Thiếu hụt chip bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất smartphone
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành game và sản xuất xe hơi, và giờ đây đến lượt điện thoại cũng chịu chung số phận.
Tác động của Covid-19 khiến các nhà máy sản xuất chip đã phải đóng cửa thời gian gần đây. Tình trạng này khiến ngành công nghiệp xe hơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các ông lớn như General Motors hay Ford thậm chí phải dừng sản xuất một số dòng xe nhất định.
Các nhà sản xuất máy chơi game như Microsoft hay Sony cũng chịu tình cảnh tương tự. Cùng với đó là những nhà sản xuất card màn hình cho game thủ PC.
Điện thoại thông minh cho đến giờ vẫn chưa chịu ảnh hưởng, nhờ việc Apple hay Samsung đã dự trữ trước các thành phần vật liệu quan trọng.
Một cửa hàng ở Ireland bày bán cả iPhone lẫn các máy Samsung Galaxy.
Một phần lý do là bởi các nhà sản xuất xe hơi dùng chip đời cũ, trong khi nhà sản xuất smartphone luôn dùng chip đời mới, vốn được ưu tiên cung cấp đơn hàng sớm hơn.
Hơn thế nữa, các nhà sản xuất điện thoại đã không giảm đơn đặt hàng chip trong khi nhà sản xuất xe hơi lại làm thế do dự đoán nhu cầu mua xe sẽ giảm vì đại dịch.
Nhưng gần đây, các nhà sản xuất xe hơi và các lĩnh vực khác đã bắt kịp nguồn cung chip của smartphone trong khi doanh số thị trường điện thoại đã tăng 26% trong quý I/2021, theo Gartner. Đây chính là áp lực trong thời gian tới dành cho các nhà sản xuất smartphone.
Cảnh báo từ Apple
Hôm thứ ba (27/7), CEO Tim Cook cảnh báo rằng nguồn cung chip sẽ ảnh hưởng tới sản lượng iPhone cũng như các sản phẩm khác như iPad.
Thiếu hụt này không nằm ở con chip vi xử lý Apple chủ động được nguồn cung, mà nằm ở mọi chức năng khác cần đến chip như màn hình, âm thanh.
Video đang HOT
Bất chấp việc Apple luôn là khách hàng quan trọng nhất của các nhà sản xuất chip, thiếu hụt chip giờ đây không chỉ còn là vấn đề của CPU hay GPU trên máy tính cá nhân.
Các nhà sản xuất như Lenovo, TCL hay HMD Global cũng đang phải vật lộn với tình trạng này. Và các nhà sản xuất nhỏ hơn gần như gặp thách thức còn lớn hơn nữa bởi họ không phải khách hàng được ưu tiên.
Dù vậy, nó không có nghĩa là các ông lớn như Apple hay Samsung không chịu ảnh hưởng. Hồi tháng 4, gã điện tử khổng lồ Hàn Quốc đã phải đóng nhà máy ở Austin, Texas (Mỹ) cả tháng trời vì bão tuyết gây mất điện diện rộng.
Thiếu hụt chip khiến Samsung từng tuyên bố có thể không công bố mẫu Galaxy Note mới. Công ty vừa báo cáo lợi nhuận tăng vọt 54% trong quý II/2021 nhưng cảnh báo thiếu hụt chip ảnh hưởng tới dự báo doanh thu cả năm.
Giới phân tích nhận định, thiếu hụt chip có thể ảnh hưởng tới 10% sản lượng dự báo của các nhà sản xuất. Đó có thể không phải thiếu hụt các mẫu đời mới như iPhone 13 mà là đời cũ hơn khi chip được ưu tiên cho những mẫu mã mới.
Lý do nhiều hãng rời khỏi thị trường smartphone
Khủng hoảng chip diễn ra suốt thời gian dài khiến nhiều hãng smartphone gặp khó và phải từ bỏ mảng kinh doanh này.
Ngày 9/5, Vingroup tuyên bố VinSmart sẽ đóng mảng tivi, điện thoại di động. Như vậy, thương hiệu smartphone Vsmart đã ngừng kinh doanh chỉ sau 3 năm, với thành tích cao nhất đạt được là lọt vào top 3 thị phần trong một tháng tại thị trường Việt Nam.
"Tôi thật sự bất ngờ! VinSmart đã lọt vào top 3 thương hiệu tại Việt Nam, và top 20 tại châu Á vào cuối năm 2020. Họ còn có nhiều cơ hội trong thời gian tới khi mạng 5G phổ biến hơn tại các nước châu Á, châu Phi, với phí sử dụng rẻ hơn", ông Neil Mawston, Giám đốc mảng viễn thông toàn cầu tại công ty nghiên cứu Strategy Analytics chia sẻ với PV
Việc sản xuất smartphone của VinSmart có thể gặp khó bởi tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Khi được hỏi liệu có thể tìm ra lý do cho quyết định này, ông Mawston cho rằng cuộc khủng hoảng chip toàn cầu có thể là một nguyên nhân. Không chỉ là một cái tên đơn lẻ, cuộc khủng hoảng này đang khiến nhiều hãng smartphone gặp khó.
Nhiều hãng gặp khó trong cuộc khủng hoảng toàn cầu
"Xét về số lượng bán ra, VinSmart vẫn là một hãng smartphone nhỏ về quy mô. Tôi cho rằng những hãng nhỏ đang phải chịu thiệt hại nặng nề nhất vì khủng hoảng thiếu chip", ông Anshel Sag, nhà phân tích tại công ty Moor Insights & Strategy chia sẻ với Zing.
Khủng hoảng ngành bán dẫn bắt đầu từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Khi đó, các hãng sản xuất đã nghĩ rằng nhu cầu của người dùng cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược.
Do phải ở nhà dài ngày, mọi người mua đồ công nghệ nhiều hơn. Họ mua máy tính mạnh hơn, màn hình lớn hơn để làm việc ở nhà. Trẻ em được mua laptop mới để học tại nhà. TV, máy chơi game, các loại đồ gia dụng đều tăng doanh số.
Những công ty gia công chip như TSMC đang phải làm việc với hơn 100% công suất nhằm giảm tác động của cuộc khủng hoảng ngành chip.
Đại dịch đã biến thành một ngày hội mua sắm kéo dài hàng tháng trời. Do đó, nhu cầu về chip cũng tăng mạnh. Trên thế giới, chỉ có vài công ty gia công sở hữu công nghệ hiện đại để cung cấp chip cho smartphone. Khi mọi ngành công nghiệp đều muốn tăng sản lượng, nguồn cung không thể đáp ứng.
"Các hãng nhỏ gặp bất lợi bởi quy mô của họ không đủ lớn, dẫn đến biên độ lợi nhuận rất mỏng. Trong ngành smartphone thì quy mô là rất quan trọng. Phải sản xuất được nhiều smartphone thì mới có thể đàm phán giá linh kiện tốt", ông Sag nhận định khi được hỏi về khó khăn của các hãng smartphone nhỏ.
Trong báo cáo tài chính quý I được công bố cuối tháng 4, CEO Tim Cook của Apple cũng cảnh báo về tình trạng thiếu chip. Người đứng đầu Apple cho rằng không phải nhu cầu giảm, mà không có nguồn cung chip mới là mối lo lớn nhất của công ty này trong quý II.
CEO Apple cũng thừa nhận công ty này có thể gặp khó trong thời gian tới vì tình trạng thiếu hụt chip.
"Chúng tôi cho rằng sẽ có vấn đề với nguồn cung. Việc thiếu hụt chip sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến iPad và Mac. Chúng tôi cũng kiểm soát khá tốt nhu cầu của mình, nhưng không thể bình luận về nhu cầu của các hãng khác", CEO Apple nói với các nhà đầu tư.
Chưa tìm ra giải pháp
Thị trường smartphone hiện tại chỉ còn là cuộc chơi của vài hãng lớn. Những tên tuổi một thời như Sony chấp nhận thu nhỏ quy mô, bán chỉ 400.000 máy trong quý I khi cố gắng giữ thương hiệu Xperia một thời.
Khủng hoảng chip sẽ càng khiến những hãng smartphone có quy mô nhỏ gặp khó khăn trong thời gian tới.
"Khi sản xuất với quy mô nhỏ, các công ty này sẽ là người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi sự thiếu nguồn cung, tăng giá. Cũng cần nhớ rằng nhà cung cấp vẫn ưu tiên phục vụ các khách hàng lớn, quan trọng nhất của họ", ông Anshel Sag nhận xét.
Theo ông Neil Mawston, ngoài vi xử lý chính thì một linh kiện khác là màn hình cũng tăng giá khoảng 15%. Đây cũng là hậu quả của khủng hoảng chip, bởi mọi màn hình trên smartphone đều phải có một con chip điều khiển.
"Đại dịch, giãn cách xã hội, và sự cạnh tranh nguồn cung với cả các sản phẩm khác như tablet, laptop và xe điện khiến cho chuỗi cung ứng linh kiện smartphone đang ở trong trạng thái căng thẳng nhất trong nhiều năm nay", ông Neil Mawston chia sẻ.
Trong một bài phỏng vấn gần đây, CEO Qualcomm, Cristiano Amon nhận định tình trạng thiếu chip có thể kéo dài đến hết năm 2021. Do vậy, khó khăn vẫn còn trước mắt với nhiều công ty sản xuất sản phẩm công nghệ.
Xe hơi là ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng thiếu chip. Những hãng sản xuất đồ công nghệ cũng có thể chịu ảnh hưởng trong thời gian tới.
Khi được hỏi thêm về VinSmart, ông Neil Mawston cho rằng mình bất ngờ bởi smartphone Vsmart đang có thị phần nhất định ở thị trường trong nước. Nhà phân tích này cho rằng đây là một trong những lợi thế lớn để có thể mở rộng ra thị trường khu vực.
"Mọi hãng smartphone lớn đều dùng thị trường nội địa như một bệ đỡ để có thể tiến ra khu vực hoặc toàn cầu. iPhone của Apple thành công ở Mỹ rồi mới mở rộng ra các nước khác. Câu chuyện tương tự là Huawei ở Trung Quốc, và Samsung ở Hàn Quốc.
VinSmart còn rộng cửa để tăng trưởng ở Đông Nam Á. Do đó, chúng tôi cảm thấy khó hiểu khi họ quyết định dừng sản xuất smartphone, nhất là khi cơ hội cho 5G đang ở rất gần", ông Mawston nhận định.
Mỹ tính làm gì để giành lại vị thế thống trị ngành bán dẫn từ châu Á? Mỹ tính làm gì để giành lại vị thế thống trị ngành bán dẫn từ châu Á? Nếu quan tâm tới ngành sản xuất chip bán dẫn, bạn sẽ biết tới hai cái tên đình đám là TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Hai công ty châu Á này cộng lại chiếm tới hơn 70% thị phần sản xuất...