Thiếu úy, ca sĩ Phạm Kiều Huyền: Mỗi lần đến biên cương, lòng tôi như thắt lại…
Trở về từ cuộc thi ‘Tiếng hát Hà Nội 2023′ với giải thưởng ‘Giọng hát ấn tượng nhất’, Thiếu úy, ca sĩ Phạm Kiều Huyền (Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng) đang tràn đầy sự tự tin, niềm hứng khởi với con đường âm nhạc phía trước. Thời gian công tác tại Đoàn Văn công Văn công Bộ đội Biên phòng chưa dài, nhưng đã cho chị những trải nghiệm quý giá để nhân thêm tình yêu, niềm tin với công việc ca hát đầy thử thách phía trước.
Thiếu úy Phạm Kiều Huyền sinh năm 1999, tại một miền quê êm đềm bên dòng sông Mã. Nếu như Thanh Hóa đã cho chị ý chí, mạnh mẽ thì Cần Thơ – nơi chị trưởng thành – đã cho chị sự mộc mạc, chân thành. Từ những yếu tố đó đã tạo nên một Phạm Kiều Huyền đầy cá tính, luôn cháy hết mình với những sáng tạo bất tận. Hơn nữa, lớn lên được đắm chìm trong những câu hò, điệu lý của miền sông nước đã thôi thúc chị đến với âm nhạc dân gian một cách mê đắm. Chị khát khao được theo đuổi dòng nhạc này, bởi qua những câu hát chị thấy hình ảnh của quê hương, của mẹ cha, người thân và gia đình.
Để thực hiện ước mơ với con đường âm nhạc chuyên nghiệp, chị vào học thanh nhạc (hệ dân sự) tại Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội dưới sự giảng dạy trực tiếp của cô giáo Tăng Quỳnh Nga.
Có năng khiếu, lại được học hành, rèn giũa bài bản trong môi trường nghệ thuật hàng đầu là nền tảng vững chắc để Kiều Huyền có động lực, niềm tin và con đường phía trước. Và “quả ngọt” đã đến khi với 4 năm miệt mài, chị tốt nghiệp loại xuất sắc. Nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng may mắn được học tập dưới mái trường quân đội, chị luôn khao khát được tuyển dụng vào Quân đội, trở thành nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều ước đó đã được hiện thực hóa vào dịp cuối năm 2023, khi chị trở thành Thiếu úy của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng. Tại Đoàn, chị đã hiểu hơn đời sống của người chiến sĩ và cảm thấy yêu hơn, trân trọng hơn những chuyến biểu diễn tại khắp mọi miền biên giới.
Là ca sĩ có tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm đường đời chưa nhiều nên mỗi khi đến với những đồn biên phòng, được cảm nhận những sự khó khăn, vất vả của người chiến sĩ và bà con dân bản nơi đồn biên phòng đóng quân, chị đã không ít lần rơi nước mắt.
“Quãng đường đến các đồn là đồi núi chập trùng, cheo leo, nguy hiểm. Đời sống của người chiến sĩ và bà con còn rất khó khăn. Có nơi còn không có điện, không có nước, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng, bao trùm lên tất cả là tình yêu thương, sự trân trọng của bà con với văn công. Họ nhường giường, nhường nhà của mình cho văn công nằm. Họ thết đãi văn công những món đặc sản của vùng”, chị xúc động nhớ lại.
Cũng theo ca sĩ Kiều Huyền, nhiều lần biểu diễn tại các vùng biên, bà con không biết nói tiếng Kinh nhưng qua gương mặt, cử chỉ của họ, chị hiểu những tiết mục của mình đã mang lại “đời sống tinh thần” vô cùng quý giá cho họ.
“Đợt vừa qua, đoàn chúng tôi có chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên ròng rã trong suốt 15 ngày. Có những hôm ngồi xe nhiều quá, chúng tôi cảm thấy rất mệt mỏi nhưng đến điểm biểu diễn thì ai nấy đều rạng rỡ, vui mừng. Đời sống tinh thần của các chiến sĩ biên phòng ở các đồn và bà con vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, bởi thế họ đón nhận những tiết mục của chúng tôi một cách nồng nhiệt, say đắm. Cứ nghĩ đến những khuôn mặt háo hức của trẻ thơ, sự mòn mỏi chờ mong của bà con…, chúng tôi lại mong muốn được đi biểu diễn nhiều hơn nữa”, chị kể.
Video đang HOT
Theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc dân gian, Phạm Kiều Huyền xác định công sức, thời gian bỏ ra phải rất nhiều, phải rất nỗ lực.
Là Thiếu úy của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng, Phạm Kiều Huyền luôn nhắc nhớ bản thân phải chuyên nghiệp, trưởng thành hơn trong từng buổi biểu diễn. Dù sở hữu một giọng hát đẹp, nhưng ngày ngày chị vẫn ra sức luyện tập để có giọng hát ngày càng trong trẻo, da diết hơn. Để tiếp cận nhiều hơn với khán giả, chị cũng đã lập kênh Youtube để thường xuyên đăng tải những MV ca nhạc.
Ở mỗi MV, chị luôn chú tâm đến vấn đề chất lượng âm thanh, hình ảnh và đặc biệt là trong cách chọn bài hát. Chị không chỉ chọn biểu diễn những ca khúc về người lính nói chung, người lính Biên phòng nói riêng mà còn không ngừng “làm mới” mình khi thể hiện các bài hát về tình yêu quê hương, đất nước. Vào dịp Tết Giáp Thìn vừa qua, chị đã giới thiệu nhiều MV ca nhạc trên kênh Youtube thu hút được sự quan tâm của khán giả, trong đó có ca khúc về Tết và tục lệ ngày Tết kết hợp tập với dòng nhạc điện tử.
Theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc dân gian, Phạm Kiều Huyền xác định công sức, thời gian bỏ ra phải rất nhiều, phải rất nỗ lực. Bởi, dòng nhạc này đã có nhiều “cây đa, cây đề”, hơn nữa, đây là dòng nhạc khó, đòi hỏi không chỉ là giọng hát mà còn “phông” văn hóa rất rộng. “Là chiến sĩ Biên phòng, tôi mong muốn mang những giai điệu mới, trẻ trung, sáng tạo đến gần hơn với những vùng biên giới xa xôi. Bởi nhu cầu nghe nhạc của công chúng ngày càng thay đổi và người ca sĩ phải bắt kịp xu thế đó để làm tốt nhiệm vụ của người mang lại “món ăn tinh thần” cho họ”, chị chia sẻ.
Trong tương lai, Thiếu úy Phạm Kiều Huyền muốn trở thành một giọng ca có thể hát được nhiều dòng nhạc, với nhiều phong cách khác nhau. “Thời gian tới, tôi sẽ phấn đấu để xứng đáng là người nghệ sĩ, chiến sĩ Biên phòng, đó không chỉ qua giọng hát mà còn là trong tác phong, tâm thế, trách nhiệm. Để khẳng định bản thân, tôi sẽ đăng ký tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc để lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Biên phòng đến với đông đảo nhân dân, để họ hiểu hơn về nhiệm vụ, sứ mệnh của người chiến sĩ Biên phòng với sự nghiệp gìn giữ biên cương tươi đẹp của Tổ quốc thân yêu”, chị trải lòng.
Thăm di sản thế giới hơn 500 triệu năm tuổi ở Cao Bằng
Được ví như hòn ngọc xanh của vùng Đông Bắc, dải biên cương Cao Bằng luôn ẩn chứa sức hút riêng nhờ cảnh sắc non nước hữu tình còn đậm nét hoang sơ gắn liền với những di tích lịch sử.
Dốc Mẻ Pia với 14 khúc cua ngoạn mục.
Nơi Bác "dịch sử Đảng"
Cao Bằng với khu di tích lịch sử suối Lê Nin, hang Pác Bó là mảnh đất hùng thiêng gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
Ngay sau khi vào cổng khu di tích Pác Bó, du khách sẽ thấy cột mốc số 0 của tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài Bắc Nam, đối diện là khu tưởng niệm Bác Hồ. Dọc đường đến suối Lê Nin và núi Các Mác, bạn sẽ ngang qua khung cảnh bình yên của những ruộng lúa, nương ngô, dòng suối và những nếp nhà đồng bào dân tộc Tày, Nùng.
Thật bất ngờ khi tận mắt thấy suối Lê Nin có màu xanh ngọc bích, trong vắt có thể nhìn thấy cá tung tăng bơi lội, chảy len lỏi giữa núi rừng. Men theo dòng suối như dải lụa, chúng tôi tản bộ về phía ngọn nguồn có hang Cốc Bó - nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới thành công. Năm xưa, Bác Hồ đã chọn nơi này để "dịch sử Đảng".
Pác Bó trong tiếng Tày Nùng có nghĩa là đầu nguồn. Nơi này cũng là suối nguồn của cách mạng Việt Nam. Trải qua nhiều biến động, khu di tích lịch sử Pác Bó vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, yên bình.
Non nước hữu tình
Thăm di sản thế giới hơn 500 triệu năm tuổi ở Cao Bằng.
Cao Bằng là nơi hội tụ sông hồ, núi non. Riêng công viên địa chất Non Nước Cao Bằng có lịch sử phát triển hơn 500 triệu năm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào tháng 4/2018, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ.
Chúng tôi đã đến thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới Việt Trung - một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ tư trên thế giới trong số các thác nước cùng nằm trên một đường biên giới. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng dòng thác tung bọt trắng xóa từ độ cao 60m qua nhiều tầng thác, xuôi xuống dòng sông Quây Sơn nổi bật giữa đại ngàn xanh thẳm.
Động Ngườm Ngao theo tiếng địa phương có nghĩa là hang hổ. Tương truyền xưa kia có rất nhiều hổ dữ sinh sống ở đây. Cũng có ý cho rằng sở dĩ có tên đó vì người dân đứng trong động nghe tiếng nước chảy như tiếng hổ gầm.
Động Ngườm Ngao có quần thể nhũ đá thiên nhiên nhiều màu sắc gồm hàng trăm ngàn hình khối khác nhau, trông như đụn vàng, thùng gạo, đóa sen... Chúng được hình thành từ 400 triệu năm trước.
Rời động Ngườm Ngao, chúng tôi ghé thăm núi Mắt Thần hay núi Thủng - theo cách gọi của người bản địa. Ngọn núi này có điểm đặc biệt: rỗng một khoảng ở giữa, trông từ xa như con mắt hướng lên trời xanh. Xung quanh chân núi là hồ Thang Hen và những đồi cỏ xanh mướt thích hợp cho hoạt động cắm trại, ngắm cảnh.
Tới Cao Bằng, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm chinh phục dốc Mẻ Pia - con dốc có độ hiểm trở số một tại đây, với 14 khúc cua cheo leo nối dài tới tận đỉnh núi. Chúng tôi đã chọn trekking trên đoạn đường mòn khoảng 3km để có thể đứng trên đỉnh núi đối diện đèo Mẻ Pia ngắm nhìn trọn vẹn con đèo với 14 khúc cua ngoạn mục này.
Được thiên nhiên hào phóng ban tặng hệ sinh thái đa dạng, Cao Bằng hiện có diện tích rừng tự nhiên lớn với nhiều loại cây quý hiếm, mang giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học cao, trong đó có 27 loài được ghi trong Sách đỏ như dẻ tùng sọc trắng, thông pà cò, ngũ gia bì gai, hoàng đàn...
Bên cạnh đó, Cao Bằng còn có hệ thống động vật quý giá với gần 200 loài, trong đó có một số loài quý như cu li, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, tê tê, sóc bay...
Ở Cao Bằng còn có một loại cây rất đẹp trong mùa thay lá: phong hương hay còn gọi là sau sau, phiến lá có mùi hương đặc biệt được người Cao Bằng dùng làm gia vị, ăn sống hoặc xào. Khi lá ngả đỏ vào tầm cuối năm, người dân giã lá để lấy nước làm màu tự nhiên cho món xôi ngũ sắc mỗi dịp tết.
Có lần tôi đến vào mùa những vạt lá phong hương thay màu đỏ rực, soi bóng bên hồ Bản Viết nước xanh trong. Lần ấy, hình ảnh tựa như một thước phim lãng mạn đã khiến tim tôi lỗi nhịp.
Ẩm thực độc đáo
Du khách tại chòi nông sản không người bán.
Tới Cao Bằng, bạn nên trải nghiệm ẩm thực phong phú với những món ăn độc đáo mang đậm bản sắc địa phương.
Đầu tiên, phải kể tới món bánh cuốn trứ danh. Khác với bánh cuốn ở những địa phương khác, món bánh này ăn cùng nước dùng ngon ngọt từ xương ninh. Vỏ bánh được tráng cực mỏng nhưng vẫn có độ dẻo mềm, thơm nức mùi gạo nguyên bản, bên trong cuốn với thịt bằm nhuyễn, kèm chén trứng chần, giò heo ninh nhừ, rau mùi, gắp thêm vài lát măng ngâm mắc mật cho khẩu vị thêm phần ấn tượng.
Cao Bằng còn có một món ăn dân dã khác với cách chế biến cầu kỳ - phở chua.
Để có món phở chua đúng chuẩn Cao Bằng cần có các loại khoai đặc trưng của vùng, kết hợp gan/dạ dày heo, thịt vịt, bánh phở Cao Bằng và vài loại rau gia vị ăn kèm. Hương vị của món phở chua được quyết định bởi thứ nước xốt đặc biệt.
Xôi trám cũng là một món ăn nên thử nếu bạn tới đây vào khoảng tháng Bảy, tháng Tám. Xôi có vị bùi của trám, kết hợp cùng vị dẻo thơm ngòn ngọt của nếp nương, đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công bố nằm trong Top 100 món ẩm thực tiêu biểu.
Bánh trứng kiến vốn là đặc sản quý hiếm, chỉ có vào khoảng tháng Năm ở Cao Bằng. Khi đó, kiến rừng sinh sôi mạnh nhất, có thể thu về lượng trứng đủ để làm nhân bánh đặc trưng với vị béo ngậy, ngon lạ lùng. Phần nhân bánh được làm từ trứng kiến đã rửa sạch, thêm chút hành phi thơm xào với thịt heo băm nhỏ, sau cùng cho thêm lá kiệu thái sợi để tăng thêm hương vị. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương nấu chín. Bánh được bọc bằng lá non nhằm giữ độ dẻo thơm.
Dọc những cung đường khám phá Cao Bằng, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy khá nhiều chòi bán nông sản không cần người canh, chỉ có bảng giá, bao đựng, chiếc cân để bất cứ ai muốn mua làm quà... cứ tự nhiên.
Những thức quà đơn sơ mà tươi ngon của núi rừng như hạt dẻ, sim, trám, củ dong... đều được người dân lựa chọn cẩn thận rồi mang ra sạp bày. Sau đó, họ đi làm, cuối ngày mới trở về đếm số tiền thu được. Chính sự chất phác, thật thà, nồng hậu của người dân miền sơn cước lại níu chân nhiều du khách khi tới đây.
Ruộng bậc thang xanh mướt ở huyện biên cương Thanh Hóa Giữa bạt ngàn núi rừng đang ngả màu vàng đỏ mùa thay lá, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt ven sông, suối như tô điểm thêm vẻ đẹp hùng vĩ của huyện biên cương Mường Lát (Thanh Hóa) Tháng 3, thời tiết nơi huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn hanh hao, cây rừng đang mùa thay lá. Đã nhiều...