Thiết bị phá sóng karaoke dễ mua dù bị cấm
Cận Tết, nhiều người quan tâm đến thiết bị gây nhiễu, phá sóng loa karaoke do bị âm thanh công suất lớn làm phiền, dù đây là mặt hàng cấm.
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu hoạt động vui chơi, ca hát… tăng cao hơn so với ngày thường. Trên phố, trong hẻm, nhiều nhóm người tụ tập kèm chiếc loa “kẹo kéo” và hát say sưa. Những cuộc vui này khiến những người sống xung quanh phải chịu cảnh “ô nhiễm tiếng ồn”. Đình Long, sống tại quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, những ngày gần đây, anh và mẹ luôn bị làm phiền và không thể ngủ được do hàng xóm karaoke. Sau nhiều lần thuyết phục không thành, thậm chí nhờ đến công an địa phương, tình hình không khả quan, anh Long được một người bạn chỉ cho việc phá sóng karaoke bằng thiết bị mua trên mạng.
Một thiết bị gây nhiễu sóng Wi-Fi được bán trên website thương mại điện tử.
Trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, không ít chủ đề về máy gây nhiễu và phá sóng được thảo luận với lượt tương tác rất cao. Bên cạnh đó, các video về máy gây nhiễu, phá sóng cũng xuất hiện nhiều trên YouTube, bao gồm các clip giới thiệu cũng như hướng dẫn lắp ráp. Vào Google, chỉ cần gõ từ khóa liên quan đến thiết bị phá sóng karaoke, có khoảng gần hai triệu kết quả, cho thấy loại máy này đang nhận được sự quan tâm lớn.
Việc mua linh kiện và máy gây nhiễu, phá sóng ở Việt Nam rất dễ. Trên một website thương mại điện tử của Trung Quốc có hỗ trợ vận chuyển về Việt Nam, người dùng có thể mua loại thiết bị này chỉ với giá bán từ 10 đến 15 USD cho một bộ cơ bản có độ phủ 3 – 5 mét. Nếu cần tầm phát xa hơn, người mua cần bỏ thêm khoảng 10 đến vài chục USD để mua bộ khuếch đại sóng. Một số trang còn có cả bộ ăng-ten định hướng sóng để tránh việc “phá nhầm” mạng Wi-Fi gia đình với giá từ 15 USD.
Không chỉ các trang nước ngoài, một số website trong nước cũng bán các loại máy gây nhiễu, phá sóng đã lắp ráp hoàn chỉnh, bao gồm phá sóng Wi-Fi, Bluetooth, GPS… với giá từ 1,5 triệu đến hàng chục triệu đồng. Mặt hàng này còn được bán tràn lan trên mạng xã hội, thậm chí kèm cả dịch vụ lắp đặt và hướng dẫn sử dụng tại nhà.
Anh Nguyễn Đại, một kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị vô tuyến tại TP HCM, cho biết, các loại micro không dây thông thường sẽ hoạt động với băng tần VHF (150 – 216 MHz) với vùng hoạt động 50 mét. Loại cao cấp hơn dùng băng tần UHF thấp (UHF low-band, 450 – 600 MHz) và UHF cao (UHF high-band, 806 – 950 MHz) với phạm vi kết nối xa hơn. VHF chủ yếu dành cho các dàn máy cỡ nhỏ, trong khi UHF dành cho dàn ở sân khấu cỡ lớn hơn, cần tầm kết nối xa. Loa “kẹo kéo” đời mới kết nối với micro thông qua Bluetooth, hoạt động ở tần số 2,4 – 5 GHz và đây cũng là dải tần của Wi-Fi và nhiều thiết bị không dây khác. “Máy phá sóng dùng cho loa kẹo kéo sẽ gây nhiễu dải tần này, qua đó khiến kết nối giữa micro và loa bị ảnh hưởng. Nó cũng khiến sóng Wi-Fi bị chập chờn, từ đó làm cho thiết bị dùng để hát như smartphone, máy tính bảng… kết nối không ổn định, gây ức chế cho đối phương”, anh Đại giải thích.
Video đang HOT
Theo anh Đại, những thiết bị trên không chỉ phá các loại sóng từ loa Bluetooth, mà còn khiến tín hiệu liên quan đến định vị GPS, mạng di động 3G, 4G và các loại máy thu phát sóng khác ảnh hưởng. “Đây là điều thực sự nguy hiểm, bởi nó có thể khiến những thiết bị chuyên dụng như thiết bị ghi lại hành trình xe (hộp đen), định vị GPS của xe hay camera quan sát dùng Wi-Fi bị gián đoạn”, anh Đại nói.
Linh kiện sử dụng để lắp ráp thiết bị gây nhiễu sóng mua bán dễ dàng trên các trang thương mại điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn thuộc Đoàn Luật sư TP HCM, dựa trên Khoản 7, Điều 13 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động: Chỉ cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động. Trong khi đó, Khoản 19 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cũng quy định những ai mua các thiết bị phá sóng cần phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
Theo luật sư Tuấn, nếu mua các thiết bị phá sóng và dùng nó để tác động đến máy hát karaoke không dây của người khác là vi phạm Nghị định 96/2014/NĐ-CP, trừ khi có giấy phép của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an. Tùy theo mức độ và hành vi, người vi phạm có thể bị phạt từ 2 đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, những thiết bị vi phạm sẽ bị tịch thu.
Mới đây, UBND TP HCM cũng đã gửi yêu cầu đến Sở, ngành, đơn vị trên địa bàn phải kiểm soát hiệu quả việc nhập khẩu, kinh doanh, quản lý, sử dụng thiết bị gây nhiễu, phá sóng. Riêng Sở Công thương kiểm tra và xử lý những trường hợp buôn bán, sử dụng các loại máy phá sóng lậu, kể cả các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, đến nay, những mặt hàng này vẫn xuất hiện trên các trang mua bán online hay hội nhóm bán hàng trên mạng xã hội.
Theo vnexpress
Tất niên say mềm bị bạn bỏ lại quán karaoke, thanh niên gọi vợ đến trả tiền, chị nhà mang xã hội đen tẩn cho nhập viện
Nhìn con số trên hóa đơn quán hát thanh niên 'tái xanh ' mặt gọi vợ tới thanh toán. Điều đáng nói là ngay sau khi thanh toán tiền cho quán hát, chị vợ gọi luôn xã hội đen tới 'xử lý' chồng.
Ngay sau khi đăng tải bài viết, cả nghìn cư dân mạng vào bão like vì cảm thông cho anh chàng này. Tết nhất tới nơi còn phải nhập viện vì lý do không thể nào củ chuối hơn.
Bài đăng của người vào thăm viện thuật lại chuyện
Theo như lời người bạn vào thăm viện kể lại thì anh chàng này ăn uống tất niên no say thì được đồng nghiệp rủ đi hát karaoke giải tỏa mệt nhọc và chúc mừng năm mới. Tuy nhiên vì uống quá chén nên chẳng những không hát hò gì được mà anh này còn bất tỉnh ngay tại quán hát. Bạn bè, đồng nghiệp ăn uống, hát hò thỏa thuê thì kéo nhau về bỏ lại anh này và tờ hóa đơn quẩy quên lối.
Cuối năm rồi vẫn bị hạn, quá đen cho thanh niên. Ảnh minh họa
Tin nhắn của người bạn vào thăm viện
Người thuật lại chuyện cho biết ' Ông bạn em say quá nằm ngủ trong phòng hát từ trưa đến đầu giờ chiều mới dậy, cu cậu mò xuống dưới thì chủ quán đòi tiền hát và tiền gái vì đội công ty thanh niên này chưa trả tiền, cu cậu có gọi cho mấy anh em đồng nghiệp nhưng *** ai nghe." Cuối cùng thì anh chàng đành tái mặt gọi cho vợ dù biết sẽ có 'sóng gió' bủa vây.
Nhiều bà vợ vào bức xúc vì hành động tụ tập hát hò gái gú của những người này.
Dòng bình luận của cư dân mạng
Cuối cùng hóa đơn được thanh toán nhưng anh chàng được bài học nhớ đời. Người này cho biết ' Vợ thằng bạn em nghe máy, cứ tưởng nó sẽ cứu giúp chồng thoát được cơn nguy kịch nhưng cuối cùng sai lầm lớn nhất của thằng bạn em lại chính là cuộc điện thoại của nó cho vợ. Vợ thằng này nghe đến đoạn chồng đi hát nợ tiền gái thì vung tiền thuê luôn một đội xã hội đến tận nơi trả tiền cho chồng xong tiện tẩn luôn chồng một trận. Loanh quanh thế nào, thằng bạn em bị tẩn quá tay nên phải nhập viện để điều trị."
CDM thương cảm nhắc khéo anh chàng nên 'chọn bạn mà chơi'
Dòng bình luận cực gắt của CDM
Vậy là sau bao hy vọng thì anh chồng này vẫn bị một bài học nhớ đời. Lúc thanh toán được nợ hóa đơn cũng là lúc phải nhập viện. Tiệc tùng cuối năm nhiều nhưng hát hò rồi gọi gái gú xong không có tiền trả thì pha xử lý của người vợ vẫn được nhiều cư dân mạng ủng hộ. Mặc dù đã thành thật mong khoan hồng, chồng trẻ vẫn phải chịu hậu quả vì vui chơi quá đà.
Nhiều cư dân mạng bức xúc chỉ trích những người bạn ăn chơi xong không trả tiền để vợ bạn phải tới thanh toán
Dù câu chuyện chưa rõ thực hư xong CDM lại vô cùng hả hê lấy đó làm bài học răn đe chồng ở nhà. Sau vài tiếng chia sẻ hiện bài viết đang thu hút cả nghìn lượt bình luận, chia sẻ rôm rả.
Huệ S/Tổng hợp
Theo webtintuc.com
Loa karaoke di động dùng hệ điều hành Android Loa karaoke KSNet 450 hỗ trợ Wi-Fi, Bluetooth 5.0, có thể kết nối với TV như một dàn karaoke bình thường. Video: Khương Nha Acnos KBeatbox KSNet 450 có giá 9,9 triệu đồng, là loa di động tích hợp đầu Android Karaoke của một công ty Việt Nam. Sản phẩm có mức giá cao hơn hẳn các mẫu loa karaoke di động hiện...