Thiết kế xe hơi: Bắt đầu bằng bút chì
Bắt đầu từ một chiếc bút chì và mảnh giấy nhỏ, các ý tưởng cho sản phẩm mới được thể hiện trên các bức phác thảo 2D. Tại Ford, sự ra đời của mỗi chiếc xe đều bắt đầu bằng hàng loạt các câu hỏi: ai sẽ lái chiếc xe này và họ muốn chiếc xe ấy đưa họ tới những nơi đâu?Họ sẽ dùng xe để đưa gia đình đi nghỉ mát hay chở vật liệu tới công trường? Họ đang tìm kiếm một phương tiện tinh tế, thú vị hay mạnh mẽ và táo bạo?
Phác thảo ý tưởng sản phẩm bằng bút chì
“Vẽ là cách nhanh chóng để giúp chúng tôi phát triển nhiều phiên bản khác nhau cho cùng một ý tưởng thiết kế. Và sau khi chúng tôi có được một tập hợp các bản phác thảo, chúng tôi có thể chọn ra mẫu thiết kế thể hiện tốt nhất tinh thần của chiếc xe mà chúng tôi muốn sản xuất”Dave Dewitt, Giám đốc thiết kế ngoại thất, Ford Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ.
Một khi kỹ sư thiết kế đã nắm bắt được tinh thần của chiếc xe mới, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang các công cụ kỹ thuật số. “Những tiến bộ gần đây của các quy trình thiết kế đồ họa đã giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc của các nhà thiết kế”Dewitt cho biết”Bằng cách số hóa các bản phác thảo trên giấy thành phiên bản đồ họa, chúng tôi có thể chia sẻ các dự án và thảo luận, trao đổi với các đội ngũ thiết kế của Ford trên toàn cầu.”
Thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính
Các công cụ kỹ thuật số giúp đội thiết kế có thể áp dụng các chi tiết màu sắc, đường nét lên chiếc xe, thay đổi hoặc định hình lại các ý tưởng để có thể khám phá mọi phương án thiết kế có thể. Các ý tưởng này sau đó sẽ được chuyển thể thành các mô hình đất sét 3D với kích thước thật, cho phép người thiết kế hình dung tỷ lệ thực tế của sản phẩm và các bộ phận xe một cách toàn diện.
Sau đó ngoại thất tiếp tục được điều chỉnh kỹ lưỡng, các nhà thiết kế và điêu khắc của Ford sẽ cùng nhau trau chuốt những chi tiết thiết kế chủ đạo như đường nét của thân xe trên mô hình sáp. Họ sử dụng những đoạn băng dính để trình bày mọi thành tố của thân xe và thực hiện những đường chạm trổ cuối cùng nhằm định hình cho phong cách của chiếc xe.
Mô hình đất sét 3D với kích thước thật
Video đang HOT
Công đoạn sáng tạo tiếp theo là tiến vào thế giới ảo. Các nhà thiết kế và kỹ sư của Ford tạo ra các kết xuất đồ họa của những phương tiện hiện đại tại Trung tâm công nghệ cao cấp nhất của Ford, phòng thí nghiệm chuyên sâu mô phỏng môi trường cho xe. Họ sử dụng các găng tay ảo như Oculus Rift có thể chạm vào từng chi tiết trong một chiếc xe được thiết kế mô phỏng để khám phá mọi góc cạnh của thiết kế so sánh trong đời thực.
“Các công nghệ như phòng thí nghiệm mô phỏng Môi trường cho xe (FiVE) là minh chứng cho những đột phá của Ford trong thiết kế xe hơi trong suốt thập kỷ qua,” Dewitt cho biết. “Cho phép các nhà thiết kế, kỹ sư và các nhà nghiên cứu lao động học trải nghiệm phương tiện ảo, chúng tôi sẽ có được những đánh giá quan trọng về thiết kế của chiếc xe trước khi tiến tới các quy trình sản xuất tốn kém sau đó. Và hiệu quả cho thấy phòng thí nghiệm FiVE đảm bảo các thiết kế của chúng tôi không chỉ đáp ứng mà còn vượt xa kỳ vọng của cả đội.”
Từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh
Từ chiếc bút chì và tấm phác thảo đơn sơ cho tới môi trường không gian ảo tiên tiến cùng công nghệ thực tế ảo, quy trình thiết kế của Ford đã nâng tầm kỹ năng của hàng ngàn nghệ nhân thủ công mỹ nghệ, kỹ sư, nghệ sỹ và kỹ thuật viên với mục đích tối cao là đảm bảo mỗi chiếc xe của Ford đều mang đến cho các khách hàng trên toàn thế giới những trải nghiệm tốt, cũng như sự pha trộn của thiết kế và chất lượng của thương hiệu Ford.
tổng hợp Công Thường
Theo_VnMedia
Ngắm EO Smart Connecting Car 2 - Xe đô thị tương lai
Xe hơi đô thị EO là đại diện cho tương lai. Khi cuộc sống phát triển, xe hơi cũng sẽ thay đổi để đáp ứng các nhu cầu mới.
Chiếc xe được t hiết kế mang tên EO này là một mẫu xe hơi đô thị hai chỗ ngồi với hệ thống cửa cắt kéo thể thao và nhiều cửa kính. EO mang dấu ấn của chiếc tàu con thoi trong bộ phim nổi tiếng Star Trek. Xe sử dụng động cơ điện tích hợp để vận hành hệ thống tương tự như chiếc Smart ForTwo, nặng 748kg và đạt đến vận tốc 64km/h. Các bánh xe được nối vào hai đầu của các trục, cho phép chiếc xe có thể quay tròn trong khi các bánh xe vẫn đứng yên tại chỗ. Bốn bánh xe của EO có thể xoay ngang 90 độ và tự động lái theo chiều ngang đến sát lề đường. Những tính năng này làm hài lòng cả những tài xế khó tính nhất trong việc đỗ xe. Xe có thể di chuyển theo đường chéo bằng cách xoay cả bốn bánh xe theo cùng một hướng, và thậm chí đổi hướng theo phương thức cũ với tay lái điều khiển bánh trước. Bên cạnh đó, ngoài việc để có thể đậu được trong cả những không gian đỗ xe nhỏ nhất, EO còn cho phép xếp gọn lại. Phần phía sau buồng lái được đưa lên cao (cùng với ghế tài xế) và các trục kẹp vào với nhau, khiến cho chiều dài của chiếc xe từ 2,49m (tương đương 8,2ft) giảm xuống còn 1,49m - ngắn hơn cả một chiếc Vespa scooter. Không giống như dòng xe tự lái của Google, EO có một loạt các cảm biến - những máy quay lập thể ở trước và sau. Máy quét không gian 3D và những máy quay trên xe xác định khoảng cách, cho phép xe nhận biết được thực tế không gian xung quanh. Khi trí thông minh nhân tạo của chiếc xe được phát triển hoàn chỉnh hơn, EO sẽ có thể tự đỗ xe, tự lái đến đón bạn khi được gọi. Chiếc xe EO là một kiểu xe hơi robot được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (DFKI Robotics) có trụ sở tại Bremen, Đức.
Chiếc xe được t hiết kế mang tên EO này là một mẫu xe hơi đô thị hai chỗ ngồi với hệ thống cửa cắt kéo thể thao và nhiều cửa kính.
EO mang dấu ấn của chiếc tàu con thoi trong bộ phim nổi tiếng Star Trek. Xe sử dụng động cơ điện tích hợp để vận hành hệ thống tương tự như chiếc Smart ForTwo, nặng 748kg và đạt đến vận tốc 64km/h.
Các bánh xe được nối vào hai đầu của các trục, cho phép chiếc xe có thể quay tròn trong khi các bánh xe vẫn đứng yên tại chỗ.
Bốn bánh xe của EO có thể xoay ngang 90 độ và tự động lái theo chiều ngang đến sát lề đường. Những tính năng này làm hài lòng cả những tài xế khó tính nhất trong việc đỗ xe.
Xe có thể di chuyển theo đường chéo bằng cách xoay cả bốn bánh xe theo cùng một hướng, và thậm chí đổi hướng theo phương thức cũ với tay lái điều khiển bánh trước.
Bên cạnh đó, ngoài việc để có thể đậu được trong cả những không gian đỗ xe nhỏ nhất, EO còn cho phép xếp gọn lại.
Phần phía sau buồng lái được đưa lên cao (cùng với ghế tài xế) và các trục kẹp vào với nhau, khiến cho chiều dài của chiếc xe từ 2,49m (tương đương 8,2ft) giảm xuống còn 1,49m - ngắn hơn cả một chiếc Vespa scooter.
Không giống như dòng xe tự lái của Google, EO có một loạt các cảm biến - những máy quay lập thể ở trước và sau.
Máy quét không gian 3D và những máy quay trên xe xác định khoảng cách, cho phép xe nhận biết được thực tế không gian xung quanh.
Khi trí thông minh nhân tạo của chiếc xe được phát triển hoàn chỉnh hơn, EO sẽ có thể tự đỗ xe, tự lái đến đón bạn khi được gọi.
Chiếc xe EO là một kiểu xe hơi robot được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (DFKI Robotics) có trụ sở tại Bremen, Đức.
Theo_Kiến Thức
Toyota Sports 800 1962 "siêu xe" một thời của danh ca Chế Linh Những năm trước 1975, nhiều người Sài Gòn còn nhớ ca sĩ Chế Linh khi anh di chuyển trên chiếc xe Toyota mui trần, tô điểm thêm vẻ lãng tử vốn có. Những năm trước 1975, nhiều người Sài Gòn còn nhớ ca sĩ Chế Linh khi anh di chuyển trên chiếc xe Toyota mui trần, tô điểm thêm vẻ lãng tử vốn...