Thịt kho dừa ngon cơm trong chiều trở gió
Chiều đi làm về, gió liêu xiêu. Trời Sài Gòn se se lạnh làm trỗi dậy cơn thèm ăn món gì cay cay, nóng nóng… Lục tìm trong đầu xem ‘menu’ những món thích ăn nhất, thấy thịt tho dừa là lý tưởng nhất.
Những ngày còn ở nhà, thường được mẹ chiều chuộng kho thịt theo kiểu cho riêng mình. Cả nhà không thích ăn ngọt, chỉ riêng mình thích ăn ngọt. Chị gái không ăn được cay, nhưng mình lại rất thích ăn cay. Mẹ kho thịt mà không cay, không ngọt vừa ý là đến bữa cơm mặt mình sẽ sưng lên như… cái mâm. Thế nên, để giữ hòa khí trong bữa cơm, mẹ luôn kho thịt đúng ý mình. Ai ăn miếng nào thì ăn, không thì mình sẽ ăn hết.
Khoái món thịt kho dừa này lắm. Mà thường thích ăn dừa hơn ăn thịt. Dù mẹ nói ăn nhiều dừa bị đầy bụng, ăn thịt mới thông minh. Ôi mặc kệ thôi. Ăn cho sướng miệng đã. Cứ một miếng cơm một miếng dừa, ngon lành làm sao. Cho đến khi cơm căng bụng rồi thì đổi “chiến thuật” sang ăn vã dừa. Còn thịt thì khi nào hết dừa rồi mới ngó ngàng đến.
Đến khi học đại học, mỗi tuần về nhà vẫn được mẹ làm cho một hộp thịt kho dừa đem xuống nhà trọ, bỏ tủ lạnh ăn dần. Thịt kho dừa ăn bốn mùa đều ngon, nhưng tất nhiên ngon nhất là vào mùa đông hoặc ăn vào trời se se lạnh, mát mẻ như thời tiết Sài Gòn những ngày này.
Nhiều lúc thấy thèm, dù chẳng thèm đến mức ứa nước miếng đâu, nhưng đúng là thèm “ứa nước mắt” món thịt kho tàu của mẹ. Chỉ những người đi xa quê mới hiểu sau những háo hức với ẩm thực Sài Gòn là nỗi nhớ hương vị quê hương da diết. Đôi khi lười biếng, lại rủ bạn ra quán Bắc nào đó để tìm hương vị ngày xưa quen thuộc nhưng đâu có thấy. Tìm được đúng hương vị quê hương ở một miền đất lạ quả thực khó lắm.
Người ta vẫn có câu “muốn ăn thì lăn vào bếp” chẳng sai chút nào. Thôi thì tự chiều chuộng bản thân, tự mua thịt, mua dừa về kho chứ biết làm sao. Thật lâu rồi mới làm món này nên có chút ngờ ngợ. Thường thì người ta hay mua thịt ba chỉ để kho là ngon nhất. Nhưng mình không thích ăn thịt mỡ nên không mua thịt ba chỉ mà chọn thịt chân giò.
Video đang HOT
Cùi dừa ( cơm dừa) thì rất dễ mua ở chợ. Thường thì những quầy bán dừa để kho thịt thường nằm ngay cạnh những quầy bán thịt. Người bán đã chọn sẵn những quả dừa không già, không non, vừa đủ mềm, đủ dai để chế biến, nên bạn có thể thoải mái mua bao nhiêu tùy thích. Để “đầu tư” cho món thịt kho dừa thêm ngậy, bạn có thể mua thêm một quả dừa xiêm để lấy nước dừa đổ vào nồi kho thịt.
Khi đã có thịt, dừa, nước dừa, bạn chỉ cần nêm gia vị: đường, muối, ớt, chút dấm cho thịt mềm, chút nước màu để món ăn trông thêm phần hấp dẫn. Trộn đều tất cả trong nồi và đem đi kho khoảng 30 phút để cả thịt và dừa đều ngấm gia vị và nhừ. Chẳng cầu kỳ, chẳng hoa mỹ, thịt kho dừa dễ làm mà ngon, mà hao cơm ghê gớm.
Ngày bé, có lần mình hỏi mẹ: “Tại sao lại lấy dừa kho với thịt?”. Mẹ hỏi lại: “Thế tại sao con lại thích ăn dừa kho thịt?”. Rất ngây thơ trả lời: “Vì con thấy ngon”. Mẹ cười: “Thì nó ngon nên người ta mới kho như thế”. Không thấy câu trả lời của mẹ thỏa đáng lắm. Nhưng mà thôi, chỉ cần ăn ngon là được, thắc mắc nhiều khéo lại không được ăn.
Theo ihay
Biến tấu với dừa trong ẩm thực Nam Bộ
Vị ngọt của dừa luôn phảng phất trong từng món ăn miền Nam.
Gỏi cổ hũ dừa
Cổ hũ dưa la phân la mâm năm chinh giưa ngon cua cây dưa. Đây chính là phần ngon nhất của cây nên hay được chế biến các món như gỏi, món xào, canh hầm... Cây dừa càng già thì cổ hũ càng ngọt thanh và giòn.
Gỏi cổ hũ dừa gồm cổ hũ dừa, tôm, tai lợn ngâm chua, hoặc thịt bò và các loại rau thơm. Món này thường ăn kèm với nước mắm pha ngọt đặc trưng cho miền Nam, chút đậu phộng giã nhuyễn, hành phi và bánh phồng tôm. Đây là một món ăn lạ miệng và độc đáo với những người nội trợ muốn làm mới bữa cơm gia đình.
Cơm trái dừa
Với món ăn này, để cơm vừa ăn và nước được ngọt, người ta sử dụng dừa xiêm trái nhỏ. Cơm trái dừa thu hút ánh nhìn bởi vẻ ngoài cực ngon mắt và các loại củ quả được cắt hạt lựu và có thể thay đổi tùy thích. Vị mặn của cơm chiên thông thường được hòa quyện với vị ngọt thanh đặc trưng của nước dừa tạo cho món ăn một hương vị đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
Khi dùng món này, nên ăn từng muỗng nhỏ và nhai chậm rãi mới thưởng thức được hết độ dẻo của cơm hòa vào mùi vị thơm ngọt tự nhiên của dừa.
Chè thưng (chè bà ba)
Đây là món ăn đặc trưng cho nền ẩm thực dân dã miền Nam. Món chè này được ví như người con gái đẹp miền Tây, mặc chiếc áo bà ba mộc mạc mà vẫn hấp dẫn vô song.
Nguyên liệu để nấu chè thưng gồm đậu xanh, hạt sen, đậu phộng, nấm mèo, bột khoai, bột báng và nước cốt dừa. Hương vị béo quyện với vị thơm, bùi của hạt sen, đậu xanh, sần sật của nấm mèo là những nét đặc trưng chính của chè thưng Nam Bộ.
Dạo chơi vùng sông nước Nam Bộ trong những buổi chiều mát, được thưởng thức chén chè thưng nóng hôi hổi, tỏa hương thơm ngào ngạt như khiến ta cảm nhận được sự ấm áp, thân thiện của chính con người Nam Bộ vậy.
Bánh bò dừa
Có lẽ khi đến Sài Gòn, ta vẫn thường bắt gặp hình ảnh những chiếc xe bánh bò dừa nướng thơm phức dọc trên các con phố. Món bánh này cũng là một loại quà vặt quen thuộc của các bạn trẻ miền Nam vào mỗi buổi tan trường.
Bánh bò dừa gồm hai miếng ghép vào với nhau, ở giữa là phần nhân dừa xào chín.Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột nổi, trứng gà. Nhân bánh là dừa bào sợi xào với đường cát trắng và đậu xanh hấp chín. Nguyên liệu thật đơn giản, nhưng bánh bò dừa lại đòi hỏi người nướng bánh phải rất khéo léo và nhanh tay. Một chiếc bánh chỉ thật hoàn hảo khi miếng bánh giòn nhưng lại có độ dai nhất định, mang theo đó là hương vị beo béo, thơm thơm khó tả.
Ngày nay, việc nướng bánh đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, nhưng nghề truyền thống làm bánh bò dừa chỉ có thể gắn liền với những chiếc bếp than hồng mới có thể cho ra lò những mẻ bánh đúng chất.
Theo Depplus.vn/MASK
[Chế biến] - Mứt dừa ướt Mứt dừa làm kiểu ướt (jam) như thế này, không giống mứt dừa thường có trong ngày Tết (sên đến khi lại đường) có thể dùng kèm với kem, rau câu cho lạ miệng, hoặc đơn giản chỉ cho thêm đá vào là có món chè cơm dừa mát thơm cho ngày nắng nóng. Nguyên liệu: - 125g đường - 240ml nước -...