Thiếu magiê gây cao huyết áp, đau đầu
Magiê thường không được coi trọng chú ý nhiều như các chất dinh dưỡng khác và nhiều người không có chế độ ăn nạp đủ magiê.
Tuy nhiên, magiê nằm trong 300 chất quan trọng nhất để cơ thể hoạt động bình thường và thiếu nó sẽ gây tác hại cho cơ thể.
Mọi người thường không nhận ra mình thiếu magiê vì các triệu chứng khó nhận biết như buồn nôn, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn. Đây là những triệu chứng thường gặp khi thiếu chất hoặc dùng thuốc.
Cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng này là có một chế độ ăn đa dạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt, rau xanh…
Tốp thực phẩm giàu magiê. Ảnh minh họa
Bạn không cần phải lo lắng nạp quá nhiều magiê qua thức ăn tự nhiên. Nhưng nếu dùng thuốc, bạn chỉ nên hạn chế dùng khoảng 320 mg hằng ngày cho phụ nữ trên 31 tuổi, 420 mg cho đàn ông trên 31 tuổi. Nạp trên 350 mg magiê mỗi ngày sẽ gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.
Nhiều người có nguy cơ thiếu magiê khi dùng thuốc vì thuốc thay đổi khả năng hấp thụ hoặc bài tiết magiê tự nhiên của cơ thể. Người có vấn đề tiêu hóa cũng có thể không hấp thụ magiê hiệu quả, người bị tiểu đường cũng thải quá nhiều magiê qua nước tiểu. Khi con người già đi, khả năng hấp thụ tự nhiên giảm xuống, bài tiết tăng lên.
Hầu hết magiê trong cơ thể tập trung trong tế bào hoặc xương nên cần phải kiểm tra máu, nước tiểu, nước bọt mới có thể phát hiện tình trạng thiếu magiê. Tuy nhiên, bạn có thể tự phát hiện mình thiếu magiê trong thời gian dài nếu như thấy các triệu chứng sau:
Thiếu magie có thể làm huyết áp tăng, đau đầu, đau dây thần kinh. Ảnh minh họa
Video đang HOT
1. Huyết áp tăng cao
Thiếu magiê trong chế độ ăn có thể gây ra cao huyết áp nhưng bổ sung magiê qua thực phẩm chức năng cũng không giúp được. Magiê ảnh hưởng đến phản ứng hóa học trong cơ thể để điều hòa huyết áp, kiểm soát nồng độ kali và canxi trong tế bào.
Thiếu magiê trầm trọng sẽ khiến bạn có cảm giác tê cứng, tê rần, chuột rút cơ bắp thường xuyên. Magiê có vai trò trong chức năng của cơ và thần kinh.
3. Tăng nguy cơ đau dây thần kinh hông
Ăn đủ magiê sẽ giúp bạn có mật độ xương nhiều hơn, tránh được gãy xương và loãng xương. 60% lượng magiê trong cơ thể tập trung trong xương. Thiếu magiê nặng sẽ khiến xương giòn đi, ảnh hưởng đến sự phát triển, thiếu magiê trung bình vẫn dẫn đến mất xương.
4. Đau đầu
Những người thường xuyên bị đau đầu cũng thường thiếu magiê. Thiếu magiê ảnh hưởng đến nhiều hóa chất trong não, gây ra chứng đau nửa đầu. Triệu chứng này có thể bớt đi khi dùng thuốc bổ sung magiê.
Theo Lan Thảo
Pháp Luật TP.HCM
Sốt - không đơn giản như bạn tưởng
Sốt có thể chỉ ra rất nhiều vấn đề của sức khỏe từ việc bị virus tấn công, sốt xuất huyết đến sốt rét, theo Health.
Sốt chỉ ra rất nhiều vấn đề của sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Một trong những câu đầu tiên mà bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân trả lời khi đến khám là có bị sốt không, sốt trong bao lâu?... Điều đó cho thấy, sốt là vấn đề đáng quan tâm vì qua đó bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh.
Sốt xuất huyết
Sốt cao đột ngột cùng với đau mắt, đau đầu và thậm chí phát ban ở da sau vài ngày khởi phát cơn sốt, bạn phải coi chừng. Nếu cơn sốt kéo dài hơn 24 tiếng, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra vì có thể bạn đang mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Cúm
Những người mắc bệnh cúm thường bị sốt hoặc ớn lạnh cùng với các triệu chứng khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau đầu và mệt mỏi. Cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt. Nếu sốt nhẹ, một vài viên paracetamol có thể giúp đỡ bệnh, nhưng nếu cơn sốt kéo dài 24 tiếng đồng hồ, cần phải đến gặp bác sĩ gấp.
Cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt - Ảnh: Shutterstock
Cúm heo (lợn) (H1N1)
Thuật ngữ "cúm heo" ám chỉ đến cúm ở heo, nhưng đôi khi, heo truyền virut cúm cho người và gây bệnh ở người. Rất hiếm khi người nhiễm cúm heo truyền bệnh cho những người khác. Các chuyên gia cho rằng việc lây nhiễm cúm heo từ người này sang người kia cũng giống như các loại cúm theo mùa, thông qua họ và hắt hơi. Các triệu chứng cúm heo ở người tương tự như nhiễm trùng với các chủng cúm khác gồm: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, tiêu chảy, ói mửa.
Sốt rét
Sốt rét là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Biểu hiện của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật.
Sốt thương hàn
Sốt thương hàn là do một loại vi khuẩn độc hại có tên Salmonella typhi gây ra. Sốt thương hàn lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm và nước hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm sốt cao, đau đầu, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi là một bệnh lý ở gan khi gan bị những siêu vi từ bên ngoài tấn công vào, gây ra những tổn thương cho gan, nghĩa là gây bệnh cho gan. Viêm gan siêu vi gặp nhiều ở trẻ em và người lớn cũng có thể mắc. Có không ít ca bệnh chết vì bệnh hoặc chết vì những hậu quả của căn bệnh này. Sốt nhẹ là triệu chứng của viêm gan. Tuy nhiên, để biết chính xác có phải bị viêm gan siêu vi không, hãy kiểm tra xem bạn có đau dạ dày và màu sắc của nước tiểu ra sao.
Cúm theo mùa
Hằng năm, thời điểm giao mùa (giữa mùa thu và mùa đông), là lúc bệnh cúm dễ bùng phát nhất. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ lây truyền trong cộng đồng. Nó không những gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh mà còn làm nặng thêm và gây ra những cơn kịch phát của các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường. Triệu chứng thông thường nhất của bệnh cúm là sốt, ho và viêm họng, đôi khi kèm theo đau nhức toàn thân, nhức đầu, ớn lạnh, sổ mũi...
Sốt do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân gây sốt là do các bệnh nhiễm khuẩn gây nên có thể là vi khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng. Với trẻ sơ sinh, sốt có thể gặp trong nhiễm khuẩn rốn, nhiếm khuẩn do sặc nước ối, nặng hơn có thể viêm phổi, viêm phế quản. Với trẻ nhỏ, bệnh nhiễm khuẩn gây sốt nhiều nhất là viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) như viêm mũi họng, viêm tai giữa. Biểu hiện của sốt do nhiễm khuẩn bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,5C (có thể lên đến 40-41C), nhịp thở tăng, môi khô, mắt trũng, ớn lạnh, rét run, co giật nếu sốt cao 39-40C.
Thụy Khuê
Theo Thanhnien
4 kiểu đau đầu thường gặp - chữa trị thế nào? Đau đầu gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Hiểu rõ căn nguyên của các kiểu đau đầu phổ biến giúp bạn nâng cao sức khỏe và ổn định sinh hoạt. Đau đầu nửa đầu, đau đầu thành chuỗi hay đau đầu khi căng thẳng... là bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều nguyên nhân...