Thiệt hại lớn vì Covid-19 nhưng đây là lý do vì sao Apple vẫn có thể coi là may mắn hơn các đối thủ
Định hướng của Apple trong nhiều năm có lẽ sẽ giúp cho công ty của Tim Cook giảm được phần nào thiệt hại trong mùa dịch so với các đối thủ Android.
Cũng giống như tất cả các thương hiệu smartphone khác, dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho Apple. Một loạt các nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa trong một thời gian dài, các cửa hàng Apple Store tại Trung Quốc và trên thế giới thay phiên nhau đóng cửa, lịch ra mắt “ iPhone 9″ có thể đã bị đẩy lùi và các nhân viên tại trụ sở chính ( California) cũng đã được khuyến cáo làm việc tại nhà.
Nhưng so với các đối thủ khác, Apple vẫn còn khá may mắn. Và đây là 3 điều may mắn giúp của nhà Táo trong mùa dịch:
1. Đã hết “mùa iPhone”
Khi nCovid-19 bùng nổ vào đầu năm, Apple cũng đã kịp khép lại quý kinh doanh đầy thành công của iPhone 11.
Ít người nhớ được rằng trong những năm đầu tiên iPhone thường được vén màn vào tháng 6 chứ không phải tháng 9 như hiện nay. Lý do Tim Cook thay đổi lịch ra mắt này ngay sau khi lên tiếp quản vị trí CEO là cực kỳ khôn ngoan: iPhone vén màn tháng 9 sẽ giữ được sức hút lớn hơn trong quý 4, vốn là mùa mua sắm lớn nhất tại gần như tất cả các thị trường trên toàn cầu.
iPhone 11 không phải là ngoại lệ. Quý 4 vừa qua, thế hệ iPhone mới nhất đã mang về cho Apple tới 56 tỷ USD, tức là còn cao hơn cả tổng doanh thu tất cả các mảng kinh doanh của Samsung trong cùng một quý. Tính trên phương diện doanh thu và lợi nhuận, Apple đè bẹp tất cả các đối thủ Android.
Theo các nhà dịch tễ học dịch bệnh tại Mỹ, dịch Covid-19 ở nước này sẽ đạt đỉnh vào tháng 4 sắp tới; Italy và Tây Ban Nha cũng đang tiến đến thời điểm này. Dịch bệnh tại Trung Quốc đạt đỉnh vào quý 1. Năm ngoái, Q1 và Q2 cũng là hai quý có doanh số iPhone thấp nhất trong cả năm.
Vén màn đầu bảng trong 3 tháng đầu năm, các thương hiệu Android đã phải “lãnh trọn” ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh.
Bởi thế, Apple tuy rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực vì Covid-19 nhưng cũng không thể bị ảnh hưởng nặng như các đối thủ cạnh tranh. Theo số liệu từ Strategy Analytics, smartphone xuất xưởng trên toàn cầu suy giảm tới 40% trong tháng 2 vừa qua, cho thấy hiệu ứng kinh hoàng của Covid-19 lên ngành công nghiệp di động. Với Apple, hiệu ứng này chỉ xảy ra vào một quý kinh doanh kém quan trọng, còn với các nhà sản xuất Android, Covid-19 đã xảy đến đúng vào mùa trọng điểm: Galaxy S20 của Samsung, Mi 10 của Xiaomi, P40 Pro của Huawei và Find X2 của OPPO đều ra mắt trong mùa dịch.
Video đang HOT
Những tháng đầu ra mắt bao giờ cũng là những tháng bán chạy nhất. Nói cách khác, các dòng Android đầu bảng đã bị Covid-19 cướp đi mùa kinh doanh phát đạt nhất. Con số rò rỉ từ Hàn Quốc cho biết doanh số các mẫu Galaxy S20 chỉ đạt 60% so với S10, và nếu ông vua Android cao cấp đã bị ảnh hưởng nặng tới vậy, rõ ràng các hãng Trung Quốc cũng không thể trông chờ vào một tương lai quá tươi sáng cho các dòng đầu bảng 2020 của mình.
2. Dịch vụ chắc chắn sẽ lên ngôi
Có thể nói rằng năm tài chính 2019 không phải là năm của iPhone, mà là của các dịch vụ Internet. Khi doanh số iPhone XS gây thất vọng, dịch vụ trở thành cứu cánh của Apple khi tăng trưởng mạnh để bù đắp cho iPhone. Bước vào năm tài chính 2020 (quý 4/2019), dịch vụ đã vượt mặt tất cả các các mảng phần cứng trừ iPhone, thậm chí còn cao ngang ngửa cả Mac và iPad cộng lại.
Trong mùa dịch, Apple là thương hiệu smartphone duy nhất có sẵn một hệ sinh thái dịch vụ để đón đầu nhu cầu người dùng.
Khi người dân các nước được khuyến cáo cách ly xã hội, nhu cầu dành cho các dịch vụ Internet hiển nhiên sẽ gia tăng. YouTube và Netflix đều đã phải công bố giảm độ phân giải để đáp ứng được nhu cầu giải trí mùa cách ly. Nhiều bộ phim đình đám được đẩy nhanh ngày phát hành qua mạng. Không khó để nhận ra, chắc chắn nhu cầu dành cho Apple TV , Apple Music hay Apple News cũng sẽ sớm gia tăng.
Điều đáng nói là, trừ Google – vốn LÀ một công ty dịch vụ, không một nhà sản xuất Android nào có mảng dịch vụ Internet đình đám như Apple. Ngay cả Xiaomi vốn đã luôn tự khoe là “công ty Internet” cũng chỉ có 9% doanh thu (750 triệu USD, tức 1/16 của Apple trong cùng quý 3/19) đến từ ứng dụng và dịch vụ mạng. Huawei, OPPO, Vivo, Samsung… thậm chí còn chưa một lần “khoe’ doanh số dịch vụ như Xiaomi. Bởi vậy nên, trong thời điểm cách ly xã hội, chỉ có một nhà sản xuất smartphone duy nhất có thể dùng doanh thu dịch vụ để bù đắp cho doanh thu phần cứng: Apple.
3. Cơ hội dành cho iPad
Xu thế cách ly và làm việc tại nhà có thể tạo thành đòn bẩy cho thị trường tablet, nơi Apple đang dẫn đầu về thị phần.
Lý do iPad gây ra một “cơn địa chấn” khi ra mắt vào 10 năm trước là nhờ vào tầm nhìn đúng đắn của Steve Jobs: người dùng tại nhà không cần đến một thiết bị phức tạp như PC. Thay cho những chiếc laptop cồng kềnh và bất tiện, một chiếc tablet nhỏ gọn là vừa đủ cho những nhu cầu lướt web, giải trí và làm các công việc văn phòng không đòi hỏi sức mạnh tính toán quá lớn.
Khi càng có nhiều người phải làm việc tại nhà hoặc cách ly xã hội, chắc chắn nhu cầu dành cho những chiếc máy tính bảng sẽ gia tăng, và Apple sẽ ở vị trí thuận lợi nhất để tận dụng trào lưu này: đến hết 2019, iPad vẫn độc chiếm vị trí số 1 trên thị trường tablet toàn cầu.
Forbes: Vsmart muốn vượt mặt các đối thủ Trung Quốc
"VinSmart có thể bắt đầu từ việc sản xuất các thiết bị tầm trung và nâng cấp lên sản xuất thiết bị cao cấp từng bước một", Matthew Xie, nhà phân tích di động của Canalys nói.
Cũng giống như những nơi khác Đông Nam Á, điện thoại thông minh do Samsung một vài thương hiệu Trung Quốc sản xuất đang thịnh hành thị trường Việt Nam. Các mẫu điện thoại này có các tính năng ổn, máy ảnh đến kích thước màn hình đều đạt chất lượng người dùng muốn. Chúng chạy trên hệ thống Android quen thuộc của Google, và có giá thấp hơn iPhone. Đó là tất cả những yếu tố lý tưởng cho người dùng ở một quốc gia đang phát triển.
Trong những năm qua, một số công ty Việt Nam đã cố gắng giành lại thị phần nội địa, nhưng rất chật vật. Các thương hiệu nước ngoài đã có mặt từ rất lâu trước khi riêng Việt Nam sản xuất những chiếc điện thoại thông minh của riêng mình.
Nhưng năm nay, VinSmart - Công ty con của Tập đoàn Vingroup - đã đặt mục tiêu vượt qua một số thương hiệu Trung Quốc. Công ty con sản xuất điện thoại của họ sẽ hướng đến mục tiêu đó bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam một chiếc điện thoại thông minh chất lượng, duy trì giá khoảng 100 USD cho mỗi chiếc điện thoại và kết hợp tiếp thị trực tiếp theo cách mà các thương hiệu nước ngoài gặp khó có thể áp dụng.
Bước ngoặt
CEO VinSmart, ông Trần Minh Trung, đã chứng kiến thị phần của công ty này tăng lên, sau khi ra mắt Joy 3 vào ngày 14/2. Công ty đã bán được 12.000 chiếc điện thoại trong 14 giờ, ông Trung lưu ý, vì người tiêu dùng thích các tính năng địa phương hóa.
"Mặc dù điện thoại Vsmart sử dụng hệ điều hành Android, bộ phận kỹ thuật phần mềm của Vsmart đã điều chỉnh hệ điều hành Android gốc để phát triển thành hệ điều hành VOS - với các tính năng dành riêng cho người tiêu dùng Việt Nam" - ông Trung nói. "Những chiếc điện thoại chạy nhanh hơn điện thoại Android thông thường, hỗ trợ tin nhắn Vsmart-to-Vsmart và các cuộc gọi miễn phí giữa các thiết bị Vsmart, ông nói thêm.
Công ty này đã chiếm 6% thị phần vào cuối năm 2019, thấp hơn công ty dẫn đầu thị trường -Samsung ở mức 32%, cũng như theo sau các thương hiệu Trung Quốc như Oppo ở mức 23%, Vivo với 11% và Xiaomi ở mức 9%, công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Canalys tính toán.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC cho rằng Vsmart đã chiếm 12,4% thị phần trong quý IV năm ngoái, so với Samsung ở mức 29,9% và Oppo là 19,1%. Họ cho biết khoảng 5 triệu chiếc điện thoại đã được bán tại Việt Nam trong quý đó.
Sử dụng mạng lưới của Vingroup
"Hệ thống bán hàng trực tiếp (offline) tích cực tại Việt Nam có thể tăng thị phần nội địa của Vsmart lên tới 15% trong năm nay", Matthew Xie, nhà phân tích di động của Canalys nói. "Khoảng 85% doanh số bán hàng tại Việt Nam là mua trực tiếp", ông ước tính.
"Chắc chắn, sự bùng phát Covid-19 tại Việt Nam đã gây khó khăn cho việc vận chuyển", ông Xie lưu ý, "Có nghĩa là thị trường điện thoại thông minh nói chung của Việt Nam sẽ giảm từ 1% đến 16% nếu xem xét kênh bán hàng trực tiếp bị ảnh hưởng nghiêm trọng".
"Nhưng Vsmart có thể tận dụng các ngành kinh doanh khác của Vingroup để tiếp thị", ông nói. "Vingroup điều hành một mạng lưới rộng khắp các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi và khu nghỉ dưỡng và phát triển nhà ở tại Việt Nam. Nhà cung cấp này đã phân phối 100.000 chiếc điện thoại miễn phí cho những người sống ở Vinhomes ".
Giá thấp, thị phần cao hơn
Giá là một lợi thế khác. Việt Nam, mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ năm 2012 và tầng lớp trung lưu đang bùng nổ, vẫn là một thị trường ưa thích các dòng điện thoại tầm trung có giá khoảng 200 USD, chiếm khoảng 67% thị phần, Xie nói. "Yếu tố đó giúp VinSmart có thể bắt đầu từ việc sản xuất các thiết bị tầm trung và nâng cấp lên sản xuất thiết bị cao cấp từng bước một", theo ông.
Điện thoại Joy 3 có giá khởi điểm 98 USD. Chúng đi kèm với bộ vi xử lý Snapdragon 632, màn hình 6,5 inch, hệ thống cụm 3 camera phía sau với camera selfie 8MP. Vsmart trước đây đã cung cấp các chương trình trợ giá cho người dùng đối với các mẫu điện thoại có giá dưới 150 USD. Nhưng khó có thể so sánh về thông số kỹ thuật với các đối thủ Trung Quốc.
Vsmart phải sử dụng các chiến lược giá để bắt kịp sự cạnh tranh, Lam Nguyễn, Giám đốc điều hành của IDC Indochina tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Cuối cùng, thương hiệu này đã tham gia chương trình phổ cập điện thoại thông minh của Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam bằng cách cung cấp điện thoại với giá 500.000 đồng Việt Nam (21,60 USD) để đổi lấy các gói cước không dây và các ứng dụng được cài đặt sẵn.
Quan hệ đối tác bên ngoài Vingroup
Những mối quan hệ như thế sẽ giúp Vsmart xây dựng một hệ sinh thái trực tuyến, nhằm mục đích xây dựng mạng lưới và giữ chân khách hàng. Thành lập một liên minh hợp tác và xây dựng một hệ sinh thái có thể sẽ thúc đẩy VSmart vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Nhưng nếu không thành công ty sẽ có tác dụng được
Vsmart hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Google, ông Trung cho hay. Theo ông, cặp đôi này sẽ đưa ra chiến lược để tìm cách sử dụng các hệ điều hành chạy Android trong các thiết bị được điều khiển không dây như TV, ông nói. Bộ đôi này đã bắt đầu thử nghiệm trên TV.
Hoàng An
Amazon bất ngờ trở thành đối thủ với cả Intel và AMD trên thị trường CPU máy chủ Các bài kiểm tra cho thấy, CPU Graviton2 của Amazon có mức hiệu năng trên mỗi USD chi phí thấp đến kinh ngạc so với Intel và AMD. Trong khi cả Intel và AMD đang mải đối đầu nhau, một đối thủ mà họ không thể ngờ đến đang âm thầm giành lấy thị phần của họ, đặc biệt trên thị trường máy...