Thiếu lao động tại các tỉnh phía Nam
Các tỉnh phía Nam đang trong giai đoạn phục hồi sản xuất mạnh mẽ nên cần nhiều lao động, tuy liên tục rao tuyển nhưng doanh nghiệp vẫn khó tuyển đủ nhu cầu.
Người lao động tìm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Một số doanh nghiệp tuần nào cũng phải đến các sàn giao dịch việc làm hay trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm lao động, nhưng vẫn rất khó tìm được lao động ưng ý.
Công ty Duy Anh Foods tại TP Hồ Chí Minh ( chuyên sản xuất bún, bánh tráng… xuất khẩu) có nhu cầu tuyển khoảng 250 – 300 công nhân trong năm 2022. Thế nhưng từ đầu năm đến nay, công ty chỉ tuyển được 60 – 70% số lao động so với nhu cầu. Đại diện Công ty Duy Anh Foods cho biết, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo để tuyển thêm lao động trong giai đoạn bình thường mới sau dịch bệnh COVID-19. “Nếu tuyển được đầy đủ số lao động, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng xuất khẩu thêm 30 – 40%, thay vì chỉ xuất khoảng 3 – 4 tấn hàng mỗi ngày như hiện nay”, đại diện công ty cho biết.
Tương tự, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, trong Hiệp hội có nhiều doanh nghiệp đang “đứng ngồi không yên” vì rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động, dù doanh nghiệp đã liên tục rao tuyển nhưng vẫn không đủ; đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày da và các công việc dịch vụ như kho bãi, giao nhận, xuất nhập khẩu, kinh doanh.
Các công ty may mặc có nhiều chính sách để giữ chân lao động trong giai đoạn phục hồi sản xuất.
“Dịch COVID-19 kéo dài nên nhiều lao động về quê, ngành dịch vụ chuyển qua làm online nên nhiều người lao động thời vụ, lao động phổ thông hiện giờ đã quen việc, không muốn bó buộc khiến nguồn lao động đang thiếu ổn định và dịch chuyển rất nhanh. Ngoài ra, do chi phí đi lại tốn kém vì giá xăng dầu tăng, giá cả lương thực thực phẩm ở các thành phố lớn cũng tăng kéo theo chi phí sinh hoạt của công nhân tăng theo trong khi thu nhập không tăng, vì vậy đã có không ít lao động chọn nghỉ việc ở các thành phố lớn để chuyển về quê làm cho gần, không phải đi xa”, ông Trần Việt Anh lý giải.
Là ngành đang thiếu hụt lao động nhiều nhất, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Hội Da giày TP Hồ Chí Minh cho biết: “Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến cuối năm nhưng không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp quy mô nhỏ, không thể cung cấp đủ sản phẩm cho đối tác do thiếu lao động. Hiện nay, 70 – 80% đơn hàng giày da của Việt Nam là gia công nên rất cần nhiều lao động phổ thông. Sắp tới, các doanh nghiệp cần hoàn thiện đơn hàng cho cuối năm, nếu tình trạng thiếu lao động kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ mất mối làm ăn và mất thị trường xuất khẩu”.
Video đang HOT
Cung – cầu đang lệch nhau
Theo ông Trần Việt Anh, thị trường lao động Việt Nam đang không cân đối ngành đào tạo vì việc đào tạo không phù hợp theo nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, ngành bao bì có nhu cầu lao động rất lớn và doanh nghiệp FDI đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, nhưng những trường đào tạo ngành này trong nước lại đang chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Hoặc như ngành tái chế là ngành kinh tế tuần hoàn, nhà nhập khẩu nào cũng yêu cầu hàng tái chế, nhưng Việt Nam lại không tìm ra cơ sở đào tạo nhân lực ngành này, doanh nghiệp muốn có người phải tự mày mò đào tạo với thời gian lâu, chi phí lớn.
“Để đảm bảo cung – cầu lao động gặp nhau và đào tạo đúng lao động chuyên ngành cho doanh nghiệp, nhà nước nên ưu tiên hơn nữa khâu đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp đang cần lao động như các ngành xuất khẩu, bởi đây là ngành đem ngoại tệ về cho Việt Nam; hoặc đào tạo những lao động mà doanh nghiệp FDI đang chú trọng đầu tư ở Việt Nam để sau khi các doanh nghiệp này rút đi, Việt Nam có thể thừa hưởng công nghệ và lao động dễ dàng tiếp cận khi họ về nước”, ông Trần Việt Anh phân tích thêm.
Các lao động có tay nghề đang được doanh nghiệp trả lương khá cao.
Ông Nguyễn Văn Khánh cũng cho biết, hiện nay, doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam đang không biết tìm đâu ra lực lượng lao động đã qua đào tạo. Chẳng hạn, có doanh nghiệp cần 300 lao động giày da được qua đào tạo nhưng “đỏ mắt” đi tìm ở các trường đều không đủ. Vì vậy, để có đủ nhân lực, các doanh nghiệp đang phải đẩy mạnh liên kết với trường nghề để đưa lao động sang đào tạo cấp tốc nhằm “chữa cháy”. Ngoài ra, để có được người lao động, nhiều doanh nghiệp còn chấp nhận tăng lương, tăng hỗ trợ chỗ ở, ăn uống, kêu gọi lao động cũ ở lại và thu hút thêm lao động mới.
“Hội đang khuyến khích doanh nghiệp tăng cường cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ để tăng năng suất, tiết giảm nhân công. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp cần khảo sát trước nguồn lao động tại chỗ, liên kết với chính quyền để đặt hàng, đào tạo trước lao động để tránh tình trạng thiếu lao động làm việc”, ông Nguyễn Văn Khánh cho biết.
Cơ hội nào cho ngành sản xuất chế tạo tại thị trường miền Bắc
Được đánh giá vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, ngành cơ khí chế tạo luôn được đánh giá cao về tiềm năng phát triển trong những năm sắp tới.
Ngành công nghiệp sản xuất tại khu vực phía Bắc đang được tập trung phát triển. Trong khi Bắc Ninh đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thì Hà Nội đang tập trung thúc đẩy quan hệ hợp tác liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn và phạm vi cả nước.
MTA Hanoi - nền tảng trưng bày và kết nối kinh doanh dành cho cộng đồng cơ khí chế tạo tại miền Bắc.
Ngoài ra, Hưng Yên cũng đặt mục tiêu từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, các kế hoạch dài hơi tại các tỉnh thành có nhiều thế mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất từ trước đến nay như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, cũng đang được khai thác triệt để.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng trên toàn cầu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia chú ý và đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy vậy, thực tế mặt bằng chung các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đa số còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ vào quy trình sản xuất, do đó ngành có nhiều hạn chế trong việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
MTA Hanoi 2022 - Triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 8 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại.
Luôn là điểm đến uy tín và đáng tin cậy của cộng đồng cơ khí chế tạo trong gần 20 năm qua tại Việt Nam, chuỗi triển lãm quốc tế MTA làm nên tên tuổi không chỉ tại thị trường miền Nam mà ngay cả tại thị trường miền Bắc.
Cái tên MTA Hanoi đã dần trở thành một phần không thể thiếu của cộng đồng sau 7 phiên bản đáng nhớ. Trở lại cùng một loạt các doanh nghiệp trưng bày hấp dẫn, MTA Hanoi 2022 sẽ mở cửa đón khách từ ngày 12-14/10/2022 tại I.C.E - Trung tâm triển lãm quốc tế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong suốt 3 ngày sôi động của triển lãm năm nay, các khách tham quan chuyên ngành sẽ một lần nữa được gặp gỡ những cái tên quen thuộc có ảnh hưởng trong ngành như Sodick, Mitsubishi, Hiwin, Tinh Ha, Hwacheon... cùng một vài thương hiệu mới như Kamogawa, Cominix, Durma, Jinan Bodor, VPIC... lần đầu tiên đến với sân chơi đầy hứa hẹn của thị trường cơ khí chế tạo miền Bắc.
Với hơn 60% các đơn vị trưng bày quốc tế đến từ các cường quốc công nghiệp như Đức, Anh, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Israel, Malaysia, Thái Lan và các nhóm gian hàng quốc tế Đài Loan và Hàn Quốc, cùng các đơn vị trưng bày lớn đến từ Việt Nam, MTA Hanoi 2022 hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng động cơ khí chế tạo.
Triển lãm thu hút sự quan tâm của các khách tham quan chuyên ngành.
Với những thế mạnh bấy lâu nay, phiên bản lần thứ 8 của triển lãm quốc tế về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại sẽ giới thiệu đến các khách tham quan tại triển lãm buổi trình diễn sản phẩm đặc sắc về máy định hình kim loại, máy cắt kim loại tấm, máy cắt kim loại, công nghệ đo lường và kiểm tra, dụng cụ cắt và gia công cắt gọt, và tất nhiên không thể thiếu đó là các máy móc công nghệ tự động hóa được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Các chương trình hội thảo thu hút sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng cơ khí chế tạo.
Triển lãm không chỉ là nơi để các cá nhân và doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo gặp gỡ và trao đổi cùng các nhà cung cấp hàng đầu về các sản phẩm và công nghệ được trưng bày, góp phần thúc đẩy giao thương và kết nối kinh doanh mà còn là nền tảng cập nhật kiến thức cần thiết khi lần lượt mang lại những hội thảo bổ ích.
Tiếp nối câu chuyện nâng cao trình độ và kỹ thuật công nghệ trong chuỗi sản xuất, MTA Hanoi 2022 hân hạnh kết hợp cùng với MESLab mang đến một loạt các chương trình hội thảo về chủ đề sản xuất thông minh, sẽ diễn ra trong suốt 3 ngày triển lãm.
Đến với các hội thảo dẫn dắt bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc tiếp cận và thực hiện các dự án sản xuất thông minh, khách tham dự sẽ được lần lượt lắng nghe về các chủ đề sản xuất thông minh (12/10/2022 l 14:00-17:00) công nghệ in 3D kim loại (13/10/2022 l 09:00-17:00) và thiết kế kỹ thuật số (14/10/2022 l 09:00-12:00). Đăng ký tham gia tại đây (https://bit.ly/3S6qz5o).
Cổng đăng ký tham quan trực tuyến đang mở cho đến hết ngày 07/10/2022, hãy đăng ký trước để tránh phải xếp hàng khi tham quan triển lãm (https://bit.ly/3SkhFBH).
Tiền cho vay của gói lãi suất 2% là tiền huy động từ dân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về chính sách hỗ trợ lãi suất 2%. Theo NHNN, nguồn tiền cho vay là tiền huy động từ người dân, từ nền kinh tế nên các ngân hàng vẫn phải xác định đúng...