Thịt gà cũng có thể gây ngộ độc nếu chế biến và bảo quản sai cách
Thịt gà là thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng và rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Tuy nhiên, nếu ăn thịt gà chưa nấu chín hoặc bị ô nhiễm, bạn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do thịt gà
Cách ăn thịt gà gây hại sức khỏe cần loại bỏ
Tuy là thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng gà sống thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella, nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp.
Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong trường hợp đã sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.
Gà sống thường chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
2. Biểu hiện ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Campylobacter
Những người bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter thường bị tiêu chảy (thường có máu), sốt và co thắt dạ dày. Ngoài ra có thể kèm theo buồn nôn và nôn.
Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2-5 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng một tuần. Một số người gặp phải các biến chứng như hội chứng ruột kích thích, tê liệt tạm thời và viêm khớp.
Ở những người có hệ miễn dịch yếu như những người bị rối loạn máu, bị AIDS hoặc đang điều trị bằng hóa trị, vi khuẩn Campylobacter nhiễm vào máu và gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Vi khuẩn Campylobacter gây tiêu chảy, sốt, buồn nôn…
2. Biểu hiện ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn.
Bệnh nhân thường bị đau bụng co thắt, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, có dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng), phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng.
3. Chế biến và bảo quản thịt gà đúng cách để phòng ngộ độc
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do thịt gà, các bà nội trợ cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Khi mua thịt gà sống ở chợ hoặc siêu thị cần cho gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để chúng không bị dính vào các thực phẩm khác.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.
Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.
- Không rửa thịt gà sống gần các thực phẩm khác vì trong quá trình rửa, nước rửa gà có thể bắn ra làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và bề mặt khác.
- Dùng thớt riêng để chế biến thịt gà sống. Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và mặt bàn bếp bằng nước rửa bát sau khi sơ chế gà và trước khi chế biến món tiếp theo.
- Không để thực phẩm đã nấu chín hoặc sản phẩm tươi sống trên đĩa, thớt, hoặc bề mặt khác mà trước đó đã đựng thịt gà sống.
- Không nên dùng lò vi sóng hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm nóng không đều để chế biến thịt gà đông lạnh.
- Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ, không còn màu đỏ, không ăn thịt gà tái.
- Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu trời nóng).
Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ để phòng ngộ độc do nhiễm vi khuẩn.
Thịt gà và cá, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Cả thịt gà và cá đều có hàm lượng protein cao cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Giữa thịt gà và cá, để xác định loại nào tốt hơn cho sức khỏe thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cụ thể, trong 100 gram cánh gà rán thì có khoảng 310 calo, 11 gram tinh bột, 21 gram protein, 20 gram chất béo. Hàm lượng dinh dưỡng này nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và dễ gây tăng cân.
Giữa cá và thịt gà, loại nào tốt hơn sẽ tùy thuộc nhiều vào cách chế biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cụ thể, trong 100 gram cánh gà rán thì có khoảng 310 calo, 11 gram tinh bột, 21 gram protein, 20 gram chất béo. Hàm lượng dinh dưỡng này nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và dễ gây tăng cân.
Trong khi đó, 100 gram ức gà nướng thì chỉ có 165 calo nhưng có đến 31 gram protein, chất béo cũng chỉ là 3,6 gram. Với hàm lượng dinh dưỡng này, ức gà nướng tốt hơn cánh gà rán.
Tương tự, cá có tốt hơn gà hay không cũng tùy thuộc vào loại cá và cách chế biến. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mọi người hãy ăn các loại cá có nhiều dầu như cá hồi, cá thu.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn tối đa 140 gram cá hoặc gà không da mỗi ngày. Để tối ưu hóa sức khỏe, khi chế biến cá, mọi người cần ưu tiên luộc, nướng, hấp thay vì chiên bằng dầu mỡ. Vì khi chiên, cá sẽ hút nhiều dầu, làm tăng hàm lượng calo trong món ăn.
Một trong những lợi ích dinh dưỡng đáng kể nhất của cá và gà là hàm lượng protein cao. Những người giảm cân thường sẽ hạn chế các món có nhiều đường, tinh bột và thay thế bằng cá, gà.
Protein giúp người ăn cảm thấy no lâu và kích thích quá trình trao đổi chất, nhờ đó giúp giảm cân hiệu quả hơn. Ngoài ra, protein sẽ giúp duy trì khối lượng cơ và đốt chất béo tốt hơn.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy mỗi ngày nạp 1,2 gram protein/kg trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Nồng độ cholesterol trong máu cũng giảm, theo Prevention.
Mê đồ ăn mặn, người Mỹ được khuyên giảm muối để giữ sức khỏe
Ăn sống bí đỏ có được không? Bí đỏ và hạt bí đỏ là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn, từ món mặn cho tới món ngọt. Bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng. ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhiều người thắc mắc liệu bí đỏ và hạt bí có ăn sống được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy sự khác biệt khi ăn bí sống và bí...