Thiết bị tập thể dục khác lạ của các phi hành gia ngoài vũ trụ
Sống trong môi trường không có trọng lực, các phi hành gia đối diện với nguy cơ bị loãng xương, mất cơ và ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn máu.
Ngày 1/6, phi hành đoàn Dragon Crew đưa 2 phi hành gia Robert Behnken và Douglas Hurley đến Trạm không gian quốc tế ISS trên tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX. Đánh dấu sự kiện đưa người lên ISS bằng tàu tư nhân đầu tiên trong lịch sử.
Cơ thể con người cùng phản xạ của các nhóm cơ bắp, được phát triển dưới sự tác động của lực hút Trái Đất. Khi ở mặt đất, con người dùng nhiều lực để đi, đứng và cầm nắm đồ vật.
Sống trong môi trường không có trọng lực ngoài không gian, các phi hành gia đối diện với nguy cơ bị loãng xương và giảm khối lượng cơ vì phần lớn thời gian họ bay lơ lửng, không dùng quá nhiều lực để sinh hoạt.
Theo The Verge, các phi hành gia phải tập luyện từ 90-120 phút mỗi ngày, 6 ngày/tuần để bảo vệ cơ thể trước những thay đổi khi sống trong môi trường không có trọng lực.
Phi hành gia phải buộc mình vào hệ thống dây cao su để tránh bị trôi ra khỏi máy chạy. Ảnh: NASA.
Trạm không gian quốc tế ISS được trang bị 3 máy tập thể dục bao gồm một máy đạp xe, một máy chạy bộ và một máy nâng tạ mang tên ARED. Mỗi máy sẽ có công năng phục vụ cho từng bộ phận cơ thể khác nhau.
Máy chạy bộ có thiết kế như máy chạy bình thường. Các phi hành gia buộc phải gắn cơ thể với hệ thống dây đeo cao su, có tác dụng giữ họ không bị trôi ra khỏi máy tập. Sau đó, họ sẽ cố gắng trượt chân trên bàn chạy, bài tập này tốt cho tim mạch giúp cải thiện tuần hoàn máu.
Máy đạp xe được thiết kế không có yên ngồi. Thay vào đó, phi hành gia sẽ tựa vào miếng đệm ở sau lưng, giữ cơ thể cố định với tay nắm ở 2 bên. Thiết bị này giúp các phi hành gia tập luyện toàn bộ phần bên dưới cơ thể như đùi, chân và bàn châ
Tạ không có tác dụng trong môi trường phi trọng lực, nên ARED sử dụng một xy lanh chân không để mô phỏng lại trọng lượng, giúp các phi hành gia thực hiện cái bài tập phát triển cơ ngực, cơ vai và vùng mông đùi.
Máy tập tạ sử dụng xi lanh chân không để mô phỏng lại trọng lượng. Ảnh: NASA.
Theo NASA, khi sống bên ngoài Trái Đất, khối lượng cơ sẽ giảm 11-17% và mật độ khoáng xương sẽ giảm 2-7% trong mỗi 180 ngày. Vì vậy, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho các phi hành gia.
Bên cạnh những thay đổi về cơ bắp và xương, các nhân viên của ISS cũng gặp những tác động liên quan tới việc vận chuyển máu trong cơ thể. Khi sống trong môi trường phi trọng lực, máu và các chất lỏng trong người có thể di chuyển ngược lên phần đầu, gây rối loạn tuần hoàn hoặc ảnh hưởng tới tầm nhìn.
Tuy nhiên, đa số các vấn đề sức khỏe kể trên đều là tạm thời và sẽ biến mất khi các phi hành gia trở lại Trái Đất.
Kỳ lạ cách con người ăn uống ở ngoài vũ trụ
Trong 60 năm qua, để khám phá vũ trụ, con người đã ăn uống rất đặc biệt trên trạm vũ trụ ISS.
Du hành vũ trụ có thể là 1 cụm từ mà bạn cảm thấy rất xa lạ. Lý do chính khiến du hành vũ trụ trở nên xa xôi như vậy là do từ khi con người lần đầu tiên bước ra không gian vũ trụ (vượt qua độ cao 100km so với mực nước biển) năm 1961 đến giữa năm 2011, chỉ có vỏn vẹn 523 người ở 38 quốc gia từng có vinh dự bay vào vũ trụ.
Trong suốt 60 năm lơ lửng ngoài không gian, người ta tò mò nhiều về chuyện các phi hành gia đã ăn uống như thế nào?
Để có thể tồn tại và phát triển ngoài không gian, các phi hành gia chắc chắn vẫn phải ăn uống như khi ở dưới Trái đất. Chỉ có điều, thức ăn ở trên trạm vũ trụ ISS toàn bộ là thực phẩm khô đóng hộp.
Các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng đông lạnh và sấy khố dạng viên đã dần bị thay thế bởi các loại thức ăn khác đa dạng về hình thức hơn.
Thực đơn lựa chọn cho những phi hành gia trong những chuyến bay đầu tiên là những đồ được nghiền bỏ trong ống hút hết chân không.
Trong môi trường không trọng lực mọi vật sẽ trôi nổi đầy ngẫu hứng, vì gạo, nước dầu mỡ là một điều phi thực tế ở trên trạm không gian. Các nhà du hành của chúng ta sẽ phải chịu khó ăn đồ nấu sẵn trong suốt thời gian làm việc trên vũ trụ.
Thời gian đầu khi khoa học công nghệ chưa phát triển như hiện nay, các nguồn dinh dưỡng như đạm, bột đường được cung cấp qua những "viên dinh dưỡng" khô khốc, to bằng khoảng 3 ngón tay, giống như 1 miếng lương khô và mỗi lần ăn các phi hành gia phải ăn cả miếng 1 vào miệng chứ không được cắn từng miếng nhỏ vì nếu cắn vỡ viên lương khô đó ra thì các mảnh vụn và bột sẽ bay ra lung tung và kẹt vào các thiết bị điện tử trên trạm, gây hỏng hóc.
Khi những người Mỹ đầu tiên bay lên vũ trụ, họ cũng ăn thức ăn trong những ống tuýp nhỏ, có cả dạng bột và dạng lỏng (thực sự chẳng có ai thích ăn những loại thực phẩm này), và họ nhận ra rằng việc ăn những thực phẩm dự trữ này không hề dễ chịu chút nào.
Về sau, các phi hành gia sử dụng một thực đơn "hiện đại" hơn bao gồm nước ép nho, thịt bò nướng, thịt gà, cơm, bánh mì kẹp thịt bò, bánh quy đường, nước cam, dâu tây, măng tây, sườn bò, bánh mì cỡ nhỏ và bánh pudding phủ bơ, dĩ nhiên không giống với ở mặt đất.
Các phi hành gia đã có cuộc "Cách mạng" về thức ăn
Thức ăn thông thường đã được các phi hành gia sử dụng hiện nay.
Thực phẩm vũ trụ phải được đóng gói theo một quy trình riêng hết sức nghiêm ngặt. Ngoài những tiêu chí cơ bản, bao bì của những loại thực phẩm này phải nhẹ, dễ phân hủy và tiện sử dụng (cũng như phải có hướng dẫn sử dụng, mã vạch để có thể tiện theo dõi chế độ ăn uống của các nhà du hành).
Theo đó, đồ ăn của phi hành gia trên tàu vũ trụ đều phải làm dưới dạng bột hoặc chất lỏng đóng hộp để tránh chúng bay lượn khắp khoang tàu trong điều kiện không trọng lực. Tuy nhiên, dù món ăn có ngon đến đâu đi chăng nữa thì con người cũng sẽ không có cảm giác về mùi vị như ở trên mặt đất!
Sở dĩ có những quy định này bởi không gian trên tàu vũ trụ có hạn và hơn thế, mỗi khối lượng được đưa lên tàu đều hao tốn nhiên liệu. Vì vậy trọng lượng trên tàu cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt.
Ngành khoa học vũ trụ ngày càng phát triển, thực đơn của các phi hành gia không chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các nhà du hành có thể mang vào không gian những món ăn truyền thống của đất nước mình.
Não sẽ phình to khi du hành dài ngày ngoài không gian? Một nghiên cứu mới đã xác nhận rằng các nhiệm vụ kéo dài trong không gian có thể có tác động nghiêm trọng đến bộ não của các phi hành gia. Phi hành gia của NASA thực hiện sứ mệnh trong không gian Theo các tác giả của nghiên cứu mới, việc ở ngoài không gian trong thời gian dài có thể khiến...