Thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng thế nào?
Thiếu máu là tình trạng máu không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển ô xy đến các mô trong cơ thể. Tình trạng này có thể tác động đến cân nặng chúng ta.
Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu. Tuy nhiên, một số người sẽ dễ có nguy cơ bị thiếu máu hơn người khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thiếu máu có thể dẫn đến tăng cân, khiến việc kiểm soát cân nặng thêm khó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một trong những đối tượng dễ bị thiếu máu nhất là phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt khi họ bị u xơ tử cung. Thai phụ cũng là nhóm dễ bị thiếu máu, nhất là sau khi mất máu nhiều do sinh nở.
Trẻ nhỏ cai sữa, tức chuyển từ việc thường xuyên bú mẹ sang ăn thức ăn đặc, cũng dễ bị thiếu máu. Do đó, thức ăn của các bé cần có đủ chất sắt.
Ngoài ra, trẻ vừa biết đi cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, trẻ phát triển nhanh và nhu cầu chất sắt cũng tăng lên. Những người trên 65 tuổi đang dùng thuốc làm loãng máu cũng dễ bị thiếu máu.
Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu là cơ thể mệt mỏi, lạnh, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, dễ bầm tím, tim đập nhanh, thậm chí đau lưỡi. Một trong những vấn đề khác của thiếu máu là kiểm soát cân nặng.
Video đang HOT
Thiếu máu có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn, dù là bạn đang muốn tăng cân, giảm cân hay duy trì cân nặng.
Một trong những triệu chứng đặc trưng của thiếu máu là cơ thể mệt mỏi. Tình trạng khiến người bệnh thiếu năng lượng, uể oải và không có sức tập luyện thể thao. Thiếu tập luyện từ đó sẽ dẫn đến tăng cân.
Ngoài ra, thiếu máu khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ ô xy. Tình trạng này khiến quá trình đốt chất béo và giảm cân trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu vitamin có thể dẫn đến giảm cân không mong muốn và không thể tăng cân.
Có nhiều cách để điều trị thiếu máu. Một trong những cách phổ biến nhất là bổ sung chất sắt.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san La Clinica Terapeutica phát hiện bổ sung chất sắt có thể giúp người bị thiếu máu giảm cân và giảm số đo vòng bụng. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất và nồng độ cholesterol tốt trong máu cũng tăng lên.
Nếu thiếu máu do thiếu vitamin thì bác sĩ có thể kê một số sản phẩm bổ sung hoặc tiêm loại vitamin bị thiếu vào máu. Các loại thiếu máu khác như thiếu máu huyết tán, thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể được điều trị bằng thuốc, theo Healthline.
Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng khi thiếu hụt sẽ gây suy dinh dưỡng, thấp còi, ảnh hưởng thể lực khi trưởng thành.
Cải thiện nhưng vẫn thiếu hụt
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng được cải thiện rõ nhưng vẫn thiếu hụt ở bà mẹ và trẻ em. Trong đó, thiếu vitamin A tiền lâm sàng (thiếu hụt nhưng chưa có biểu hiện bệnh) ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%, vitamin A trong sữa mẹ thấp là 18,3%. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%, phụ nữ có thai là 25,6%, phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16,2%. Thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 63,5% và 58% ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Thiếu vitamin A, trẻ chậm lớn, còi cọc, hay mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm đường hô hấp; thiếu nặng sẽ bị khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa.
Thực phẩm giàu vitamin A. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhu cầu vitamin A ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 400 mcg/ngày, trẻ từ 3 - 5 tuổi là 500 mcg/ngày. Các thực phẩm có nhiều vitamin A là: thịt, gan, trứng gà, sữa, lươn... Rau có màu xanh sẫm, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ) có nhiều beta carotene (là tiền vitamin A).
Chiến dịch bổ sung Vitamin A
Bộ Y tế cho biết đã triển khai các chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Hằng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A. Chiến dịch bổ sung vitamin A được thực hiện hằng năm, trong hai ngày 1 và 2.6 trên cả nước.
Việc bổ sung (uống) vitamin A cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi được thực hiện ở 22 tỉnh, thành có nguy cơ cao (tỉnh khó khăn). 41 tỉnh, thành còn lại sẽ bổ sung uống vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng.
Trong chiến dịch, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng sẽ uống 1 liều vitamin A (để vitamin A qua sữa mẹ bổ sung cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Vì vậy, nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ cần cho trẻ uống 1 liều vitamin A.
Theo Th.S-BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, các bà mẹ nên cho con bú ngay sau sinh để trẻ được bú sữa non, vì trong sữa non có hàm lượng vitamin A cao giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được các bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm).
Bổ sung vitamin A cho nhóm trẻ 0 - 60 tháng tuổi là cần thiết do tình trạng thiếu vitamin A cận lâm sàng (chưa có biểu hiện bệnh); thiếu hụt vitamin A trong sữa mẹ còn cao, suy dinh dưỡng thấp còi còn cao, đặc biệt ở những nơi còn khó khăn; do bữa ăn của trẻ thiếu về số lượng, kém về chất lượng; bữa ăn thiếu chất đạm, dầu mỡ, rau xanh (dầu mỡ giúp thu vitamin A); do bà mẹ thiếu kiến thức và thực hành về dinh dưỡng.
(Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia)
Trẻ dưới 5 tuổi là giai đoạn quan trọng quyết định đến thể chất, tầm vóc, trí tuệ trong suốt cuộc đời, vì vậy rất cần thiết phải bổ sung vitamin A. Đặc biệt trong các đợt dịch bùng phát, việc bổ sung vitamin A cần hết sức coi trọng (dịch Covid-19, dịch sởi, sốt xuất huyết).
Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sởi, viêm đường hô hấp dai dẳng cũng là những trường hợp cần lưu ý bổ sung vitamin A.
Ngoài ra, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai còn cao. Bà mẹ thiếu vi chất sinh ra trẻ bị nhẹ cân, chiều cao thấp..., do đó cần được bổ sung vitamin A.
(Nguồn: Viện Dinh dưỡng quốc gia)
Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây khó thở, phải làm gì? Chèn ép dây thần kinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Dù chèn ép dây thần kinh không trực tiếp ảnh hưởng đến phổi nhưng cảm giác đau đớn đó có thể khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Thông thường, những cơn đau cổ hoặc đau lưng là do ngồi hay nằm không đúng tư thế trong thời gian dài....