Thiếu ối trầm trọng và có thể sinh non, mẹ 9x sổ sung duy nhất loại thực phẩm này trong 3 ngày mà hiệu quả rõ rệt
Đó là câu chuyện của chị Phạm Thị Khánh Vân, 28 tuổi, hiện đang sinh sống ở quận 12, TP.HCM.
Chị Khánh Vân hiện đang mang thai gần 39 tuần và đã tăng hơn 10kg. Trong suốt thai kỳ, chị Vân duy trì chế độ ăn uống khá thoải mái. Chị hạn chế ăn tinh bột, mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm và chủ yếu ăn rau, củ quả, thịt, cá. Mỗi ngày, chị bổ sung thêm 1 lít nước lọc và 1 lít sữa tươi không đường. Ngoài ra, để không bị ngán quá thì chị Vân cũng thay đổi, uống thêm nước cam, nước dừa, nước đỗ đen và nước hoa quả…
Mặc dù ăn uống đa dạng như vậy nhưng đến tuần 28 của thai kỳ chị Vân lại bị giảm ối. Giống như bao bà bầu khác, chị Vân cảm thấy rất lo lắng vì lúc này em bé nhẹ cân và tuổi thai còn khá nhỏ.
Mặc dù có chế độ ăn uống đa dạng nhưng chị Vân vẫn bị thiếu ối.
“ Đến giờ mình vẫn không biết nguyên nhân chính của việc bị giảm ối là do đâu, vì bé đầu mình vẫn ăn uống chế độ như vậy nhưng không bị sao cả.
Khi đi khám, bác sĩ dặn về uống nhiều nước và uống sữa tươi có đường chứ nếu để ối giảm sẽ dễ dẫn đến sinh non. Lo cho con nhưng nghĩ đến uống sữa tươi có đường mình uống không quen và sợ sẽ bị tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá mức nên mỗi ngày chỉ uống 2 lít nước lọc, gần 2 lít sữa tươi không đường, 1 quả dừa và nước cam nhưng đến 36 tuần thì ối giảm thêm và gây áp lực lên dây rốn, có thể làm hạn chế tăng trưởng thai nhi” – chị Vân kể.
Video đang HOT
Sau 3 ngày uống sữa tươi có đường, lượng nước ối của chị Vân tăng đáng kể và đạt chỉ số bình thường.
Sau đó, bác sĩ cho chị Vân theo dõi tại nhà trong vòng 3 ngày và tái khám nếu ối không tăng sẽ nhập viện. Lúc này, chị Vân không còn cảm giác lo lắng nữa mà chuyển sang sợ hãi, hồi hợp tái mặt vì em bé vẫn chưa đủ tháng, cân nặng chỉ mới 2,6kg nên bây giờ chị đánh liều quyết định uống sữa tươi có đường.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ, mỗi ngày chị chăm chỉ uống 2 lít sữa tươi có đường, 3 lít nước lọc, nước dừa… Và sau 3 ngày đi tái khám, nước ối của chị đã tăng rõ rệt và đạt đến chỉ số bình thường. Ngay cả bác sĩ cũng quá bất ngờ và hỏi thăm chị về chế độ ăn uống ra sao trong 3 ngày mà có thể cải thiện tình hình được như vậy.
Hiện chị Vân đã mang thai những tuần cuối và đang chờ ngày em bé chào đời.
Sau khi nước ối đã ổn định mình, chị Vân giảm lượng sữa tươi có đường chỉ uống gần nửa lít duy trì và uống thêm sữa tươi không đường để bổ sung đủ canxi cho mẹ và bé. Trộm vía hiện tại em bé đã đủ ngày đủ tháng và đủ cân nặng, giờ mẹ chỉ đợi đến ngày gặp em thôi.
Theo Helino
Trẻ sinh non ở tuần thứ 36: Cha mẹ nên chăm sóc như thế nào?
Trẻ chào đời sớm hơn dự kiến sẽ kéo theo nhiều mối lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ đừng quên đọc bài viết này để nắm được cách chăm sóc một em bé sinh non 36 tuần.
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Sau 35 tuần tăng trưởng, trẻ sinh ở tuần 36 sẽ có trọng lượng trung bình khoảng từ 2,5 đến 3 kg và chiều dài khoảng 44 đến 49 cm. Trên đầu trẻ là một lớp tóc tơ dày với chiều dài từ 1,5 đến 4 cm. Màu tóc lúc này của trẻ vẫn còn nhạt hơn so với tóc người lớn.
Thai nhi 36 tuần tuổi thường có ngôi thuận - Ảnh minh họa: Internet
Đa số trẻ sinh non 36 tuần có phổi hoàn thiện, hệ thống tuần hoàn và khả năng miễn dịch của trẻ đang ở giai đoạn khá tốt, chỉ có hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Bộ não của trẻ lúc này phát triển nhanh chóng.
Trẻ giai đoạn này thường có ngôi thuận, vị trí hạ thấp trong bụng mẹ để chuẩn bị ra đời.
Cách chăm sóc trẻ sinh non ở tuần thứ 36
Chăm sóc trẻ sinh non có thể khác một chút so với việc chăm sóc em bé khỏe mạnh, đủ tháng. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ những điều dưới đây:
Da kề da: Ngoài các biện pháp y tế để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ sức khỏe của trẻ, việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 mẹ con là điều cần thiết. Tiếp xúc da kề da càng nhiều càng tốt, trẻ sẽ cảm nhận được sự hiện diện của mẹ và thích sự ấm áp mà mẹ mang lại cho chúng.
Cho con bú: Điều này sẽ giúp trẻ được tăng thêm khả năng miễn dịch vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các kháng thể cần thiết. Trẻ nên bú sữa từ 10 - 12 lần/ngày. Theo đó, lượng sữa mỗi ngày cho trẻ sinh non như sau:
Ngày đầu sau sinh: 50 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Tăng mỗi ngày thêm 70ml/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Da kề da và cho con bú là những cách mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh non - Ảnh minh họa: Internet
Nhiệt độ phòng: Để giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định là 36, 5 - 37 độ C, người nhà cần chú ý theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp theo các quy tắc: Với trẻ dưới 1,5kg thi nhiêt đô phong phai được đảm bảo từ 33 - 35 độ C.
Tre nặng 1,5 - 2kg thi nhiệt độ phòng phù hợp là từ 30 - 32 độ C. Trẻ từ 2 đến 2,5kg thì cần giữ nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ C.
Một tin vui cho các bậc phụ huynh là tỷ lệ sống của trẻ sinh non ở tuần thứ 36 khá cao, dao động từ 98 đến 99%. Được bế em bé của mình trên tay là một cảm giác tuyệt vời, ngay cả khi trẻ ra đời sớm hơn dự kiến.
Theo phunusuckhoe
Người đầu tiên hiến sữa cho ngân hàng sữa mẹ tại TP HCM Chị Tuyền chăm con sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ, mỗi ngày vắt sữa gửi vào Ngân hàng sữa mẹ. Con trai đầu lòng chị Phạm Thị Tuyền chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ vào mùng một Tết Kỷ Hợi 2019 lúc 26 tuần tuổi. Cậu bé sinh non nặng 900 gram được đưa vào chăm sóc cách ly tại Khoa...