báo. Tuy nhiên, một khi đã không cấm ăn thịt chó thì chó cần được quản lý, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y một cách rõ ràng, theo đúng các quy chuẩn về vệ sinh ATTP.
Thịt chó hiện nay vẫn được mua bán, kinh doanh nên cần quản lý chặt chẽ. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi dần nhận thức về việc không ăn thịt chó thì trước mắt cần nhanh chóng đưa chó vào danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ theo Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNT để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân. Về lâu dài, các cơ quan chức năng mà trọng tâm là Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế cùng một số đơn vị có liên quan cần phối hợp với nhau để đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quản lý thịt chó cũng như chế tài xử phạt khi các cá nhân, tổ chức vi phạm.
PGS-TS NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG,
Phó Trưởng khoa Luật, Đ H Kinh tế - Luật TP.HCM
MINH CHUNG
Theo PLO
Phân biệt thịt lợn sạch bằng 3 nhận biết không phải ai cũng biết Tình trạng trẻ em dậy thì sớm trước tuổi đang gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Một trong các nguyên nhân chính là do thức ăn có chất tăng trọng. Vậy làm thế nào để giúp con yêu của chúng ta có thể phát triển hoàn thiện mà vẫn đảm bảo an toàn giữa "thời buổi tăng trọng" đây? Thịt...