Thiết bị tự hành NASA mang theo công cụ biến CO2 thành oxygen trên sao Hỏa
Thiết bị tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã được phóng lên không gian vào ngày 30.7, mang theo nhiều công cụ tối tân đến sao Hỏa, trong đó có thiết bị như “ cây xanh” trên Trái đất.
Thiết bị tự hành Perseverance dự kiến đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18.2.2021
Nhiều công cụ được Perseverance mang theo nhằm thử nghiệm để đặt nền tảng cho mục tiêu đưa con người thám hiểm sao Hỏa, theo trang Business Insider hôm 9.8.
Trong số này, ấn tượng nhất không phải là Ingenuity, trực thăng đầu tiên sẽ cất cánh trong bầu không khí loãng của hành tinh đỏ, mà là MOXIE: thiết bị chuyển hóa CO2 thành oxygen, dạng khí chỉ chiếm không đầy 0,2% trong khí quyển sao Hỏa.
Video đang HOT
Oxygen là một trong những thách thức khó giải quyết cho các sứ mệnh thám hiểm không gian. Dưỡng khí rất tốn không gian chứa, và nhiều khả năng các nhà phi hành gia không thể nào mang đủ oxygen đến sao Hỏa trong trường hợp cần xây dựng khu quần cư cho con người trên bề mặt hành tinh.
Đó là vấn đề mà NASA muốn giải quyết thông qua MOXIE. Robot có kích thước cỡ bình ắc quy của ô tô chỉ bằng 1% mô hình trên thực tế của thiết bị mà một ngày nào đó các nhà khoa học muốn gửi đến sao Hỏa, có lẽ vào thập niên 2030.
Giống như cây xanh, MOXIE được đặc biệt thiết kế để hoạt động trong điều kiện khí quyển mỏng manh của sao Hỏa để hấp thụ CO2. Kế đến, nó sẽ khởi động quy trình điện hóa để phân tách các phân tử thành oxygen và carbon monoxide (CO), trước khi kết hợp các phân tử oxygen thành O2.
MOXIE phân tích độ tinh khiết của O2 và phóng thích khoảng 99,6% O2 ra môi trường bên ngoài. Đối với phiên bản kích thước đầy đủ trong tương lai, thiết bị sẽ chuyển oxygen vào các bồn chứa để sử dụng dần cho con người và rốc két.
Người đứng đầu tổ điều tra MOXIE, Michael Hecht cho hay không cần quá lo ngại về hàm lượng carbon monoxide được tạo ra sau quy trình trên, vì loại khí này sẽ tiến nhập khí quyển sao Hỏa nhưng không ở mức có thể gây rối loạn sinh quyển của hành tinh đỏ.
Vì MOXIE chỉ là thiết bị nhằm chứng minh khái niệm, nó không sản sinh quá nhiều oxygen, mà chỉ tạo được khoảng 10g trong một giờ làm việc trên sao Hỏa (tương đương với 34 lít không khí trên Trái đất). Để dễ so sánh, một người cần 540 lít dưỡng khí để thở trong 24 giờ ở điều kiện Trái đất.
MOXIE dự kiến sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi Perseverance đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18.2.2021.
Một kỷ nguyên mới của ngành hàng không vũ trụ Mỹ chính thức bắt đầu
Lần đầu tiên trong vòng 9 năm, các phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ lãnh thổ Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên các phi hành gia Mỹ thực hiện chuyến bay vào quỹ đạo trên chiếc tàu vũ trụ do một công ty tư nhân chế tạo. Chuyến bay này đã chính thức mở ra một chương mới trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ.
Tiếng đếm ngược và reo hò
Đúng 2 giờ 22 phút sáng 31/5 (theo giờ Hà Nội) tên lửa đẩy Falcon 9 đã đưa tàu vũ trụ Crew Dragon chở theo hai phi hành gia kỳ cựu Bob Behnken và Doug Hurley rời khỏi bệ phóng tại Sân bay vũ trụ quốc tế Kennedy ở bang Florida.
Các phi hành gia của NASA Doug Hurley, trái và Bob Behnken làm việc với các đội từ NASA và SpaceX tại lưu vực Trident ở Cape Canaveral, Fla ngày ngày 13/8/2019. (Ảnh: Bill Ingalls / NASA)
Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân, một số bộ trưởng trong nội các và nghị sỹ đảng Cộng hòa đã có mặt tại vị trí quan sát để chứng kiến thời khắc lịch sử bởi đây là lần đầu tiên các phi hành gia bay vào quỹ đạo trên con tàu vũ trụ do Mỹ chế tạo và từ lãnh thổ Mỹ. Tất cả các quan chức và số lượng hạn chế người tham quan đã cùng vỡ òa cảm xúc khi con tàu vũ trụ Crew Dragon rời khỏi bệ phóng thành công.
Phát biểu với các phóng viên không lâu sau vụ phóng, Phó Tổng thống Mike Pence bày tỏ:"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các phi hành gia của chúng ta bay lên quỹ đạo trên một tàu vũ trụ thương mại và do một công ty tư nhân của Mỹ chế tạo. Hãy cùng tôi vinh danh Elon Musk cùng các nam nữ chuyên gia ngành hàng không vũ trụ của chúng ta. Công việc đã được thực hiện hoàn hảo."
Sau khi kết thúc chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA dựa hoàn toàn vào Nga để đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) với chi phí từ 70-80 triệu đô la cho mỗi ghế.
Năm 2014, NASA đã trao hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la cho Công ty SpaceX của tỉ phú công nghệ Elon Musk và hãng Boeing để phát triển tàu vũ trụ đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế. Chuyến bay vào quỹ đạo vừa diễn ra của hai phi hành gia Mỹ cũng đánh dấu sự thành công của mối quan hệ hợp tác công tư giữa NASA và SpaceX./.
Sáng tạo khi làm việc tại nhà: kỹ sư NASA dùng kính 3D 2 màu xanh, đỏ để điều khiển robot thám hiểm Sao Hỏa Không có hệ thống máy tính trị giá cả ngàn USD, các nhà nghiên cứu phải tìm tới phương pháp khác. Vẫn hiệu quả là được phải không? Những người có thể làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội này có thể dựa vào điện thoại, tablet hay máy tính để soạn email công việc, thực hiện các cuộc...