Thiếu hụt chíp bán dẫn khiến nhiều ngành sản xuất trọng yếu của Mỹ gặp khó
Kết quả khảo sát mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 25/1 cho thấy tình trạng thiếu hụt chíp bán dẫn, nguyên liệu không thể thiếu trong hàng loạt ngành công nghiệp trọng yếu và thiết yếu, sẽ còn kéo dài tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và buộc giới chức Mỹ phải có giải pháp khắc phục sớm.
Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết trong vài tuần tới sẽ hợp tác với các ngành sản xuất công nghiệp liên quan để tìm ra giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trong bối cảnh nhu cầu về nguyên liệu này ngày càng cao, cao hơn tới 20% so với năm 2019.
Số liệu khảo sát cho thấy trong năm 2021, những loại chíp bán dẫn chủ chốt dành cho sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng đủ dự trữ trung bình cho khoảng 5 ngày trong khi số lượng dự trữ trung bình hồi năm 2019 là 40 ngày. Theo giới chuyên gia, lượng chíp bán dẫn dự trữ ít như vậy là tình trạng rất đáng lo ngại bởi chỉ cần nguồn này cạn kiệt một lần cũng có thể khiến cả chuỗi cung tê liệt.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã lên tiếng kêu gọi Quốc Hội nước này hãy sớm thông qua dự luật Đổi mới và Cạnh tranh, để chính phủ Mỹ sớm có nguồn ngân sách khoảng 52 tỷ USD đầu tư cho việc đẩy mạnh sản xuất chíp bán dẫn trong nước và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, vốn đã trở nên rất bấp bênh kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.
Video đang HOT
Với việc nguồn chíp bán dẫn dự trữ còn ít như hiện nay, không ít các công ty của Mỹ có thể sẽ đối mặt với tình trạng tê liệt dây chuyền sản xuất các mặt hàng thiết yếu như ô tô, thiết bị y tế hay đồ gia dụng điện tử như máy thu hình (TV), tủ lạnh mà hệ lụy là họ buộc phải cho lao động nghỉ việc.
Hiện một số công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đã tuyên bố đầu tư khoảng 80 tỷ USD vào sản xuất chíp bán dẫn trong nước từ nay tới 2025 và việc đưa các ngành công nghệ cao, trong đó việc đưa ngành sản xuất chíp điện tử về trong nước cũng là một trong những ưu tiên của chính quyền của Tổng thống Biden.
Từ nhiều năm nay, các hãng sản xuất của Mỹ đã phụ thuộc khá nhiều vào nguồn chíp bán dẫn từ các chuỗi cung ứng đặt tại châu Á. Giới chuyên gia cho rằng nước Mỹ sẽ không thể giải quyết được vấn đề đòi hỏi công nghệ cao này trong ngày một ngày hai, thậm chí trong vòng 6 tháng tới và trước mắt, chính những người dân tiêu dùng sẽ là những người thiệt hại đầu tiên bởi cuộc khủng hoảng thiếu hụt chíp bán dẫn.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc phát triển công nghệ 'điều khiển não bộ'
Mỹ đã đưa Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc vào danh sách đen xuất khẩu, vì cáo buộc giúp quân đội phát triển vũ khí "điều khiển não".
Theo Nikkei, Bộ Thương mại Mỹ hôm 16.12 đưa một loạt viện nghiên cứu của Trung Quốc vào danh sách thực thể, cấm các công ty Mỹ xuất khẩu công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho các tổ chức Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Trung Quốc đang sử dụng công nghệ sinh học mới nổi để cố gắng phát triển các ứng dụng quân sự trong tương lai, bao gồm "chỉnh sửa gen, nâng cao hiệu suất của con người và giao diện máy não".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo
"Trung Quốc đang sử dụng công nghệ để theo đuổi quyền kiểm soát người dân và thành viên của các nhóm dân tộc, tôn giáo thiểu số", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói.
Michael Orlando, người đứng đầu Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC), nói rằng Mỹ đang cảnh báo các công ty trong nước về nỗ lực của Trung Quốc trong việc có được công nghệ của Mỹ trong 5 lĩnh vực then chốt, bao gồm cả công nghệ sinh học.
Theo Nikkei, Bộ Tài chính Mỹ hôm 16.12 cũng đã đưa DJI, công ty sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới và bảy đơn vị khác vào danh sách "các công ty phức hợp công nghiệp - quân sự Trung Quốc", vì bị cáo buộc tạo điều kiện cho việc giám sát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Các nhà đầu tư Mỹ bị cấm đầu tư vào tất cả công ty nằm trong danh sách đen của Bộ Tài chính. Tuần trước, hãng AI lớn nhất Trung Quốc SenseTime cũng bị đưa vào danh sách đen đầu tư.
Cụ thể, bảy mục tiêu bên cạnh DJI bao gồm Megvii và CloudWalk Technology, hai công ty phần mềm nhận dạng khuôn mặt, Dawning Information Industry, nhà sản xuất siêu máy tính vận hành các dịch vụ điện toán đám mây ở Tân Cương, Xiamen Meiya Pico, nhóm an ninh mạng làm việc với cơ quan thực thi pháp luật, công ty trí tuệ nhân tạo (AI) Yitu Technology, công ty điện toán đám mây Leon Technology và nhà sản xuất hệ thống giám sát dựa trên đám mây NetPosa Technologies.
Hành động kép giữa Bộ Thương mại và Bộ Tài chính là nỗ lực mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm làm cho quân đội Trung Quốc khó phát triển công nghệ có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Mỹ. Thượng viện Mỹ hôm 16.12 đã thông qua luật cấm các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ khu vực Tân Cương, trừ khi họ chứng minh được rằng không sử dụng lao động cưỡng bức.
Ngoài các viện nghiên cứu của Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ còn đưa 22 nhóm thực thể Trung Quốc khác vào danh sách đen. Một số được nhắm mục tiêu vì vai trò của họ trong việc phát triển cáp thông tin liên lạc dưới biển, vốn là trọng tâm của Trung Quốc.
Mỹ trừng phạt thực thể Trung Quốc bị nghi phát triển vũ khí kiểm soát não Mỹ đưa vào "danh sách đen" 12 thực thể của Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh phát triển vũ khí kiểm soát trí não. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: Reuters). Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/12 cập nhật "danh sách đen", bổ sung thêm hơn 30 công ty, cá nhân, thực thể từ các...