Thiết bị loại chất thải rắn trong hồ nuôi tôm của nhà khoa học Việt
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thiết bị lọc nước nuôi tôm có thể loại bỏ chất thải rắn trong ao nuôi, tái sử dụng nước, giá rẻ.
Hệ thống lọc nước nuôi tôm ứng dụng ở huyện Cần Giờ (TPHCM).
Ô nhiễm nước là nỗi ám ảnh của người nuôi thủy sản. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thiết bị lọc nước nuôi tôm có thể loại bỏ chất thải rắn trong ao nuôi, tái sử dụng nước, giá rẻ.
Lọc tạp chất
Các mô hình chăn nuôi thủy sản thâm canh và siêu thâm canh đang được triển khai, đã phát sinh một lượng lớn chất thải rắn lơ lửng trong môi trường. Người nuôi cần phải bổ sung một lượng khoáng chất, hóa chất lớn để tạo môi trường phù hợp cho tôm sinh trưởng với mật độ cao.
Nếu chọn giải pháp thay nước để loại bỏ chất thải thì chi phí phát sinh sẽ rất cao. Ngoài ra, nguồn nước sạch từ sông – biển ngày càng trở nên khan hiếm do ô nhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp, cũng trực tiếp mang đến sự rủi ro cho các mô hình nuôi tôm sử dụng nguồn nước tự nhiên để thay thế.
TS Nguyễn Minh Hà, công ty CENINTEC đã thực hiện nhiệm vụ khoa học “Hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo thiết bị lọc cơ học dạng trống sử dụng trong nuôi tôm nước lợ” vừa được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu.
Thiết bị lọc cơ học dạng trống về cơ bản giúp gom tụ chất thải rắn lại với mật độ rất cao so với nước trước khi lọc, qua đó giúp việc áp dụng các phương tiện cô đặc chất thải rắn để xử lý nhằm giảm ô nhiễm môi trường trở nên khả thi hơn.
Việc ứng dụng thiết bị lọc cơ học dạng trống để xử lý chất thải, nước thải trong ao nuôi tôm nước lợ là hoàn toàn mới, ưu việt hơn nhiều so với phương thức thay nước hiện hành. Thiết bị lọc cơ học dạng trống có thể ứng dụng cho các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Điểm khác biệt của hệ thống này là có phần lọc cơ học để loại bỏ vỏ tôm và tôm chết trong nguồn nước.
Lột vỏ là một đặc điểm khác biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tôm. Với số lượng nhiều và kích thước nhỏ, tôm chết thường xuyên hơn, đặc biệt là khi lột vỏ. “Với kích thước lớn hơn nhiều so với phân tôm và thức ăn thừa, vỏ tôm và tôm chết cần được loại bỏ ra khỏi nước trước khi được lọc bằng thiết bị lọc cơ học để gia tăng lưu lượng lọc (năng suất lọc) của thiết bị”, TS Nguyễn Minh Hà nhấn mạnh.
Hệ thống có 11 béc phun, trong đó 2 béc phun nằm tại 2 đầu là loại quạt tam giác vuông giúp làm sạch khu vực mép trống lọc. TS Nguyễn Minh Hà cho biết, máy lọc cơ học dạng trống là sản phẩm có thể sử dụng lưới lọc với mắt lưới từ 37m (mesh 400) đến 105m (mesh 140) tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Kỹ sư Lê Đình Cẩn, thành viên nhóm thông tin thêm, thiết bị sử dụng nguyên lý lọc cơ học dạng trống được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị nghiên cứu và hệ thống nuôi trồng thủy sản trên thế giới.
Thiết bị gồm một trống lọc được bao phủ bởi một tấm lọc mịn với kích thước của các mắt lưới 37m. Nước thải được đưa vào trống và khi tang trống quay, những hạt có kích thước lớn hơn mắt lưới sẽ được giữ lại trên bề mặt. Hệ thống vòi phun rửa ngược sẽ làm sạch những chất rắn lở lửng ở tấm lọc lưới, chất thải này sau đó được dẫn xuống máng thoát và đưa ra bên ngoài xử lý.
Video đang HOT
Ở mức tổng quát, thiết bị lọc cơ học dạng trống gồm các thành phần: Cụm khung, cụm truyền động, cụm làm sạch, cụm tang trống, cụm cấp nước và máng thoát chất thải, cụm tủ điện.
Giảm đến 50% lượng nước cần thay trong ao nuôi
Quá trình ứng dụng máy lọc cơ học dạng trống (phiên bản cải tiến) vào thực tế nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn tại huyện Cần Giờ (TPHCM) đã cho thấy, các chỉ tiêu sinh học của nước sau lọc đạt kết quả tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản.
Năng suất lọc của máy đạt tối thiểu 60 m3/h phụ thuộc vào tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) của nước cần lọc; và chi phí điện năng thực tế trong 1 tháng là 450kW, tương ứng tổng chi phí điện là 615.000 đồng/tháng. Nhóm triển khai khẳng định, giải pháp lọc mới đã giúp giảm 30% – 50% lượng nước thay hằng ngày cho các ao nuôi có thể tích 500 – 1.000m3 nước.
Ngoài ra, các bộ phận xịt rửa bao gồm bơm và các béc phun bằng nhựa hoạt động tốt, lưới lọc sạch; thời gian cần cho hoạt động vệ sinh thiết bị lọc cơ học hằng ngày là 10 phút; công việc được thực hiện dễ dàng và thiết bị lọc cơ học được làm sạch do máng hứng chất thải và các nắp che có thể tháo rời. Đáng chú ý, tuổi thọ của lưới lọc với mắt lưới 37m là 3,5 tháng với độ mặn của nước là 25ppt; thời gian dừng thiết bị lọc cơ học để thay lưới lọc là 18 – 20 phút.
Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết: Với ao nuôi tròn thể tích 1.000m3, áp dụng cho 30 ngày trước khi thu hoạch. Giả định lượng nước thay giảm 30%, tương ứng 150 m3/ngày, thì ở mức chi phí xử lý 1m3 nước là 3.300 đồng, số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng vận hành, sau khi trừ chi phí vận hành, chi phí bảo trì và chi phí khấu hao thiết bị là 10,554 triệu đồng/tháng.
Do đó, với tổng chi phí đầu tư là 90 triệu đồng bao gồm chi phí mua thiết bị, chi phí lắp đặt đường ống, máy bơm… thì thiết bị được hoàn vốn trong chưa đến 9 tháng hoạt động.
“Vì thế, việc triển khai thành công của dự án sẽ tạo ra nguồn cung thiết bị có giá thành rất cạnh tranh, chỉ vào khoảng 30 – 80% giá của các thiết bị ở cùng mức công suất, qua đó tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản dễ dàng nâng cấp, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm”, TS Nguyễn Minh Hà nhận định.
Vị trí không nên đặt tủ lạnh kẻo tiêu tán tài lộc, gia đình bất hòa
Tủ lạnh là đồ dùng cần thiết trong mỗi gia đình. Thế nhưng không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề phong thủy tủ lạnh đặt thế nào cho đúng?
Đời sống xã hội ngày càng phát triển, thiết bị điện tử ngày càng được sử dụng và coi là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tủ lạnh là một trong những thiết bị điện tử thông dụng đó. Theo phong thủy tủ lạnh còn được ví như kho tài khố của một gia đình, có quan hệ mật thiết tới sức khỏe, tài vận của các thành viên.
Vị trí đặt tủ lạnh trong nhà rất quan trọng nó có thể mang lại sự ấm no, hạnh phúc nếu được đặt đúng vị trí, nhưng nếu sai phạm về phong thủy kê tủ lạnh thì có thể mang lại nhiều điều không may.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương sẽ chỉ ra 5 vị trí đại tuyệt đối không được đặt tủ lạnh. Nếu phạm phải sẽ gây tổn hao đến tài lộc gia đình.
Không đặt gần vòi nước
Tủ lạnh là đồ điện tử nên nếu xét về khoa học, khi bạn đặt ở gần vòi nước, tuổi thọ của tủ lạnh đương nhiên sẽ bị giảm.
Nếu bạn đặt tủ lạnh gần vòi nước chắc chắn trong nhà sẽ nảy sinh nhiều chuyện không hay.
Ngoài ra, khi bạn đặt tủ lạnh gần nước, tủ lạnh sẽ sản sinh ra nhiệt trong lúc hoạt động, còn nước làm ảnh hưởng tới nhiệt lượng tủ lạnh. Chúng tiêu diệt lẫn nhau dẫn tới điều cấm kỵ về phong thủy. Chính vì vậy, nếu bạn đặt chúng gần nhau, chắc chắn trong nhà sẽ nảy sinh nhiều chuyện không hay.
Không nên đặt tủ lạnh đối diện hay sát bếp nấu
Xét về ngũ hành tủ lạnh chủ yếu thuộc hành Kim, trong khi bếp nấu lại chủ về hành hành Hỏa.
Khi tủ lạnh đặt sát hay đối diện bếp nấu sẽ tạo ra cách cục Hỏa khắc Kim. Phạm thế kỵ này, nam -nữ chủ nhân hay các thành viên trong gia đình rất dễ nảy sinh khắc khẩu hay mâu thuẫn khó dung hòa.
Tuyệt đối kiêng kỵ đặt tủ lạnh ngay cạnh bếp nấu.
Do đó, tốt nhất chúng ta nên đặt chéo nha hoặc chếch nhau, bếp và tủ lạnh nên đặt cách nhau từ 2-3 mét.
Với không gian nhỏ, không có chỗ đặt thì bạn nên bố trí sao cho cánh cửa tủ lạnh mở tạo thành một vách ngăn với bếp, điều này sẽ hạn chế được luồng khí từ bế xả vào bên trong tủ lạnh mỗi khi mở, vừa hóa giải thể sát, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đại kỵ đặt tủ lạnh đối diện cửa ra vào, cửa nhà vệ sinh
Tủ lạnh giúp lưu trữ và bảo quản thực phẩm, xét về mặt thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày, tủ lạnh đặt đối diện cửa chính hay cửa vệ sinh đều không đảm bảo lịch sự, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Gia chủ có thể gặp phải trắc trở khiến cho tiền tài tiêu tan và gặp cảnh nghèo khó khi đặt tủ lạnh đối diện nhà vệ sinh.
Phong thủy gọi tủ lạnh là tài khố có nghĩa là kho của. Trong khi đó, nhà vệ sinh, nhà tắm có hành thủy rất vượng. Nếu đặt tủ lạnh ở vị trí đối diện nhà vệ sinh sẽ khiến tài khố bị thủy cuốn trôi, làm ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn. Gia chủ có thể gặp phải trắc trở khiến cho tiền tài tiêu tan và gặp cảnh nghèo khó.
Hơn nữa, nhà vệ sinh cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nếu đặt tủ lạnh ở gần có thể gây ảnh hưởng đến thức ăn được cất trữ.
Tối kỵ đặt tủ lạnh dưới bàn thờ
Không gian bàn thờ vốn là không gian tâm linh, luôn cần hướng đến sự an yên tĩnh tại, hạn chế tối đa sự xáo động. Trong khi tủ lạnh là nơi mỗi gia đình lưu trữ - bảo quản đồ ăn, việc sinh hoạt đi lại thường xuyên đã là một điều tối kỵ.
Không gian bàn thờ vốn là không gian tâm linh, nên không đặt tủ lạnh ở dưới bàn thờ.
Bên cạnh đó, việc thường trực mở tủ để cất hay lấy đồ ăn (thuộc Dương) sẽ khiến không gian thờ tự (thuộc Âm) mất đi sự trang nghiêm và tĩnh lặng bởi mùi thực phẩm, sự xáo động thường xuyên.
Tránh đặt tủ lạnh dưới chân cầu thang
Tủ lạnh được ví như "tài khố" (kho của cải của gia đình) nên được đặt ở những nơi rộng rãi, thông thoáng, vừa tốt cho quá trình vận hành, vừa tốt cho phong thủy của gia chủ.
Vị trí gầm cầu thang, vừa chật hẹp, thiếu ánh sáng, lại rất dễ gây mất vệ dinh do quá trình mọi người di chuyển.
Gầm cầu thang là góc khuất không có ánh sáng. Đặt cầu thang ở vị trí này có thể làm ảnh hưởng đến công việc làm ăn của gia chủ.
Đặt tủ lạnh ở đây do vậy là thế bất lợi, không tốt chút nào cho sức khỏe và tài vận của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Trên đây là những cấm kỵ khi sử dụng tủ lạnh theo pheo thủy. Hy vọng sẽ giúp các bạn tránh được những tác động xấu do lỗi phong thủy này gây ra.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cho doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam với thế mạnh trong làm chủ công nghệ đã vượt qua các thách thức, phát triển bền vững trong đại dịch Covid-19. Ngày 15-5 tại TP HCM, Hiệp Hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam tổ chức hội nghị thường niên năm 2022 và hội thảo Thúc đẩy Khoa...