Thiếu hụt nguồn cung, giá chung cư Hà Nội liên tục tăng
Nguồn cung sụt giảm không có điểm dừng khiến giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng nhanh và dự báo sẽ tiếp tục tịnh tiến trong nửa cuối năm 2022.
Chung cư sơ cấp và thứ cấp tăng giá hàng trăm triệu đồng
Trong những tháng đầu năm, căn hộ chung cư tại Hà Nội ở các phân khúc và vị trí đều thiết lập mặt bằng giá mới. Nếu như cách đây 2 năm, căn hộ khu vực trung tâm Cầu Giấy, Thanh Xuân… được chào bán ở khoảng 30 – 40 triệu/m2 thì đến nay mặt bằng giá đã tăng lên tới 45-60 triệu/m2.
Đáng chú ý, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh… là những khu vực còn nhiều quỹ đất hơn nhưng cũng đang có xu hướng tăng giá nhà ở lên mức tiệm cận với vùng trung tâm. Cụ thể, giá căn hộ trước đây từ 18-20 triệu/m2 thì nay đã đạt mức trên 30 triệu/m2.
Theo khảo sát tại một số dự án, chung cư The Nine (số 9 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy) đã được điều chỉnh tăng giá 2 lần kể từ đầu năm, mức chênh lệch so với thời điểm trước Tết Nguyên Đán là 5-6%. Tương tự, dự án chung cư mới bàn giao The Park Home (Thành Thái, Cầu Giấy) cũng tăng giá khoảng 5%.
Tại Long Biên, căn hộ Phương Đông Green Home ghi nhận mức tăng 2% ngay trong quý đầu năm 2022, giá bán hiện tại từ 33 triệu đồng/m2. Ngay gần đó, dự án Rose Town (Ngọc Hồi, Hoàng Mai) từng được chủ đầu tư chào bán từ 1,8-2,4 tỷ/căn thì nay đã tăng lên mức 2,2-3,2 tỷ đồng/căn.
Ở khu vực quận Hà Đông, thị trường thứ cấp “tăng nhiệt” đáng kể khi nhiều căn hộ chuyển nhượng tại Dương Nội, La Khê, Vạn Phúc tăng giá tới vài trăm triệu đồng chỉ trong thời gian ngắn. Mặt bằng giá tại khu vực này đã đạt trung bình 33 triệu/m2.
Theo quy luật thị trường, chung cư tăng giá là hệ quả tất yếu của tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Theo số liệu thống kê của CBRE Việt Nam cho thấy quý đầu tiên của năm 2022 chỉ có khoảng 3.500 căn hộ chung cư mở bán trên thị trường, giảm mạnh 39% so với quý IV/2021. Đáng chú ý, phần lớn nguồn cung mới đến từ giai đoạn bán hàng tiếp theo của các dự án cũ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung căn hộ tại Hà Nội, nổi bật là các chính sách siết chặt thủ tục pháp lý, tín dụng ngân hàng và quỹ đất ngày một cạn kiệt. Ngoài ra, chi phí đầu vào tại các dự án cũng bị “đội” cao do biến động từ giá đất, giá vật liệu xây dựng và chi phí nhân công, từ đó tạo áp lực đẩy tăng giá chung cư.
Dự báo trong khoảng thời gian tới đây, phân khúc căn hộ trong khoảng tài chính từ 2 tỷ đồng sẽ gần như “biến mất” trên thị trường. Trong khi nhu cầu tìm kiếm nhà ở thực vẫn luôn rất lớn, phân khúc căn hộ giá dưới 30 triệu lại ngày càng hạn chế hơn khiến tệp khách hàng này sẽ “mỏi mắt” tìm kiếm. Bởi vậy, các khách hàng tìm nhà ở tại các phân khúc trung cấp và bình dân nên có những quyết định kịp thời.
Video đang HOT
Cơ hội mua nhà trong thời kỳ tăng giá
Trước tình hình nhà ở hình thành trong tương lai đang chịu áp lực tăng giá lớn, người mua nhà có xu hướng ưu tiên lựa chọn các căn hộ đã xây dựng tương đối hoặc sắp nhận nhà, ít bị ảnh hưởng bởi biến động vật giá thị trường.
Bên cạnh đó, ưu thế của căn hộ hiện hữu là khách hàng được “tận mục sở thị” chất lượng dự án và nhận nhà sớm mà không cần chờ đợi quá lâu. Hơn thế, hiện nay các chủ đầu tư đều chú trọng vào việc thiết kế chính sách bán hàng linh hoạt, hỗ trợ tài chính tối đa để giảm áp lực cho người mua nhà.
Các khách hàng cần có những quyết định mua nhà kịp thời trong bối cảnh tăng giá căn hộ hiện nay.
Điểm mặt một số sự lựa chọn căn hộ giá tốt tại Hà Nội có thể kể đến Khu căn hộ Tecco Diamond và khu căn hộ Tecco Garden, tại trung tâm Thanh Trì. Tecco Diamond với phân khúc diện tích nhỏ, nhiều căn hộ 2 phòng ngủ, mức giá từ 30.5 triệu/m2, có chính sách vay lãi suất 0% và giải ngân song song, nhận nhà ngay tháng 6/2022. Mặc dù có sự điều chỉnh tăng giá từ 3-4% trong quý đầu năm nhưng đây vẫn được xem là mức giá hợp lý và dễ hấp thụ, thể hiện qua số lượng giao dịch tốt trong thời gian qua.
Cùng đó, Tecco Garden là khu căn hộ hiếm hoi tại Thủ đô hiện nay quy hoạch các căn hộ có diện tích lớn và nhiều phòng ngủ. Căn hộ 3-4 phòng ngủ có diện tích 130m2 – 148m2 phù hợp cho các gia đình đa thế hệ hoặc các gia đình đông con. Với mức giá trung bình từ 27 triệu/m2 thì đây cũng là mức giá tốt trong bối cảnh thị trường chung cư đang tăng giá mạnh.
Căn hộ mẫu chung cư Tecco Diamond tại trung tâm Thanh Trì.
Tại quận Tây Hồ, căn hộ đã bàn giao Tây Hồ Riverview cũng có giá bán rất hấp dẫn so với khu vực, chỉ từ 32 triệu/m2 cùng gói quà tân gia trị giá tới 40 triệu đồng.
Tại Đông Anh, căn hộ Eurowindow River Park được định vị là căn hộ cao cấp giá bình dân, với mức giá từ 26 triệu/m2, đã bàn giao nhà cũng là khu căn hộ hiếm hoi đang có mức giá mềm.
Giới chuyên gia dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường căn hộ chung cư có thể tăng giá thêm 10-20%. Việc tăng giá này được đánh giá là tất yếu, vì vậy mức giá hiện tại của một số khu căn hộ vẫn còn tương đối tốt cho người mua nhà.
Nghệ An: Đất đấu giá bị bỏ cọc, người có tiền lao đao sau cơn sốt
Sau những ngày nổi sóng, gần đây, nhiều phiên đấu giá đất ở Nghệ An bị nhà đầu tư bỏ cọc, giá đất nền giảm nhiệt, nhiều nhà đầu tư lỡ 'ôm' đất theo cơn sốt rơi vào cảnh lao đao
Đấu giá tiền tỷ, nhà đầu tư vẫn "bỏ cọc"... chạy
Sau thời gian đất nền "sốt", thời điểm này thị trường bất động sản ở địa bàn Nghệ An đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều giao dịch đã bị "bỏ cọc", một số phiên đấu giá đất có ít người tham gia.
Quyết định của UBND huyện Diễn Châu về việc "Hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ".
Thông tin từ UBND huyện Diễn Châu cho biết, huyện vừa có quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ.
Theo đó có 73 lô đất với tổng diện tích 13.418,74 m2 gồm các xã Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ có cá nhân trúng đấu giá đất nhưng đã bỏ cọc với số tiền trên 15 tỷ đồng.
Hiện UBND huyện Diễn Châu đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp cùng Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ An II để xử lý số tiền trên theo quy định pháp luật. Theo đó, số tiền trên sẽ được thu nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Theo tìm hiểu được biết, thời điểm diễn ra đấu giá đất ở các xã trên thu hút lượng người tham gia đông, đất đấu giá tăng cao so với giá đất bình thường tại địa phương.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người bỏ cọc là sau thời gian "sốt" đất, hiện nay thị trường đất đang lắng xuống, giá giảm, trong khi một số nhà đầu tư không vay được tiền từ ngân hàng để giao dịch...
Hiện tượng đất đấu giá bị nhà đầu tư bỏ cọc không chỉ diễn ra ở huyện Diễn Châu.
Trước đó, vào tháng 3/2021 xã Nhân Thành, huyện Yên Thành đã tổ chức đấu giá 32 lô đất có giá khởi điểm trên 600 triệu đồng/lô. Trong phiên đấu giá có trên 200 hồ sơ tham gia, tuy nhiên, sau đó chỉ có 18/32 lô đất nộp tiền.
Tương tự ở xã Mã Thành có 36 lô được tổ chức đấu giá vào hồi tháng 5/2021 nhưng chỉ có 12 lô hoàn thành nghĩa vụ tài chính, số còn lại đã "bỏ cọc".
Được biết, tính đến nay, huyện Yên Thành có khoảng trên 40 lô đất còn tồn đọng sau đấu giá tập trung ở các xã Nhân Thành, Mã Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành...
Còn huyện Đô Lương cũng đang có trên 20 lô đất đã trúng đấu giá nhưng "bỏ cọc", tập trung ở các xã Lạc Sơn, thị trấn Đô Lương, Thượng Sơn...
Thị trường xuống giá , nhà đầu tư lao đao
Khu quy hoạch vùng đấu giá đất ở huyện Yên Thành.
Thị trường tại đây từng có thời điểm giao dịch sôi động, người xe về xem đất nườm nượp khiến giá đất tăng vọt, nhất là đất đấu giá "đội" giá lên cấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với giá khởi điểm. Tại địa bàn các huyện Đô Lương, thị xã Hoàng Mai, các phiên đấu giá diễn ra khá sôi nổi, có những lô đất đấu giá cao từ 5,5 đến 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình giao dịch đất ở Nghệ An bắt đầu có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tại các vùng thôn quê, nườm nượp từng có cảnh đoàn người kéo về mua bán đất giờ đây tĩnh lặng, không còn người xe khảo giá, giá đất đã giảm rõ rệt.
Nhiều nhà đầu tư đất ở Nghệ An cho biết, họ đã "lỡ" tay xuống tiền "ôm" các lô đất đấu giá, hồi đầu năm mỗi lô đất khách trả chênh gần 200 triệu đồng nhưng do kỳ vọng giá còn tăng hơn nữa nên họ không bán, ai ngờ thời gian gần đây cần tiền muốn bán thì lại không "thoát" hàng được.
"Không còn cảnh người, xe về xem đất tấp nập như trước, không những thế, số cuộc gọi, tin nhắn hỏi xem đất cũng giảm, thậm chí có những người bỏ cọc, rút tiền không giao dịch", một nhà đầu tư đất ở Nghệ An chia sẻ.
Đơn cử như ở huyện Diễn Châu, sau thời gian thị trường bất động sản sôi động thì nay trở nên ảm đạm. Nhiều môi giới nhà đất ở Diễn Châu cho biết, mấy tuần nay, số người đi xem đất vắng hẳn, đặc biệt là thị trường đất nền, thậm chí một số người trước đó "cọc" đất nhưng nay xin rút.
Người đầu tư đất ở huyện Đô Lương cũng lao đao vì lỡ "ôm" đất nền đầu tư. Lúc thị trường sốt nóng thì vay mượn khắp nơi lao vào đầu tư, nay thị trường hạ nhiệt thì rao bán không ai hỏi, buộc phải cắt lỗ để lấy tiền trả nợ.
Andy Han gia nhập Filmore Development, trở thành tân CEO và thành viên HĐQT Sau sự kiện Openasia trở thành nhà đầu tư chiến lược, Filmore Development tiếp tục công bố sự bổ sung mới về đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) của Filmore bổ sung ông Andy Han Suk Jung với vai trò thành viên đồng thời đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Đây là một bước tiến...