Thiệt hại về uy tín, tài chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng
Nhận định tấn công mạng có thể để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp, hơn 1/4 số người được hỏi trong nghiên cứu mới của Kaspersky Lab xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng.
Nghiên cứu mới của Kaspersky Lab về vai trò và những thách thức đối với các Giám đốc An ninh thông tin – CISO tại doanh nghiệp vừa được hãng công bố
Các CISO tại doanh nghiệp đang chịu nhiều áp lực
Các Giám đốc An ninh thông tin (Chief Information Security Officer – CISO) tại các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đau đầu khi chống lại tội phạm mạng. Họ không có tiếng nói trong ban lãnh đạo và cảm thấy khó khăn khi lý giải cho ngân sách mà họ cần, điều này vô hình chung tạo ra nhiều lỗ hổng trong doanh nghiệp. Đây là một trong những phát hiện thuộc báo cáo mới từ hãng cung cấp giải pháp an ninh mạng Kaspersky Lab.
Báo cáo của Kaspersky Lab cho thấy 95% các Giám đốc An ninh thông tin được khảo sát tin rằng vi phạm an ninh mạng là không thể tránh khỏi, trong đó các nhóm tội phạm hoạt động vì mục tiêu tài chính là mối lo ngại lớn nhất.
Sự gia tăng các mối đe dọa cùng với sự biến đổi kỹ thuật số nhiều doanh nghiệp hiện đang đối mặt làm cho vai trò của CISO ngày càng quan trọng. Báo cáo của Kaspersky Lab cũng chỉ ra rằng các Giám đốc An ninh thông tin tại doanh nghiệp đang phải chịu nhiều áp lực: 57% cho rằng cơ sở hạ tầng phức tạp liên quan đến đám mây và di động là thách thức hàng đầu; 50% lo lắng về sự gia tăng liên tục của các cuộc tấn công mạng.
Video đang HOT
Nhiều Giám đốc An ninh thông tin nhận định các băng nhóm tội phạm với động cơ tài chính (40%) và các cuộc tấn công từ kẻ xấu trong nội bộ (29%) là những rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp của họ vì đây là những mối đe dọa cực kỳ khó phòng ngừa, vì chúng là những tên tội phạm chuyên nghiệp, hoặc chúng được hỗ trợ bởi những nhân viên đắc lực.
Cũng theo nghiên cứu của Kaspersky Lab, ngân sách được phân bổ cho an ninh mạng đang tăng lên. 70% các Giám đốc An ninh thông tin tham gia khảo sát của Kaspersky dự kiến ngân sách của họ sẽ tăng trong tương lai và 25% số người được hỏi cho rằng ngân sách vẫn nên giữ nguyên.
Tuy nhiên, các Giám đốc An ninh thông tin tại doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức lớn về ngân sách, bởi vì hầu như chúng không mang lại lợi tức đầu tư rõ ràng (ROI) hoặc không bảo vệ 100% khỏi các cuộc tấn công mạng.
Ví dụ, hơn một phần ba (36%) các Giám đốc An ninh thông tin nói rằng họ không thể yêu cầu ngân sách an ninh CNTT như mong muốn bởi họ không thể đảm bảo sẽ không có sự cố nào xảy ra. Lý do thứ nhất là khi ngân sách an ninh của một doanh nghiệp thường được xem như một phần chi tiêu CNTT tổng thể, các Giám đốc An ninh thông tin nhận thấy mình đang “tranh đua” ngân sách với các phòng ban khác, hoặc có thể là do ngân sách an ninh đã là một phần của ngân sách CNTT tổng.
Ngoài ra, một phần ba các Giám đốc An ninh thông tin (33%) cho biết ngân sách mà họ yêu cầu có thể được ưu tiên phân bổ cho các dự án kỹ thuật số, đám mây hoặc các dự án CNTT khác – vì chúng có thể chứng minh được ROI rõ ràng hơn.
Đâu là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng?
Tấn công mạng có thể để lại những hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp: hơn một phần tư số người được hỏi trong nghiên cứu của Kaspersky Lab đã xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng.
Tuy nhiên, mặc cho tác động tiêu cực của một cuộc tấn công mạng, chỉ có 26% các nhà lãnh đạo an ninh CNTT được khảo sát là thành viên của hội đồng quản trị tại doanh nghiệp. Trong số những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị, một phần tư (25%) tin rằng nên có người hiểu biết về kỹ thuật số trong Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Phần lớn các Giám đốc An ninh thông tin (65%) tin rằng họ đang tham gia đầy đủ vào việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, khi chuyển đổi kỹ thuật số trở thành chìa khóa cho định hướng chiến lược của các doanh nghiệp lớn, an ninh mạng cũng nên như vậy. Vai trò của Giám đốc An ninh thông tin cần được phát triển để phản ánh những thay đổi này, giúp họ có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của công ty.
Maxim Frolov – Phó Giám đốc Kinh doanh toàn cầu Kaspersky Lab, cho biết, trước đây, ngân sách an ninh mạng không được chú trọng nhưng điều này không còn đúng nữa. Tấn công các doanh nghiệp hiện đại đang ngày càng tăng về cả tần suất, tác động và chi phí. Kết quả, ngày càng có nhiều chuyên gia C-Level hiện xem việc xử lý bảo mật CNTT như một khoản đầu tư.
“Ngày nay, rủi ro an ninh mạng là mối quan tâm chính của các CEO (Giám đốc Điều hành – PV), CFO (Giám đốc Tài chính) và Giám đốc xử lý rủi ro. Thực tế, ngân sách an ninh mạng không chỉ là một cách để ngăn chặn sự cố và rủi ro nặng nề mà còn là cách để bảo vệ tính liên tục của doanh nghiệp, cũng như đầu tư cốt lõi của công ty”, ông Maxim Frolov nhấn mạnh.
Theo Báo Mới
Hàng loạt tài khoản Facebook người nổi tiếng bị hack, hacker đòi chuộc giá nhiều chục triệu đồng
Người mẫu Trần Quang Đại mới đây là 'nạn nhân' mới nhất, thế nhưng đáng ngại hơn là giờ thì hacker dường như không còn chỉ quan tâm đến những người nổi tiếng.
Thời gian gần đây, tài khoản cá nhân nhiều người nổi tiếng trên Facebook liên tục bị hack, ngay cả khi đã được Facebook tick dấu xanh xác thực, đồng nghĩa với việc chúng được xác nhận là tài khoản của người của công chúng, có tiếng nói hoặc có lượng người theo dõi cao. Mới đây nhất, người mẫu Quang Đại trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Anh xác nhận thông tin này trên Instagram cá nhân. Chia sẻ trên Tổ Quốc, Quang Đại cho biết tài khoản Facebook của anh được bật chế độ bảo mật hai lớp.
Quang Đại là một trong những nạn nhân mới nhất của nạn "hack" Facebook.
Tuy nhiên, thời điểm Facebook bị hack anh đang ở nước ngoài nên có thể sóng được thoại chập chờn và không nhận được tin báo. Anh chỉ biết Facebook mình bị hack qua email. Quang Đại chia sẻ thêm rằng hiện tại nhóm hacker chưa đưa ra bất kì thông tin hay điều kiện gì để lấy lại tài khoản. Đáng lo ngại hơn là việc hacker gần đây không chỉ nhắm vào tài khoản của những người nổi tiếng mà còn tấn công cả tài khoản của nhóm người dùng bình thường nhưng có tiếng nói trong một cộng đồng nào đó hoặc có lượng người theo dõi lớn.
Chủ yếu các nhóm hacker gần đây tấn công Facebook của những đối tượng trên nhằm lấy tiền chuộc. Tận dụng tâm lý e ngại liên hệ với Facebook để được hỗ trợ và thời gian phản hồi của ông lớn mạng xã hội cũng có thể không quá kịp thời, nhóm hacker đưa ra mức giá để chủ nhân tài khoản Facebook có thể lấy lại được tài khoản một cách thẳng thắn. Mức giá này có thể dao động trong khoảng từ 5 triệu đồng tới 30 triệu đồng tùy trường hợp.
Nhóm người dùng bán hàng online dễ bị tấn công
Trang Tổ quốc thậm chí dần chia sẻ của một "nạn nhân" tên S chia sẻ thực tế hacker hoạt động theo hai nhóm, một nhóm chuyên giữ và một nhóm chuyên lấy. Hai nhóm này sống "cộng sinh" với nhau để thu lợi. Là một người bán hàng online, tài khoản Facebook cực kì quan trọng với chị S, vì thế, sau lần bị tấn công, mất tiền chuộc, chị S kết hợp với một nhóm hacker khác để được "bảo kê" và bảo vệ ở mức độ cao hơn. Mức phí mà chị cần bỏ ra là 6,5 triệu/ năm.
Trước thực tế hacker ngày càng hoạt động tinh vi đồng thời Facebook ngày càng là một phương tiện liên lạc của nhiều người, bạn cũng hoàn toàn có thể là mục tiêu của hacker. Vì vậy, hãy cần trọng trước những gì mình click trên mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung. Quan trọng nhất, hãy kích hoạt chế độ bảo mật hai lớp ngay lúc này để tăng thêm mức độ bảo mật cho tài khoản của mình.
Theo Báo Mới
Chuyển đổi đầu số thuê bao di động: Phiền toái thuộc về khách hàng Hơn 70 triệu thuê bao di động đang trong thời gian chuyển đổi từ 11 số sang 10 số. Dù mục tiêu là gì thì sự phiền toái vẫn thuộc về khách hàng. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), quá trình chuyển đổi số thuê bao di động từ 11 sang 10 số bắt đầu từ ngày 15/9/2018 và kết thúc...