Thiếu tướng Hồ Thanh Đình: Phạm nhân có thai khi đi lao động
Như đã phản ánh, phạm nhân Huỳnh Thị Giáng Kiều (29 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM), đang thụ án tại phân trại K1, trại giam An Phước (Bộ Công an) bỗng dưng mang thai và sinh con vào ngày 26-7.
Theo quy định, việc quản lý phạm nhân trong trại giam rất nghiêm ngặt nên chuyện đang thụ án lại có thai rồi sinh con mà cán bộ trại giam không biết rất hi hữu.
Chiều 30-7, Thiếu tướng Hồ Thanh Đình , Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục VIII, Bộ Công an (ảnh), cho biết: Tôi đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan đến vụ việc . Thưa thiếu tướng, quy định về giam giữ và quản lý phạm nhân rất chặt chẽ nhưng vì sao phạm nhân Kiều lại có thể có thai mà cán bộ trại không biết?
Vụ phạm nhân có thai tôi đã biết hơn một tuần nay và đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm cán bộ quản lý. Theo báo cáo của lãnh đạo trại giam An Phước, cán bộ trại phát hiện vụ việc cách đây khoảng 20 ngày. Do phạm nhân mặc áo rộng và cố tình giấu, tránh mặt mọi người nên lúc đầu cán bộ trại không hay biết. Đến khi cán bộ phát hiện, phạm nhân này đã mang thai hơn tám tháng.
Trước đó, phạm nhân Kiều cải tạo tốt nên được ra ngoài lao động. Phạm nhân này là tổ trưởng một tổ cạo mủ cao su. Báo cáo của lãnh đạo trại giam cho biết là do địa hình vườn cao su rộng (hơn 10 ha) nên cán bộ theo dõi, giám sát phạm nhân đã để xảy ra sai sót.
. Về thông tin phạm nhân đã có chồng thực hư thế nào, thưa ông?
Phạm nhân này chưa có chồng. Theo bản kiểm điểm của phạm nhân này thì hơn chín tháng trước, trong một lần đi cạo mủ cao su, lợi dụng cán bộ quản lý sơ suất, phạm nhân đã hẹn với một người đàn ông ở Bình Dương. Người này đã mãn hạn tù, trước đây từng cải tạo tại trại giam An Phước và cả hai người có biết nhau từ trước. Hai người chỉ gặp một lần duy nhất ở một góc khuất trong vườn cao su. Vài tháng sau phạm nhân này phát hiện có thai nhưng cố tình giấu, buộc bụng lại để mọi người không phát hiện. Trong tường trình, phạm nhân Kiều cho rằng thời gian thụ án còn dài, sợ già rồi khó lấy chồng nên làm liều như vậy để có một đứa con. Hiện trại giam đã có quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo phạm nhân Kiều và hai mẹ con phạm nhân này vẫn đang được chăm sóc tại bệnh xá của trại giam.
Hai mẹ con phạm nhân Huỳnh Thị Giáng Kiều tại BV Đa khoa Bình Phước ngày 29-7. Ảnh: NĐ
. Thưa thiếu tướng, vậy lãnh đạo Tổng cục đã chỉ đạo xử lý cán bộ liên quan để xảy ra vụ việc trên như thế nào?
Video đang HOT
Hiện lãnh đạo Tổng cục đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan tại trại giam An Phước. Cụ thể, Tổng cục đã đề nghị giám thị trại giam làm rõ trách nhiệm của quản giáo, cán bộ tại nơi giam giữ của phạm nhân trong việc thiếu trách nhiệm để vụ việc nghiêm trọng này xảy ra. Về hình thức xử lý ban đầu, Tổng cục sẽ không xem xét nâng lương, phong cấp trong niên hạn 2012 đối với các cán bộ tại trại giam này vì đã để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý, giáo dục phạm nhân. Hiện tôi đã đề nghị làm rõ trách nhiệm để tiếp tục xử lý cán bộ liên quan theo quy định.
. Xin cảm ơn thiếu tướng.
Phạm nhân phải xuất viện sớm một ngày
Sáng 30-7, các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Bình Phước cho biết: Khoảng 15 giờ ngày 29-7, các cán bộ công an báo với lãnh đạo khoa Sản xin cho hai mẹ con phạm nhân Kiều xuất viện để trạm xá trại giam chăm sóc. Thấy sức khỏe của bệnh nhân Kiều tạm ổn nên bệnh viện đã đồng ý dù theo lịch phải đến hôm sau.
Theo các bác sĩ, phạm nhân Kiều sinh con lần đầu và sinh thường. Lúc ra viện tình trạng sức khỏe tạm ổn.
Hoãn xử vì một bị cáo sinh con
Ngày 30-7, TAND tỉnh Bình Thuận đã hoãn xử phúc thẩm chín bị cáo trong một vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy vì một bị cáo vừa sinh con nhỏ, sức khỏe yếu nên không thể tham gia phiên xử.
Bị cáo tên Nguyễn Thị Lan Quỳnh, ngụ quận Tân Bình (TP.HCM). Ngày 27-7, Quỳnh đã sinh con tại BV Từ Dũ và bị băng huyết nặng. Trước đó vào tháng 5-2012, TAND TP Phan Thiết đã phạt Quỳnh hai năm tù. Tại phiên sơ thẩm này, Quỳnh khai đã mang thai với bị cáo đầu vụ Nguyễn Viết Huy (bị phạt chín năm tù). Tuy nhiên, đây vẫn còn là một nghi vấn bởi Huy bị bắt tạm giam từ ngày 5-8-2011 cho đến nay. Trong khi đó, Quỳnh chỉ bị bắt tạm giam từ ngày 20-12-2011, đến ngày 20-1-2012 thì được bảo lãnh tại ngoại.
Theo PLTP
Đoạn kết buồn của cuộc đời nữ phạm nhân sát hại anh rể
Tôi ở đây riết cũng đã quen rồi. Ở ngoài, tôi không có chồng con gì nên giờ về chỉ còn má là người mà tôi phải quan tâm, lo lắng nhiều nhất. Ở trong này, tôi chỉ buồn nhất mỗi khi Tết đến...
LTS: Nguyễn Thị Hương là một trong những phạm nhân có cuộc đời bất hạnh. Lĩnh án 20 năm tù cho tội giết người, nạn nhân của Hương không phải ai xa lạ mà chính là người anh rể, chồng của chị gái ngay kế trên. Nói về cái chết của anh rể, Nguyễn Thị Hương im lặng. Sau đó, Hương cất giọng chậm rãi: "Ảnh sai, lẽ ra mình phải nhờ pháp luật can thiệp, xử lý. Mình tự xử ảnh là mình sai. Mình có tội với nhà nước, có tội với pháp luật".
14 năm trong tù, Hương nói rằng mình không hề được gia đình tiếp tế vì gia đình quá nghèo. Cùng là thủ phạm trong vụ án giết người ấy, còn có em rể của Hương phải chịu mức án 18 năm và cháu của Hương - con dượng của nạn nhân chịu mức án 15 năm. Nữ phạm nhân ngậm ngùi nói: Tất cả là do cái nghèo, đó là nguyên nhân chính của vụ án đau buồn của những người thân trong gia đình ấy.
"Tôi đã không thể kiềm chế được mình"
Nhà tôi ở một xã nghèo huyện Đức Linh - Bình Thuận. Má tôi sinh được 6 anh chị em nhưng 3 anh chị đầu đều mất từ khi còn rất nhỏ, ba tôi cũng mất sớm nên chỉ có 4 mẹ con tôi sống cùng nhau. Chị tư của tôi cũng là chị gái lớn nhất trong nhà nhưng chị ấy rất đa đoan. Chị ấy lấy chồng sớm, sinh được 2 con trai nhưng rồi cũng sớm chia tay chồng.
Năm 1988, do gia đình quá nghèo nên tôi phải bỏ nhà xuống Sài Gòn làm công nhân may thuê cho người ta để có tiền phụ giúp gia đình. Đi làm xa nên mỗi năm, tôi chỉ về nhà 2 lần để đưa tiền cho má và chị tôi nuôi các cháu. Đến năm 1990 thì chị gái tôi muốn đi thêm bước nữa.
Lần đó tôi về nhà và nghe má tôi kể về người đàn ông mà chị tôi muốn lập gia đình càng. Người đàn ông ấy không phải là người tốt nên cả tôi và má tôi đều phản đối. Trước đó, anh ta đã từng có một đời vợ. Khi người vợ đó bị bố đẻ của anh cưỡng hiếp, anh ta nói một câu không thể chấp nhận được rằng: "Tao lấy vợ về để tao và ba tao xài chung!". Không những thế, anh ta còn thường xuyên uống rượu và rất lăng nhăng nên cả tôi và má tôi không muốn chị tôi phải khổ thêm lần nữa.
Nhưng khi đó chị tôi rất cương quyết, chị nói rằng có thể trước đây anh ta là người xấu nhưng chị sẽ dùng tình cảm để cảm hóa anh ta dần. Anh ta cũng hứa rằng sẽ thương yêu các cháu tôi như con đẻ của mình. Do không cản được chị tôi nên gia đình tôi đành phải đồng ý cho chị làm lại với người đàn ông ấy. Tôi cũng động viên anh ta rằng hãy cố gắng thương chị và các cháu tôi, tôi sẽ làm thuê để phụ thêm với anh chị nuôi gia đình.
Thế nhưng sau khi cưới nhau về, anh ta không hề thay đổi. Anh ta bắt chị tôi phải trả các con và thường xuyên đánh đập chị tôi. Có hôm trời mưa, anh ta dúi đầu thằng nhỏ mới 4 tuổi xuống nước, khi giằng được và đưa nó lên thì mặt mũi nó đã đỏ gay gắt do uống quá nhiều nước, phải bóp miệng một lúc, nó mới ho và nôn nước ra hết được. Thằng lớn mới 8 tuổi mà anh ta bắt nó phải đi làm mướn. Nó đi làm về, anh ta còn đánh nó rất dã man.
Nhà tôi khi đó nghèo, nhà là nhà nền đất. Tới bữa, cơm đã không có mà ăn vậy mà anh ta còn đổ cơm xuống đất, không nhặt lên ăn được nữa. Trời mưa to bão lớn mà anh ta đuổi tất cả mọi người ra khỏi nhà, rồi cầm dao đứng ở cửa và dọa nếu có ai bước vào nhà thì đã chém chết. Chúng tôi có cơm mà không được ăn, có nhà không được ở. Má tôi đã lớn tuổi nên suy sụp rất nhanh và bị bệnh. Má bệnh, anh ta còn không cho chị tôi chăm sóc cho má. Khi chị mua cho má tôi một gói mỳ, anh ta hất bỏ, đánh chị tôi và chửi lớn: "Mày có tiền không đưa cho chồng mà giấu để mua đồ ngon cho má mày à?". Khi tôi về tới nhà, má tôi bệnh 15 ngày mà không có ai chăm sóc. Tôi phải cấp tốc đưa má đi bệnh viện, cũng may mà còn kịp. Quả thực, lúc đó tôi không còn lời nào để nói với chị tôi nữa. Trước khi đi, tôi đưa tiền cho cô y tá bên hàng xóm và dặn nếu má cần gì thì cứ tiêu, nếu thiếu, về tôi sẽ gửi thêm.
Năm 1998, tôi vừa về tới nhà thì chị gái tôi quỳ xuống chân tôi khóc lóc: "Em cứu chị, em đưa chị đi trốn, nếu cứ thế này chị không sống được nữa". Khi đó tôi không biết phải làm sao cả vì quê tôi ở tuốt miền Trung, ba má tôi đã rời quê mấy chục năm rồi nên giờ ở đó không còn ai thân thích cả, ở thành phố chỗ tôi làm thuê thì ai biết người nấy, chứ làm sao họ cưu mang được cả 7 người của gia đình tôi được. Đúng lúc tôi đang rối nhất thì thằng em rể tôi tới mượn tiền. Tôi nói chuyện với nó, nó trả lời: "Chị cứ để em, chị không phải đi đâu hết. Giờ nếu chị đi trốn, ảnh ở đây bán hết nhà cửa thì sau này về bằng gì?". Trong túi tôi lúc đó chỉ còn mười mấy triệu bạc, có đi trốn thì cũng không đủ tiền lo cho cả gia đình. Tôi cho nó vay tiền và đồng ý làm theo kế hoạch của nó.
Bữa đó, tôi và thằng con cả của chị tôi chuốc cho anh ta say rượu, sau đó giết chết ảnh rồi cho vào bao tải quăng xuống sông. Sau khi gây án xong, tôi quay trở lại Sài Gòn làm việc vì không đủ dũng khí đi đầu thú, đối diện với những việc mà mình đã gây ra. Gần một năm sau, người ta tìm được cái xác và tôi bị bắt, kết án 20 năm tù, em rể tôi 18 năm và thằng cháu chịu án 15 năm.
Sau khi má mất, tôi chỉ còn biết nương nhờ cửa Phật
Tôi vào đây đã 14 năm rồi, chị gái cũng lên thăm được vài lần, em gái thì chưa lên lần nào vì nhà tôi nghèo quá, không có điều kiện để tiếp tế. Mà chung quy lại, vụ án này cũng là do cái nghèo mà ra. Em rể và cháu tôi đã hết hạn cải tạo, đều đã trở về nhà rồi. Cháu tôi ngay sau khi ra tù cũng đã lấy vợ và có gia đình riêng, ở đây, mỗi tháng tôi cũng được cán bộ tạo điều kiện cho gọi điện về nhà nhưng tôi cũng không gọi vì gọi về cũng chẳng biết nói gì, chỉ làm cho gia đình thêm lo lắng. Tôi cũng đã được giảm án 4 lần, chỉ còn phải cải tạo hơn 1 năm nữa thôi là hết hạn. Má tôi năm nay đã 83 tuổi nhưng do thiếu ăn, không có người chăm sóc thường xuyên nên khổ lắm. Bây giờ thì lại già quá rồi, không ăn được gì nữa. Tôi chỉ sợ không kịp mãn hạn tù để về gặp má, chăm sóc má tôi những năm tháng cuối đời. Bây giờ tôi cũng già rồi, không thể đi đâu được nữa ngoài về quê.
Tôi ở đây riết cũng đã quen rồi. Ở ngoài, tôi không có chồng con gì nên giờ về chỉ còn má là người mà tôi phải quan tâm, lo lắng nhiều nhất. Ở trong này, tôi chỉ buồn nhất mỗi khi Tết đến. Nhìn những bạn tù khác có người lên thăm nom, trợ cấp mà mình thấy chạnh lòng, nước mắt cứ trào ra.
Nhìn gương mặt của tôi vậy thôi chứ tôi không có bệnh gì cả. Tôi bị như vậy là do bẩm sinh rồi nên cũng không ai dám thương, ở trong trai giam này cán bộ tốt với tôi lắm. Cán bộ tạo điều kiện cho tôi được làm công việc quét dọn ở quanh khu làm việc vì tuổi tôi đã lớn rồi, lại yếu nữa nên không làm được nhiều.
Sau khi ra tù, tôi sẽ về quê chăm sóc má nếu như còn cơ hội. Sau khi má tôi mất, tôi xin được nương nhờ cửa Phật để qua nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại của đời mình. Tôi không có con, không có gia đình riêng nên nếu được như vậy là tốt nhất. Tôi không muốn mình phải lụy phiền tới các cháu bởi chúng cũng có cuộc sống của riêng mình, hoàn cảnh chúng cũng khó khăn, mình không trở thành gánh nặng của chúng như thế được.
Đoạn kết: Buồn
Khi mới gặp, tôi không thể tin rằng gương mặt già nua đang ngồi trước mặt tôi lại là của một người phụ nữ mới 46 tuổi. Trong suốt cuộc trò chuyện ngắn ngủi ấy, tôi phải kiềm chế nhiều lần để không tràn ra những giọt nước mắt khi nghe Nguyễn Thị Hương kể lại cuộc đời. Tôi không phải là kẻ dễ tin người sau hàng nghìn con người, hàng nghìn số phận mà tôi có cơ hội tiếp xúc nơi trại giam, nhưng tôi tin bởi người đàn bà ấy, chẳng còn gì mà phải dối trá với tôi, khi chị đã trải qua một quãng đời buồn tủi, đằng đẵng trong trại giam.
Với bất kỳ phạm nhân nào, ngày trở về với xã hội có lẽ là ngày hanh phúc và sung sướng nhất. Với người phạm nhân ấy, ngày về đối với chị, dù nó rất gần, những cũng chẳng có gì đáng chờ đợi hơn ngoài chuyện chăm sóc người mẹ già ốm yếu, bệnh tật mà chị vẫn luôn đau đáu hướng về. Viễn cảnh mà chính bản thân chị cũng đã nhìn thấy, đó là một đoạn kết buồn cho một cuộc đời với những niềm vui ít như ánh sáng của một tia nắng tắt.
Theo ANTD
Gặp lại nữ phạm nhân thoát án tử ngoạn mục Bị kết án tử hình vì tội ma túy, nhưng Nguyễn Thị Oanh đã quay quắt tìm mọi cách để được sống. Và cô ta đã tìm được cách để thoát án tử một cách ngoạn mục. Người đàn bà sắc sảo Gặp Nguyễn Thị Oanh (SN 1967, ở Thành phố Thái Nguyên) tại trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng, phạm nhân này...