Thiết bị viễn thông Huawei bị tố chứa nhiều lỗ hổng gián điệp
Theo Washington Times, cuộc điều tra thiết bị viễn thông Huawei của công ty Finite State phát hiện một số lỗ hổng có thể cho phép tình báo Trung Quốc gián điệp.
Ảnh minh họa
Công ty nghiên cứu an ninh mạng Finite State vừa thực hiện cuộc điều tra thiết bị Huawei và phát hiện 55% thiết bị họ thử nghiệm chứa ít nhất một lỗ hổng bảo mật. Lỗ hổng đe dọa nguy cơ tấn công mạng và khai thác dữ liệu nghiêm trọng nếu bị lợi dụng.
Báo cáo phát hành hôm 26/6 của Finite nhắc lại Đạo luật tình báo quốc gia 2016 của Trung Quốc yêu cầu mọi công ty “hỗ trợ và hợp tác trong hoạt động tình báo quốc gia”.
Huawei đang dẫn đầu thị trường về cơ sở hạ tầng thiết bị viễn thông 5G. Finite lo ngại tất cả dữ liệu đi qua thiết bị di động, nhà thông minh và thiết bị kết nối Internet khác có thể bị tấn công mạng nếu thiết bị Huawei dùng trong mạng 5G.
Video đang HOT
Finite đánh giá hơn 1,5 triệu tệp tin nhúng trong 9.936 ảnh firmware của 558 sản phẩm mạng doanh nghiệp Huawei. Họ tìm thấy lỗ hổng ze-ro day, có thể dùng trong tấn công mạng cùng các vấn đề bảo mật khác.
Theo kết quả phân tích, trong gần như mọi lĩnh vực, thiết bị Huawei không an toàn bằng các thiết bị của nhà sản xuất khác.
Finite chỉ ra một trong các cách Huawei cài đặt truy cập cửa hậu từ xa là lập trình firmware sản phẩm bằng tên người dùng và mật khẩu mặc định, cho phép truy cập từ xa trừ khi quản trị viên máy tính thay đổi. Trường hợp khác, một mật khẩu cụ thể được lập trình trong firmware để dễ dàng truy cập cửa hậu. Phương pháp thứ ba là dùng khóa mã hóa đặc biệt nhúng trong phần mềm để truy cập từ xa.
Tình báo Hà Lan hồi tháng 5 cho biết thiết bị Huawei mà một nhà mạng nước này sử dụng có chứa cửa hậu. Tháng 1, Liên minh châu Phi nói thiết bị Huawei tại trụ sở gửi thông tin mật về Trung Quốc. Vodafone, một nhà mạng lớn của châu Âu, cũng phát hiện cửa hậu được giấu trong phần mềm bên trong sản phẩm Huawei, có thể cung cấp truy cập trái phép vào mạng lưới tại Italy.
Huawei và nhà sáng lập Nhậm Chính Phi phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến thu thập dữ liệu tình báo cho Trung Quốc và nhấn mạnh sản phẩm của họ an toàn. Dù vậy, cuộc điều tra của Finite là báo cáo bảo mật công khai đầu tiên về các sản phẩm Huawei.
Huawei đang đối diện với một số tội danh liên quan tới gián điệp kinh tế Mỹ và giao dịch tài chính trái phép với Iran. Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị Canada bắt giữ cuối năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ và có thể bị dẫn độ về Mỹ. Chính phủ Mỹ đã cấm sử dụng thiết bị Huawei trong các cơ quan và nhà thầu liên bang.
Theo TechRadar, Finite State là công ty tương đối vô danh và mới thành lập 2 năm. Finite phát hành 2 sách trắng vào ngày 26/9/2018. Những tuyên bố mà hãng đưa ra trong báo cáo đều khá nghiêm trọng song chưa rõ phát hiện của họ có chính xác hay không. Tuy nhiên, một khi tin tức được công bố, chắc chắn các cuộc điều tra sâu hơn của báo chí, chính phủ và cả Huawei sẽ được tiến hành.
Theo ICTNews
Quốc gia châu Âu tiên phong ra mắt mạng 5G dùng thiết bị của Huawei
Washington đã và đang thúc đẩy các đồng minh châu Âu từ bỏ công nghệ Huawei khi đưa ra 5G, với lý do lo ngại về an ninh.
Tây Ban Nha trở thành một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên triển khai mạng 5G khi tập đoàn viễn thông Vodafone của nước này thương mại hóa dịch vụ 5G tại 15 thành phố, cùng với sự hỗ trợ của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.
Ảnh minh họa.
Vodafone cũng sử dụng thiết bị từ cả Huawei và nhà sản xuất Thụy Điển. Huawei đã bị Mỹ đưa vào danh sách thực thể hạn chế nghiêm ngặt các công ty Mỹ giao dịch cùng.
Trước Tây Ban Nha, cho đến nay mới có hai nước châu Âu đã thương mại hóa 5G là Anh và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Washington đã và đang thúc đẩy các đồng minh từ bỏ công nghệ Huawei khi đưa ra 5G, với lý do lo ngại về an ninh. Bất chấp áp lực của Mỹ, các nhà lập pháp Anh đã không cấm Huawei tham gia mạng lưới này, tuy nhiên, hai nhà khai thác di động EE và Vodafone đã bỏ điện thoại Huawei khỏi kế hoạch ra mắt 5G của họ.
Trong khi đó, công ty viễn thông Sunrise đã công bố dòng điện thoại thông minh 5G đầu tiên mà Thụy Sĩ hợp tác với Huawei.
Giám đốc điều hành Vodafone Nick Read trước đó đã cảnh báo rằng việc cấm Huawei khỏi mạng 5G của châu Âu sẽ gây thiệt hại cho các nhà khai thác và người tiêu dùng, và có thể trì hoãn việc triển khai 5G tới 2 năm.
"Cuộc đàn áp" của Mỹ đối với Tập đoàn Huawei Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh xung đột thương mại sôi sục giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính quyền Trump đã cáo buộc gã khổng lồ công nghệ làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, cáo buộc mà công ty này cực lực phủ nhận. Sau khi gã khổng lồ viễn thông bị Washington đưa vào danh sách đen, Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ xử phạt một danh sách các công ty tương tự gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo KTĐT
Thay thế Huawei ở khu vực nông thôn: bài toán khó của chính phủ Mỹ Hàng chục nhà mạng viễn thông của Mỹ ở khu vực nông thôn đều phụ thuộc vào các thiết bị do Huawei cung cấp. Kể từ khi lệnh cấm vận Huawei được ban hành, bài toán thay thế các thiết bị viễn thông do công ty Trung Quốc sản xuất vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Nokia và Ericsson đều đang gặp...