Thiếu nữ 17 tuổi qua đời vì ung thư thận, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và mắng cha mẹ cô bé thiếu hiểu biết
Mới đây, truyền thông Trung Quốc xôn xao về câu chuyện một cô bé 17 tuổi qua đời do ung thư thận chỉ đúng 3 tháng sau khi phát hiện ra khối u. Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và chăm sóc của bậc phụ huynh.
Theo đó, Xiaoyang (tên nhân vật đã được thay đổi), 17 tuổi ở Dương Châu (Trung Quốc) trước giờ luôn có sức khỏe rất tót. Tuy nhiên, trong một lần khám sức khỏe tổng quát trước khi bước vào kỳ thi đại học, thông qua phương pháp siêu âm Doppler màu, các bác sĩ phát hiện ra có một khối u ở thận trái của Xiaoyang.
Được sự tư vấn của các bác sĩ, cô bé nhanh chóng đến kiểm tra kĩ lượng ở bệnh viện địa phương, kết quả được đưa ra khiến Xiaoyang chết lặng cho thấy cô bị ung thư thận, khối u ác tính có kích thước tới 11cm. Lúc này, bố mẹ cô bé đi làm ở xa nghe tin mới gấp rút trở về quê nhà.
Xiaoyang được lên kế hoạch tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u ngay lập tức. Dù cuộc phẫu thuật thành công nhưng 1 tháng sau, căn bệnh quái ác lại tái phát, các tế bào ung thư đã di căn và lan rộng ra. Chỉ 2 tháng sau, Xiaoyang đã không qua khỏi, cô bé ra đi trong đau đớn do bệnh tật.
Đúng 3 tháng sau khi phát hiện bệnh, Xiaoyang qua đời trong đau đớn do căn bệnh ung thư thận quái ác đã di căn (Ảnh minh họa).
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác xảy ra với Xiaoyang, các bác sĩ dù đã kìm lòng nhưng không thể không mắng cha mẹ cô bé vì sự thiếu hiểu biết và thiếu quan tâm của họ.
Bố mẹ của Xiaoyang đều đi làm xa, họ hiếm khi quan tâm đến cuộc sống của Xiaoyang. Cô bé ở nội trú từ khi học trung học cơ sở. Do quen với một số “chị đại” nên Xiaoyang tập tành thói quen hút thuốc, cha mẹ cô bé cũng biết điều đó nhưng họ chẳng bao giờ khuyên răn hay cảnh báo cô bé cả. Bố mẹ Xiaoyang còn cho rằng đó là một cách để cô bé tập bước ra ngoài xã hội để “làm người”. Tuy nhiên, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư của cô bé.
Điều này có vẻ lạ bởi chúng ta chỉ hay nghe nói rằng hút thuốc có liên quan đến ung thư phổi nhưng thực tế, nó cũng là yếu tố dễ dẫn đến ung thư thận, những người có thói quen hút thuốc lâu năm, đã đến lúc phải suy nghĩ lại.
Bệnh ung thư thận ngày càng trẻ hóa
Theo Giáo sư Ma Lu Lin, Khoa Tiết niệu, Bệnh viện số 3 Bắc Kinh (Trung Quốc), trong số các khối u đặc của thận, các khối u lành tính hiếm gặp và hầu hết là ác tính (chiếm khoảng 85%), tỷ lệ mắc bệnh cao ở độ tuổi từ 50-70, tỷ lệ nam nữ là 2:1.
Nói chung, ung thư thận xảy ra ở những người dưới 35 tuổi là tương đối hiếm, tuy nhiên, nó đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận, thậm chí có những trường hợp bệnh nhân ung thư thận chỉ mới 2 tuổi.
Nguyên nhân thường có liên quan đến các yếu tố như hút thuốc lá, áp lực cuộc sống cao, béo phì, cao huyết áp.
Video đang HOT
Nhiều người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận, thậm chí có những trường hợp bệnh nhân ung thư thận chỉ mới 2 tuổi.
Đừng bỏ qua những triệu chứng này trong giai đoạn đầu của ung thư thận
So với các bệnh ung thư thông thường khác, ung thư thận phát triển tương đối âm ỉ và khó phát hiện, nguyên nhân chính là do thận nằm sâu và được bao quanh bởi các cơ quan khác.
Hơn nữa, bên trái và bên phải của cơ thể con người đều có thận, cùng duy trì chức năng sinh lý bình thường, nếu một bên gặp trục trặc nhỏ thì bên kia sẽ giúp “gánh đỡ” phần trách nhiệm. Đó là lý do tại sao thận dù có bệnh nhưng triệu chứng không rõ ràng, dễ dẫn đến chúng ta bỏ sót, chẩn đoán nhầm.
Bất kỳ loại ung thư nào chúng ta đều phải chú ý đến việc chẩn đoán và điều trị sớm. Đối với ung thư thận cũng vậy, nếu phát hiện được “manh mối” của bệnh ung thư thận ở giai đoạn sớm thì chúng ta sẽ giành được thế chủ động và có kết quả điều trị tốt hơn. Vì vậy chúng ta cần hiểu cơ thể gửi đi những tín hiệu gì khi bị ung thư thận.
Phát hiện bệnh sớm thông qua các dấu hiệu nhận biết để không phải ân hận, hối tiếc (Ảnh minh họa).
1. Đau thắt lưng. Do thận nằm ở thắt lưng nên một khi mắc bệnh, các dây thần kinh vùng thắt lưng liên quan đến nang thận hoặc đài bể thận như một khối u lớn dần, sẽ xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ. Loại đau lưng này chủ yếu là nghiêm trọng và dai dẳng.
2. Tiểu ra máu. Biểu hiện cụ thể là tiểu máu không đau, tiểu máu thành từng cơn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, tình trạng tiểu máu xuất hiện ngày càng nhiều, kèm theo triệu chứng đau quặn thận.
3. Khối u. Khi sờ vào thắt lưng có thể thấy rõ những cục u, cứng, không đều, không đau, không ngứa, các cục đó sẽ lớn dần lên, thậm chí là rất to trong thời gian ngắn.
4. Các triệu chứng toàn thân. Sốt, sút cân, thiếu máu , mệt mỏi, chán ăn… và triệu chứng rõ ràng hơn là sốt, biểu hiện là sốt cao hoặc thấp liên tục.
Bạn nên chú ý theo dõi thể trạng của mình, nếu cảm thấy không khỏe nên tìm nguyên nhân và đi khám để điều trị kịp thời.
Hiệu quả điều trị rất khác nhau ở giai đoạn đầu và giai đoạn muộn
Tình trạng bệnh ung thư thận tiến triển rất nhanh, nhiều bệnh nhân phát hiện sớm một cách tình cờ qua siêu âm B. Nếu phát hiện sớm, ung thư thận giai đoạn đầu tương đối nhỏ, chưa di căn hay di căn nhưng có thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể lên tới hơn 60%. Đối với những bệnh nhân ung thư thận giai đoạn cuối hoặc đã di căn diện rộng, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 12,1%, tiên lượng vô cùng xấu.
Do đó, giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của ung thư thận không chỉ có sự khác biệt về hiệu quả điều trị mà còn là sự khác biệt giữa thời gian sống. Vì vậy, muốn chiến thắng trong cuộc đua với thần chết này, bạn phải làm tốt công tác tầm soát ung thư thận sớm.
Nói cách khác, ngoài việc sinh hoạt điều độ, ăn uống điều độ, kiểm soát cân nặng, tránh hút thuốc lá, xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt thì việc khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các vấn đề cũng rất cần thiết.
Cặp song sinh Cúc - An sau 17 năm mổ tách rời giờ ra sao?
Sau 17 năm kể từ khi được mổ tách rời, hai em Lê Thu Cúc và Lê Thúy An (ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa) giờ đã là những thiếu nữ xinh xắn.
Cặp song sinh Cúc - An đang ôn luyện trước khi bước vào kỳ thi đại học
Ca mổ hồi sinh
Chiều tháng 7 nắng gắt, vừa đi chạy thận về đang nằm nghỉ, chị Trịnh Thị Bình, mẹ của hai em Cúc - An bất ngờ khi chúng tôi ghé thăm. Bỏ qua sự mệt mỏi, chị Bình mỉm cười hạnh phúc kể về những năm tháng nuôi nấng, chăm sóc và nhìn thấy hai con ngày càng mạnh khoẻ sau ca mổ tách rời từ năm 2003.
Năm 2002, khi đã có một cô con gái 5 tuổi, chị Bình mang thai lần thứ hai. Khi đi siêu âm thì vợ chồng chị vô cùng vui sướng khi phát hiện có thai đôi. "Lúc đó, vợ chồng tôi làm ở nhà máy thuốc lá Thanh Hóa. Khi mang thai chúng tôi chỉ được bác sỹ cho biết là thai đôi, mà không hề biết hai cháu dính vào nhau, vì những lần đi siêu âm đều không phát hiện. Đến khoảng tháng thứ 8 mang thai thì tôi trở dạ, lên bệnh viện phụ sản để sinh. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ ở đây yêu cầu phải mổ để cứu cả mẹ và con. Đến khi mổ, bác sỹ mới phát hiện hai cháu Cúc - An bị dính vào nhau ở ngực và bụng", chị Bình kể lại.
Cặp song sinh Cúc - An chào đời ngày 6/12/2002 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Chị Bình vẫn nhớ, lúc tỉnh dậy sau ca mổ và được gặp hai con lần đầu, chị Bình sốc khi thấy hai con dính nhau từ xương ức, chung khoang màng tim, chung lá gan, tá tràng và ruột non. Cả hai con chỉ có tổng trọng lượng gần 3kg. Em bé nhỉnh hơn được chị Bình gọi là chị, đặt tên là Lê Thu Cúc, cô em gái là Lê Thuý An.
"Tôi vừa thương con, vừa lo sợ, suốt ngày chị đầm đìa nước mắt. Hai vợ chồng tôi đều là công nhân, tôi lo không nuôi nổi hai con, tôi lo cho tương lai hai con".
Quãng thời gian nuôi con dính liền của vợ chồng chị Bình gặp nhiều khó khăn. Do hai bé chung nhau một đoạn ruột nên An cứ ăn vào là Cúc no bụng. Bởi vậy, Cúc mải chơi, không chịu ăn song lại đầy đặn hơn em.
Một số hình ảnh hồi nhỏ của hai cháu Cúc - An
Và rồi, may mắn đã đến với với gia đình chị khi GS. BS. Nguyễn Thanh Liêm là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương có chuyến công tác về Thanh Hóa, nghe tới trường hợp của hai cháu Cúc - An nên đã ghé thăm. Sau khi thăm khám sơ bộ, GS. Liêm hẹn với vợ chồng chị Bình, đợi các cháu cứng cáp và ổn định hơn sẽ chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương làm phẫu thuật tách rời. Niềm hy vọng hai con có cuộc sống bình thường nhen lên trong lòng chị Bình.
Khi Cúc - An được 1 tuổi, GS. Nguyễn Thanh Liêm điện về cho gia đình chị Bình yêu cầu đưa cháu ra Hà Nội để tiến hành phẫu thuật tách rời cho hai cháu. Tại đây, sau khi chụp chiếu, thăm khám và hội chẩn xác định, tỷ lệ thành công sau mổ tách là 50-50, có thể phải ưu tiên cơ hội sống cho một trong hai bé. Để đủ da che phủ phần bụng cho hai bé sau khi tách rời, Cúc và An được các bác sĩ đặt một dụng cụ để "nuôi" thêm da. Hai bé được chăm sóc sức khỏe tích cực để có thể chịu đựng cuộc đại phẫu kéo dài.
Ngày 17/10/2003, khoảng 50 y, bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương tham gia ca mổ tách. Tất cả ca mổ khác ở bệnh viện hôm đó phải tạm dừng để tập trung phẫu thuật cho Cúc - An. Và để phân biệt hai bé gái giống hệt nhau, bác sĩ phải dán lên trán hai bé băng chữ "Cúc", "An" để phân biệt.
Ca mổ kéo dài 10 giờ đồng hồ đã thành công, Cúc và An được bế ra hai giường, chính thức bắt đầu một cuộc đời mới, riêng rẽ, độc lập. Niềm vui vỡ òa trong tiếng nấc nghẹn ngào của những người thân trong gia đình.
Sau ca mổ đặc biệt, gia đình chị Bình ở bệnh viện thêm hơn một tháng mới về lại quê nhà. Thật trùng hợp, ngày trở về quê cũng chính là ngày sinh nhật một tuổi của hai bé Cúc - An.
Ước mơ của cặp song sinh 18 tuổi
Chị Bình cùng hai con Thu Cúc, Thúy An
Khi chúng tôi ghé thăm nhà chị Bình thì hai cháu Cúc - An đang ngủ do đêm hôm trước thức khuya ôn thi đại học. Kể về hai cô con gái, chị Bình rất vui vẻ cho biết An học giỏi Văn và đoạt giải 3 cấp tỉnh. Còn Cúc học Toán giỏi và cũng được đi thi học sinh giỏi ở trường. Cúc chọn thi khối A1 vào trường Đại học Tài chính. An ước mơ được đỗ Học viện Báo chí vì thích làm phóng viên.
"Từ khi học mẫu giáo đến cấp 3 cả hai cháu đều học chung 1 trường, 1 lớp vì như thế có chị, có em. Hai đứa cao suýt soát 1m7, giờ các cháu đã lớn, biết yêu thương bố mẹ, giúp đỡ việc nhà. Tôi vẫn biết, những ngày trái gió trở trời là vết thương của các cháu đau lắm nhưng không dám nói với bố mẹ biết", chị Bình cho hay.
Thấy có người đến, An - Cúc dậy và ra chào hỏi khách. Chia sẻ về những dự định của mình, An cho biết rất thương bố mẹ: "Hai chị em cháu có ngày hôm nay là cả một sự vất vả của bố mẹ và cảm ơn rất nhiều tới các bác sỹ đã mổ cho chúng cháu. Đặc biệt là bác sỹ Liêm, nếu không có bác ấy thì không biết chị em cháu sẽ như thế nào.Trong quá trình đi học có không ít bạn biết chuyện và kỳ thị hai chị em nhưng chúng cháu đều mặc kệ, tập trung học hành chăm chỉ. Đợt này cháu đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Luật, nguyện vọng 2 vào Học viện Báo chí tuyên truyền. Cháu rất thích được làm báo vì có thể giao tiếp được nhiều người, đi được nhiều nơi".
Ngồi kế cạnh, Thu Cúc có vẻ như e dè hơn em gái, tâm sự: "Cháu năm nay thi vào Học viện Tài chính, mong muốn sau này ra trường kiếm được một công việc để phụ giúp gia đình. Mẹ bây giờ thì ốm yếu, bệnh tật, bố thì già rồi. Chúng cháu rất thương bố mẹ".
Được biết, từ khi hai cháu Cúc - An được 3-4 tuổi thì chị Bình cũng mắc bệnh viêm cầu thận nhưng do đang dồn hết sức lực cho hai đứa con gái nên chị không đi chữa trị. Thời gian sau bệnh phát triển dẫn đến suy thận cấp độ nặng.
"Tôi điều trị năm nay là năm thứ 7, một tuần phải chạy thận 3 lần. Mọi sinh hoạt trong gia đình giờ trông chờ vào đồng lương hưu của hai vợ chồng. Dù khó khăn như thế nào thì chúng tôi vẫn nuôi các cháu ăn học đến nơi, đến chốn, mong rằng sau này các con có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc", mẹ của Thúy An và Thu Cúc giãi bày nỗi niềm.
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công 11 ca phẫu thuật song sinh tách rời. Ca đầu tiên diễn ra vào ngày 4/10/1988, là cuộc đại phẫu Việt - Đức, tạo tiếng vang của ngành Y học Việt Nam, ghi danh vào sách kỷ lục Guinness thế giới.
Gần đây nhất, ngày 15/7/2020, sau 12 giờ phẫu thuật, gần 100 y, bác sĩ từ các bệnh viện hàng đầu cả nước đã phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng bụng chậu hiếm gặp: Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi. Hai bé song Nhi là con của sản phụ 25 tuổi (ở quận 9, TP HCM), sinh ngày 7/6/2019 trong tình trạng dính nhau vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, hai cơ quan sinh dục, một hậu môn.
Đến ngày 28/7, sức khỏe hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi tiến triển khả quan. Diệu Nhi không cần phải nuôi dinh dưỡng qua tĩnh mạch nữa mà được uống sữa thông thường đủ nhu cầu. Còn bé Trúc Nhi đã được rút ống nội khí quản, hỗ trợ thở máy không xâm lấn, vùng bụng tạm ổn, tầng sinh môn thấm dịch ít hơn, vết thương ở khung chậu khá khô. Trúc Nhi cũng dung nạp tốt lượng sữa tập ăn, bé đã uống được từ 20-40ml sữa cho mỗi cữ.
Có những dấu hiệu này bạn nên đi khám ung thư ngay Máu trong phân có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang hoặc thận. Chảy máu qua mũi có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Dưới đây các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) chỉ ra một số dấu hiệu cảnh...