Thiếu “đệm tài khóa” chống sốc nền kinh tế

Theo dõi VGT trên

Chi tiêu công của Việt Nam luôn ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ bù đắp buộc phải vay nợ, dẫn đến rủi ro cao về tài khóa trước những biến động từ bên ngoài. Song, để xây dựng “đệm tài khóa” chống sốc cho nền kinh tế lại không hề dễ dàng.

Rủi ro tài khóa, nền tảng bấp bênh

Theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố mới đây, cho thấy mức thâm hụt ngân sách của năm 2018 của Việt Nam khoảng 191.500 tỷ đồng, bằng 3,46% GDP, thấp hơn so với mức dự toán đã được Quốc hội phê duyệt hồi đầu năm (3,7%).

Bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng cao, tỷ lệ thu ngân sách giảm và chi tiêu công, đặc biệt là đầu tư công kém hiệu quả, đã trở thành tác nhân chính gây trở ngại cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn kế tiếp.

Trong khi đó tỷ lệ thu ngân sách giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 25,7% trong năm 2018. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm trong 2 năm qua, xuống còn 58,4% trong năm 2018, nhưng chủ yếu do sự ách tắc trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Nếu nghĩa vụ trả nợ lãi ước tính 8%, thì cả nợ lãi và nợ gốc vẫn ở mức cao, khoảng 20% tổng thu ngân sách.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14, các đại biểu đưa ra nhiều số liệu tính toán khác nhau về số tiền trả nợ trong giai đoạn 2019-2021, nhưng đều là con số lớn, lên tới hơn 20.000 tỷ đồng mỗi tháng. Theo ông Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, sức ép trả nợ đang tăng, có thời điểm số nợ đến hạn trả rất lớn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, khó khăn cho vay đảo nợ.

Trong khi đó, nhu cầu vay để trả nợ đến hạn giai đoạn 2019-2021 khoảng 700.000 tỷ đồng, có thời điểm vay để trả nợ gốc 20.000-40.000 tỷ đồng/tháng. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải ưu tiên dồn nguồn lực vào các giải pháp quan trọng, đồng bộ để đảm nguồn thu ngân sách bền vững.

Thiếu đệm tài khóa chống sốc nền kinh tế - Hình 1

Khai thác dầu thô là nguồn thu chính trong nhiều năm trước, nay đã giảm mạnh do giá dầu trên thị trường thế giới bất ổn.

Số liệu thống kê từ Chính phủ qua các năm gần đây, cho thấy tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã tăng từ 39% lên 62% sau khoảng 10 năm, đứng đầu các quốc gia trong khu vực. Suốt thời kỳ này, hàng loạt khoản nợ xấu đến từ doanh nghiệp nhà nước do các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp cấp bách giải quyết điểm nghẽn này, nhưng thâm hụt ngân sách vẫn chưa có nhiều biến chuyển.

Video đang HOT

Ở khía cạnh nguồn thu, nhìn chung khá nhạy cảm với chu kỳ kinh tế, khi thuế thu nhập và thuế tiêu dùng chiếm hơn 50% nguồn thu thường xuyên. Điều này hàm ý tốc độ tăng thu ngân sách có thể gặp khó, khi nền kinh tế trong giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng và tăng trưởng GDP giảm dần.

Theo đánh giá của VEPR, khi thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh chưa được giải quyết, những thành tích về tăng trưởng hay lạm phát đều phải dựa vào một nền tảng bấp bênh. Nghĩa là, Việt Nam thiếu “đệm tài khóa” để đối phó với các cú sốc bên ngoài, trong khi nỗi lo tăng thuế phí để bù đắp cho thâm hụt ngân sách và chi trả nợ công luôn thường trực. Vì thế, ở mức độ dài hạn, Chính phủ cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên.
Chính sách thu theo hướng tích cực

Song để xây dựng được “đệm tài khóa” giữ an toàn cho nền kinh tế lại không phải là điều dễ dàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Sự mất cân đối về ngân sách hiện nay là hệ quả kéo dài từ nhiều năm trước.

Trong khủng hoảng và suy thoái năm 2008, chính sách tài khóa được thực hiện theo hướng mở rộng, đã giúp nền kinh tế không suy giảm mạnh trong giai đoạn 2009-2011. Nhưng chính sách này cũng dẫn đến bội chi ở mức cao, làm suy yếu các lớp đệm tài khóa, rút ngắn kỳ hạn vay nợ và làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách.

Ngân sách nhà nước chủ yếu đến từ 4 nguồn chính: thu nội địa, dầu thô, cân đối hoạt động xuất nhập khẩu và nguồn thu từ viện trợ, nhưng nay cơ cấu nguồn thu đang có sự thay đổi. Nguồn thu dầu thô – nguồn thu chính trong nhiều năm trước – đã giảm mạnh những năm gần đây do giá dầu trên thị trường thế giới bất ổn.

Năm 2017, với việc được công nhận là nước có thu nhập trung bình thấp, các nguồn vốn vay ODA từ bên ngoài của Việt Nam bị cắt giảm. Hoạt động xuất nhập khẩu đang đóng góp khá lớn cho nguồn thu ngân sách, song trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do, thuế quan nhiều mặt hàng buộc phải cắt giảm xuống mức 0%, nguồn thu này sẽ suy giảm trong tương lai gần.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính), để ổn định nguồn thu, lấy lại cần bằng cho ngân sách, vẫn phải dựa vào nguồn thu chính là thu nội địa. Nguồn thu đảm bảo nhất cho ngân sách là từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Để duy trì nguồn thu này, đòi hỏi Chính phủ phải có nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Bên cạnh đó, hiện nay dư địa về nguồn thu từ các sắc thuế áp dụng cho người dân không còn nhiều. Chính phủ muốn tăng thuế hay thu thêm các khoản loại thuế mới rất khó khăn, do thu nhập bình quân người dân hiện chưa ở mức cao nên sẽ gặp những phản ứng gay gắt từ dư luận.

“Đặt thêm các loại thuế mới để thu là không hợp lý và khó khả thi. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng thuế gián thu đối với một số mặt hàng đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, hoặc cắt giảm các khoản thuế ưu đãi doanh nghiệp không cần thiết” – ông Thịnh nói.

Lưu Thủy

Theo saigondautu.com

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ

Phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công.

Dù nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm lại và hiện tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP đã giảm xuống còn 61,4%, nhưng các chỉ số nợ vẫn còn cao, áp lực nợ công vẫn rất lớn, nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam đã không còn nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB) và từ đầu năm 2019 cũng không được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mà sẽ chỉ còn các khoản vay với điều kiện thị trường. Nhưng Việt Nam vẫn cần tiếp tục vay nợ để đầu tư, để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều đó cho thấy áp lực quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công ngày càng lớn hơn nhiều.

Theo ông Lê Văn Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chính khiến nợ công tăng cao và tốc độ tăng nhanh trong thời gian qua chủ yếu do áp lực vốn cho đầu tư phát triển nên phải duy trì mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức cao. Bên cạnh đó, phân bổ vố đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao, đã phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh dẫn đến không trả được nợ, Chính phủ phải trả thay.

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ - Hình 1

Nợ công của Việt Nam hiện ở mức 61,4% GDP (Ảnh minh hoạ: KT)

"Việc xây dựng kế hoạch huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay chưa gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ với khả năng trả nợ; chưa gắn kết giữa xác định mức vay nợ phù hợp với đảm bảo an toàn nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong bối cảnh nợ công, nợ Chính phủ đang có xu hướng tiến sát ngưỡng giới hạn chỉ số nợ đã được phê duyệt", ông Cương chỉ rõ.

Ông Cương cũng cho rằng, vai trò quản lý nợ ở các địa phương còn yếu. Việc xây dựng kế hoạch huy động, triển khai các công cụ như chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn; kế hoạch vay, trả nợ hàng năm chưa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn; chưa có sự phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công. Ngoài ra, chưa có quy định phù hợp về thẩm quyền, công cụ kiểm soát và phòng ngừa rủi ro nợ.

Còn theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, dù hệ thống các công cụ quản lý nợ công đã được ban hành, nhưng việc huy động vốn vay đôi khi thoát ly chiến lược, kế hoạch đã được phê duyệt... nên hiệu lực thi hành thấp, bị động.

"Luật Quản lý nợ công chạm tới 24 luật khác. Nếu nhìn từ luật đến các nghị định và thông tư hướng dẫn thì giống như rừng nhiệt đới, có nhiều tầng khác nhau nên rất phức tạp", ông Long cho biết.

Bên cạnh đó, cơ chế hiện hành về bảo lãnh vẫn dựa nhiều vào bao cấp của nhà nước, ngân sách Nhà nước chịu rủi ro tín dụng. Đồng thời, chưa có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro tín dụng nên khi có nợ xấu hoặc nợ quá hạn không có nguồn để xử lý, phải điều chỉnh cơ chế tài chính, tái cơ cấu nợ bằng cách chuyển sang đầu tư vốn nhà nước hoặc cấp phát ngân sách Nhà nước, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

Luật Quản lý nợ công bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7/2018; hệ thống 7 Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công 2017 cũng đã được ban hành. Nhưng theo ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, "chừng đó là chưa đủ". Bởi theo ông Sebastian, quan trọng là việc triển khai luật và những hành động cụ thể để đưa nguyên tắc trong luật trở nên thực tế. Trong đó, bao gồm các vấn đề như cải cách thể chế, tăng cường công tác phối hợp, xử lý các vấn đề phân tán trong quản lý, tổ chức để quản lý nợ công được thực hiện tổng thể.

Cần một ma trận tổng thể

Theo các chuyên gia, phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công. Theo đó, Bộ Tài chính đang nỗ lực cải cách trong công tác quản lý nợ.

"Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Nhóm chuyên gia của WB xây dựng Khung cải cách về quản lý nợ công, hướng đến quản lý nợ công bảo đảm sự đồng bộ giữa quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công, kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ, các trần ngưỡng an toàn nợ; kiểm soát rủi ro đối với danh mục nợ công", ông Trương Hùng Long cho hay.

Với mục tiêu như vậy thì Khung cải cách công tác quản lý nợ công sẽ là một ma trận tổng thể nhưng bao gồm các hoạt động rất cụ thể, có lộ trình thực hiện rõ ràng. Trong đó sẽ áp dụng các mô hình phân tích bền vững nợ, mô hình xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn nhằm quản lý nợ, quản lý rủi ro một cách chủ động; cải thiện công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong nước của Chính phủ, mở rộng, tiếp cận các hình thức huy động vốn nước ngoài, thay thế dần cho nguồn vốn ODA...

Theo kinh nghiệm của ông Rodrigo Cabral - Cán bộ tài chính cao cấp của WB, cần phải có những cải cách về quản lý nợ. Trong đó, cơ quan quản lý nợ cần phải lựa chọn cách vay cho phù hợp ở các thời điểm khác nhau; cần tính toán đánh giá mức độ, tính chất khoản vay có phù hợp với sử dụng không.

"Nợ công tới đây sẽ là ít dần ưu đãi mà vay thương mại nghĩa là tiếp cận nhiều hơn với thị trường. Vì vậy, ngay từ khâu đàm phán đã phải kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, phải nâng cao năng lực quản lý tài chính và năng lực tiếp cận thị trường và khả năng tiếp cận vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ", ông Rodrigo Cabral khuyến cáo.

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ - Hình 2

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính (Ảnh: KT)

Ông Trương Hùng Long cho biết thêm, trước đây quyết định vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhưng đến nay, để có sự lựa chọn hợp lý thì phải áp dụng mô hình phân tích với gần 100 thông số đầu vào như tình hình lạm phát, tỷ giá, tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán và cấu trúc các khoản nợ trong tương lai... Bên cạnh đó là phải tính toán xem khoản vay mới nếu thêm vào thì mười năm hai mươi năm tới nợ công sẽ thế nào. Từ đó mới xác định xem khoản nào đáng vay khoản nào không nên vay.

Quan trọng là cần cân đối giữa vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài nhằm đạt được cơ cấu danh mục nợ công hợp lý; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kiểm soát chặt chẽ sử dụng vốn vay, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn để tạo nguồn trả nợ trong tương lai, gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay nợ công với trách nhiệm giải trình; công khai minh bạch về nợ công.

"Cơ cấu nợ công đã có những thay đổi đáng kể, nợ nước ngoài giờ chỉ chiếm 40% trong tổng số nợ. Nhưng tỷ lệ này vẫn còn cần thay đổi nợ công cần được cơ cấu lại để giảm tiếp tỷ lệ nợ nước ngoài. Phải phát triển thị trường vốn trong nước, trong đó bắt đầu bằng việc phát triển thị trường trái phiếu chính phủ để đảm bảo có nguồn vốn huy động tin cậy, ổn định và không phụ thuộc vào nước ngoài để không bị rủi ro về tỷ giá", ông Rodrigo Cabral nhấn mạnh./.

Theo Cẩm Tú/VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025
Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chếGiơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế
16:38:18 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Lọ Lem khoe thành tích: 3 tuổi đã kiếm tiền, 16 tuổi có trong tay 1 tỷ đồngLọ Lem khoe thành tích: 3 tuổi đã kiếm tiền, 16 tuổi có trong tay 1 tỷ đồng
15:47:57 21/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Israel cảnh báo Hamas vì không trao trả đúng thi thể con tin

Thủ tướng Israel cảnh báo Hamas vì không trao trả đúng thi thể con tin

Thế giới

20:10:29 21/02/2025
Hamas chưa đưa ra bình luận công khai nào về cáo buộc của Israel. Sự việc này có thể đe dọa làm đổ vỡ thỏa thuận ngừng bắn mong manh đạt được tháng trước nhờ Mỹ hậu thuẫn và Qatar, Ai Cập làm trung gian.
Lisa (BlackPink) muốn mở ra chương mới cuộc đời với diễn xuất

Lisa (BlackPink) muốn mở ra chương mới cuộc đời với diễn xuất

Hậu trường phim

20:08:36 21/02/2025
Vào ngày 16/2, trong một cuộc phỏng vấn với TheWrap, Lisa (BlackPink) đã chia sẻ về trải nghiệm của cô khi tham gia bộ phim truyền hình ăn khách The White Lotus phần 3.
(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình

(Review) 'Nhà gia tiên': Thông điệp vừa vặn về tình thân gia đình

Phim việt

20:05:33 21/02/2025
Nhà gia tiên của Huỳnh Lập có cách thể hiện vừa vặn và thông điệp rõ ràng, đó là lý do khiến cho bộ phim dù mới ra mắt đã lập thành tích khả quan.
Dàn sao tiếng tăm của 'Ma cà rồng Nosferatu': Quy tụ từ ác nhân siêu anh hùng tới chú hề Pennywise

Dàn sao tiếng tăm của 'Ma cà rồng Nosferatu': Quy tụ từ ác nhân siêu anh hùng tới chú hề Pennywise

Phim âu mỹ

20:01:55 21/02/2025
Ma cà rồng Nosferatu (tựa gốc: Nosferatu) là tác phẩm kinh dị, u ám tái hiện lại hình tượng ma cà rồng khét tiếng.
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"

Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"

Sao việt

19:47:17 21/02/2025
Dù đám cưới của Hoa hậu Khánh Vân đã trôi qua 2 tháng nhưng nàng hậu vẫn dính kiếp nạn , lần này Vũ Cát Tường và vợ cũng bị kéo vào cuộc.
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Lạ vui

19:25:34 21/02/2025
Trong một diễn biến đầy kịch tính, một cô dâu đã bỏ trốn cùng bạn trai vào ngày diễn ra tiệc cưới tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ vào ngày 19/2.
Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"

Hoa hậu Thùy Tiên mở đầu cho hành trình nhân ái mới của "Vì bạn xứng đáng"

Tv show

19:24:43 21/02/2025
Là người chơi đầu tiên trong năm thứ 12 của game show Vì bạn xứng đáng, Thùy Tiên đã rất nỗ lực qua các vòng thi để mang về giải thưởng có giá trị cao cho nhân vật.
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!

Góc tâm tình

18:12:13 21/02/2025
Chỉ vì lỡ gắp một miếng thịt kho tàu, tôi bị mẹ chồng mắng té tát, sỉ nhục không thương tiếc rồi đuổi thẳng cổ về nhà mẹ đẻ!
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Sao thể thao

17:21:20 21/02/2025
Thất bại toàn diện của Man City trước Real Madrid đã tóm tắt cả mùa giải khác biệt của hai tiền đạo tiên phong của bóng đá thế giới.
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Sao châu á

17:13:54 21/02/2025
Koo Jun Yup và gia đình Từ Hy Viên đang xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn hình thức chôn cất tro cốt của cố minh tinh.