Thiết bị livestream đắt hàng vì dịch
Các thiết bị hỗ trợ phát trực tiếp giá từ 200.000 đang bán chạy, nhiều người mua về để phục vụ việc bán hàng online hoặc dạy học, họp trực tuyến.
Từ đầu năm, chị Lê Thanh, chủ một cửa hàng phụ kiện di động trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, liên tục nhận đơn về các phụ kiện hỗ trợ livestream cho điện thoại di động. Doanh số bán mặt hàng này của cửa hàng chị tăng 50% so với cả năm ngoái. Nhu cầu đặc biệt tăng mạnh khoảng một tháng trở lại đây, với mức tăng 150% so với những tháng trước đó.
Một thiết bị hỗ trợ livestream cơ bản gồm đèn LED và micro có giá 500.000 đồng.
Một bộ phụ kiện hỗ trợ livestream cho smartphone gồm một micro dùng để thu âm – giá từ 200.000 đồng, đèn chiếu dạng LED tròn (còn gọi là LED Ring) – giá từ 350.000 đồng, phông bạt phía sau – giá từ 150.000 đồng. Riêng các loại đèn LED Ring đã có thêm phần giá đỡ hỗ trợ gắn điện thoại và micro, cũng như tính năng điều chỉnh độ sáng và màu sắc ánh sáng.
“Nếu khách hàng có nhu cầu, chúng tôi còn cung cấp thêm bàn trộn âm thanh (mixer) cỡ nhỏ với giá từ 1 triệu đồng và các loại dây dẫn kết nối với máy tính. Một bộ sản phẩm cơ bản cho livestream qua điện thoại khoảng 1 – 2 triệu đồng”, chị Thanh chia sẻ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chị Thanh cho biết khách hàng dùng smartphone thường chỉ mua bộ thiết bị gồm micro và đèn chiếu là chủ yếu. Phân khúc giá từ 1,5 triệu đồng trở lên được ưa chuộng nhất. “Khách hàng của chúng tôi chủ yếu là những người bán hàng online nhỏ lẻ hoặc học sinh, sinh viên và những người cần dạy và học trực tuyến trong giai đoạn giãn cách”, chị Thanh nói. “Kể từ đầu tháng 7, mỗi ngày, cửa hàng bán được 30 – 40 bộ, có ngày hơn 50 bộ, không kể các thiết bị riêng lẻ. Khách hàng chủ yếu là ở TP HCM và các tỉnh phía Nam”.
Một hệ thống livestream chuyên nghiệp thường có nhiều thiết bị hỗ trợ.
Một công ty chuyên phân phối sản phẩm ngành ảnh tại quận Phú Nhuận chuyên bán các thiết bị livestream đắt tiền cũng ghi nhận doanh số bán các sản phẩm này tăng vọt trong hai tháng qua với mức tăng 80 – 100% so với 4 tháng trước đó.
Anh Lê Thành, người đại diện công ty, cho biết, “mỗi bộ thiết bị livestream của công ty có giá không dưới 20 triệu đồng. Phân khúc được nhiều người mua thường từ 30 triệu đồng trở lên. Mỗi ngày, chúng tôi bán được 15 – 20 bộ”.
So với các thiết bị livestream hỗ trợ smartphone, hệ thống do công ty anh Thành cung cấp hướng đến những người bán hàng online chuyên nghiệp. Bộ sản phẩm gồm camera, đèn LED, micro, mixer, chân máy, gimbal, phông nền, hắt sáng, dây dẫn kết nối camera với máy tính… và phần mềm chuyên dụng cho livestream cài trên máy tính.
Hình thức phát trực tiếp đã phát triển từ nhiều năm qua, nhưng trong thời kỳ giãn cách, hình thức này cũng phát triển mạnh hơn. “Việc mọi người ít ra đường vô tình tạo thói quen xem livestream và tự thực hiện các buổi livestream. Đó có thể là giải trí, học tập hoặc phổ biến nhất là mua/bán hàng online”, anh Vũ Khánh, một người chuyên livestream, nhận định.
Theo anh Khánh, các thiết bị cỡ nhỏ thường phù hợp với những người dùng có nhu cầu không cao, như những người bán hàng nhỏ lẻ, những ai thích đăng nội dung lên mạng xã hội, hoặc những người cần dạy học trực tuyến. Chúng có ưu điểm về giá bán, có thể tận dụng tính năng livestream hoặc videocall có sẵn trên các ứng dụng bán hàng hoặc mạng xã hội, cắm vào smartphone và dùng ngay.
Tuy nhiên, hình thức này có một số giới hạn. Vì dùng trên smartphone nên khi xuất hiện các cuộc gọi giữa chừng, buổi livestream sẽ bị gián đoạn. Đồng thời, camera điện thoại vẫn còn hạn chế so với các máy ảnh chuyên nghiệp, như tốc độ lấy nét chậm, xử lý ánh sáng kém. Việc thêm các nội dung quảng cáo khi đang phát trực tiếp cũng hạn chế.
Những người bán hàng chuyên nghiệp chuộng các hệ thống chuyên nghiệp hơn. Việc ghi hình bằng thiết bị chuyên dụng sẽ giúp hình ảnh sắc nét, âm thanh rõ ràng. Vì thông qua phần mềm máy tính, nội dung quảng cáo có thể được thêm vào nhanh chóng và hiển thị ngay trên màn hình, giúp buổi livestream chuyên nghiệp. Hình thức này cần thêm ít nhất một người điều hành và chi phí cho thiết bị cao hơn.
Hiện nay, các thiết bị hỗ trợ livestream đang bán tràn lan, nhiều trong số đó chưa được kiểm soát về chất lượng, nên khi mua người dùng nên chọn các nhà cung cấp uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng và lâu dài.
Hạ viện Hà Lan bị đánh lừa bởi deepfake
Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hà Lan bị lừa họp trực tuyến với một người dùng deepfake đóng giả cố vấn của lãnh đạo đối lập Nga, Navalny.
Các hạ nghị sĩ Hà Lan nhận được bài học về mối nguy hiểm của video deepfake khi Ủy ban đối ngoại tổ chức cuộc họp trực tuyến với một người đóng giả Leonid Volkov, cố vấn thân cận của lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny.
Volkov thật (trái) và Volkov giả trong cuộc họp.
Thủ phạm chưa được công bố, nhưng đây không phải lần đầu sự việc này diễn ra. Nghi phạm từng đối thoại với các chính trị gia Latvia và Ukraine, cũng như tiếp cận nhiều quan chức Estonia, Litva và Anh bằng cách tương tự.
Hạ viện Hà Lan ra thông cáo bày tỏ "phẫn nộ" với vụ lừa đảo và cho biết đang tìm cách ngăn chặn những sự việc tương tự tái diễn.
Dường như cuộc gọi không gây tổn hại nào cho cơ quan lập pháp Hà Lan, nhưng nó cho thấy mối đe dọa của những cuộc gọi dùng deepfake với giới chính trị gia. Các cá nhân thích đùa có thể chỉ làm họ mất mặt, trong khi kẻ xấu đủ sức lừa chính quyền đưa ra những chính sách sai lầm. Điều này đòi hỏi quy trình giám sát nghiêm ngặt để phát hiện deepfake vào bảo đảm những người tham gia họp trực tuyến đều là thật.
Cảnh báo: Xuất hiện ổ mại dâm online trên nền tảng livestream, donate khoả thân cho đến quan hệ tình dục, cá độ, cờ bạc đều rất tinh vi Bước vào ứng dụng này bạn sẽ thấy Bigo Live chỉ bằng 1/100 mà thôi, quá đáng sợ. Những ngày gần đây, cộng đồng mạng lại xôn xao thông tin về những ứng dụng livestream có nhiều mặt tối như Bigo, nơi mà các cô gái "bào tiền" từ người khác bằng chính cơ thể của mình một cách phản cảm. Thế nhưng,...