Thiếu tôn trọng quốc ca, nữ streamer nổi tiếng Trung Quốc bị bắt giam 5 ngày
Chỉ vì một phút nông nổi mà nữ streamer Trung Quốc đã bị phạt giam giữ 5 ngày chỉ vì đem quốc ca nước này ra làm trò đùa.
Theo CNN, nữ streamer nổi tiếng có tên Yang Kaili, người có hơn 40 tiệu người theo dõi đã bị bắt và giam giữ 5 ngày sau khi có hành động “xúc phạm” đến quốc ca của Trung Quốc.
Cảnh sát Thượng Hải cho biết, Yang Kaili, 20 tuổi đã vi phạm chuẩn mực đạo đức và luật pháp khi live stream trên mạng Internet. Trong buổi live stream vào hôm 7/10, Yang đã ngồi trong phòng thu và bắt chước một vị nhạc trưởng hát ngêu ngao bài quốc ca “Hành khúc nghĩa dũng quân” của Trung Quốc. Thông thường trong các video livestream của Yang, cô thường ca hát, nhảy múa trước các fan.
Mặc dù vậy phía cảnh sát cho biết, cô đã vi phạm “Luật quốc ca” của Trung Quốc trong lúc livestream vì không thể hiện sự tôn kính khi hát quốc ca. Hậu quả là cô bị phạt giam giữ hành chính 5 ngày tại Sở cảnh sát Thượng Hải.
Sở cảnh sát Thượng Hải cho biết: “Tất cả công dân và các tổ chức nên tôn trọng quốc ca và bảo vệ sự toàn vẹn của bài quốc ca. Không được phép vượt qua mọi khuôn khổ pháp luật. Mọi người cần tôn trọng luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức”.
Theo bộ luật quốc ca do chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 10/2017, bất kỳ ai không thể hiện sự tôn kính khi hát quốc ca có thể phải ngồi tù tối đa 15 ngày. Thậm chí đã có lúc các nhà lập pháp nước này xem xét tăng khung hình phạt lên tới 3 năm tù.
Video đang HOT
Nữ streamer Yang Kaili
Yang sau đó đã gửi lời xin lỗi trên tài khoản Weibo sau khi vụ việc xảy ra và cho biết cô cảm thấy rất xấu hổ về hành vi của mình. Cô cũng khẳng định sẽ tạm thời ngừng công việc livestream một thời gian để tự kiểm điểm bản thân, đồng thời tìm hiểu luật quốc ca và các quy định luật pháp khác.
Nhiều người dùng mạng Twitter và Weibo tại Trung Quốc cũng đã lên tiếng ủng hộ quyết định giam giữ Yang vì cho rằng, mọi công dân cần tuân thủ luật pháp và hành vi của Yang thật đáng xấu hổ. Mặc dù vậy cũng có không ít người lên tiếng ủng hộ Yang khi cho rằng, cô ấy không cố tình làm xấu bài quốc ca và chỉ là sự bồng bột của cá nhân mà thôi.
Livestream đã trở thành một ngành công nghiệp hái ra tiền tại Trung Quốc. Bởi lẽ hầu hết các streamer đều có một lượng fan vô cùng đông đảo và hùng hậu. Đây chính là nguồn thu vô tận cho các streamer vì họ luôn được tài trợ các khoản tiền lớn thông qua chương trình tài trợ và quà tặng.
Tuy nhiên do sự phát triển quá nóng của nghề streamer nên đã nảy sinh ra nhiều bất cấp mà giới lập pháp và chính quyền không thể kiểm soát được.
Theo vnreview
Không phải tất cả YouTuber nổi tiếng đều được xếp hạng bằng số tiền kiếm được
Có những YouTuber sở hữu số lượng người theo dõi lên tới hơn 1 triệu nhưng chỉ có thu nhập khoảng gần 3.000 USD/năm.
YouTuber là thuật ngữ chỉ những người đăng tải các video lên trang YouTube nhằm mục đích kiếm tiền. Thu nhập của một YouTuber thành công thường đến từ nhiều nguồn khác nhau: bán sản phẩm, bán vé chương trình biểu diễn, hợp đồng với các nhãn hàng và dĩ nhiên không thể thiếu doanh thu quảng cáo từ chính những video của họ.
Theo Caleb Marshall, một YouTuber chuyên về thể hình, việc bạn có lượng subscriber (người đăng ký theo dõi) cao không đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn trên YouTube cũng lớn.
Caleb Marshall đã làm video được 4 năm, sở hữu kênh YouTube với 1,3 triệu người theo dõi Trong 4 năm đó, anh đã cho ra đời 147 video hướng dẫn tập nhảy. Marshall cho biết có rất nhiều quan niệm nhầm lẫn về những YouTuber như: họ lười nhác, họ ảo tưởng... nhưng suy nghĩ rằng tất cả mọi người đều vì mục đích kiếm tiền nhanh chóng là một trong những quan niệm thông thường nhất. Sẽ ra sao nếu người bình luận video đầu tiên lại viết những dòng như: "Ồ... Lại thêm một YouTuber ham tiền?". Marshall khẳng định anh và các cộng sự của mình không làm vì tiền mà họ làm vì "đam mê thực sự".
Marshall chia sẻ, quyết định sử dụng "nhạc có bản quyền" của anh đã làm giảm lợi nhuận thực tế thu được từ kênh YouTube. Nếu một video có thể kiếm tiền sử dụng những bản nhạc đã được công khai, lợi nhuận thu được sẽ được phân chia giữa người làm video và YouTube. Tuy nhiên, với các video sử dụng nhạc có bản quyền, toàn bộ lợi nhuận sẽ thuộc về người chủ sở hữu bản quyền bản thu đó, trừ trường hợp YouTuber đạt được thoả thuận riêng.
"Trong số 147 video, chúng tôi chỉ quảng cáo trên 11 video" - Marshall giải thích về nguồn thu của mình - "Điều này tương đương với việc chúng tôi chỉ kiếm lợi nhuận trên 7% nội dung mà mình đăng tải".
Theo Marshall, cách duy nhất giúp cả nhóm tiếp tục sản xuất các video là thông qua việc mọi người mua áo phông của Merch (một dịch vụ của Amazon), mua vé cho các tour lưu diễn với mức giá trung bình khoảng 30 USD/vé hoặc trả phí thành viên 4,99 USD cho những ưu đãi đặc biệt.
"Bạn đang giúp chúng tôi chỉ bằng việc mua một chiếc áo phông, điều đó có vẻ ngớ ngẩn... nhưng đó thực sự tạo nên động lực cho chúng tôi".
Cũng có một vài trường hợp đặc biệt Marshall có thể tận dụng để tăng doanh thu, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng kinh doanh từ YouTube là một nghề không ổn định. Trong 4 năm làm video, Marshall cho biết tổng thu nhập của anh chỉ đạt khoảng 17.894,7 USD. Đó còn là con số trước khi bị trừ 30% thuế. Khi số tiền được chia cho các cộng sự, thu nhập của anh chỉ còn khoảng 2.818 USD một năm.
"Nếu bạn nghĩ tôi là kẻ ham tiền bởi tôi cố gắng tìm cách kiếm nhiều hơn 2.818 USD một năm thì tôi xin lỗi" - Marshall nói.
Có những lo lắng thực tế trong việc hành nghề kinh doanh YouTube, từ ngành công nghiệp làm đẹp cho đến những quy định về việc bán quần áo cho trẻ em. Khi mà ngày càng có nhiều người làm video để kiếm lời, sự minh bạch về nguồn gốc tài chính cũng như tính lợi nhuận của các nền tảng là điều bắt buộc. Điều này thậm chí có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa những người có tầm ảnh hưởng với những người theo dõi họ bằng cách nâng cao sự hiểu biết cơ bản của những người tham gia YouTube.
Theo vtv
Google gỡ bỏ 3 ứng dụng ví tiền mã hóa nổi tiếng trên Play Store mà không có bất kỳ thông báo nào Ứng dụng Bitcoin Wallet có hơn 1 triệu người sử dụng, trong khi đó hai ứng dụng ví CoPay và BitPay có khoảng hơn 100.000 người dùng. Đêm qua, Google đã xóa bỏ ít nhất 3 ứng dụng ví tiền mã hóa nổi tiếng trên kho ứng dụng Play Store mà không có bất kỳ thông báo nào. Google cũng không đưa ra...