Thiết bị “khoá mồm” chống béo phì dành cho hội nghiện ăn, tinh tế tới nỗi có đeo cũng chẳng ai biết
Được biết, các nhà khoa học cực kì ưng ý với phát minh này và cho biết nó có thể thay thế các sản phẩm chống béo phì khác trong tương lai.
Theo đó, các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát minh ra một thiết bị nha khoa có mục đích ngăn chặn bệnh béo phì – bằng cách bịt miệng mọi người lại theo đúng nghĩa đen. Sản phẩm này được gọi là Dental Slim Diet Control, đã được trình bày chi tiết trong một bài báo trên tạp chí Nature.
Được quảng cáo là “thiết bị giảm cân đầu tiên trên thế giới giúp chống lại đại dịch béo phì toàn cầu”, Dental Slim Diet Control (DSDC) được cấy lên 2 hàm của bệnh nhân. Hệ thống phức tạp gồm các nam châm và bu lông tùy chỉnh cho phép người đeo chỉ mở miệng khoảng 1 – 2mm.
Cấu tạo của sản phẩm được áp dụng trong phòng thí nghiệm
Về cơ bản, bạn vẫn có thể nói chuyện, uống nước, hát hò… Chỉ là muốn ăn cũng không được mà thôi.
Mặc dù nghe thì tàn bạo, nhưng hóa ra các nhà khoa học trên khắp thế giới lại cực kì thích phát minh này.
Video đang HOT
“Đây là một phương pháp tiết kiệm và hấp dẫn nhất mà tôi từng được nghe” – Giáo sư Paul Brunton, phó hiệu trưởng tại Khoa Khoa học Y tế của Đại học Otago (New Zealand) cho biết.
Trong khi hội muốn giảm cân vẫn đang nghi ngờ phát mình này, thì một thử nghiệm tại Dunedin (New Zealand) đã chứng minh người dùng giảm trung bình 14 pound (6.3kg) trong hai tuần và “có động lực để tiếp tục hành trình giảm cân của họ”.
“Nhìn chung, mọi người cảm thấy tốt hơn về bản thân, họ tự tin hơn và họ cam kết thực hiện hành trình giảm cân của mình”, Brunton nói thêm.
Giáo sư Paul Brunton và sản phẩm DSDC
Hơn hết, nếu cảm thấy rất nản và không thể ngừng nghĩ về thức ăn, thì sản phẩm này cũng có bộ dụng cụ giúp bạn tháo ra tại nhà. Niềng chết hay linh hoạt tùy ở người dùng.
Theo báo cáo của WHO, các nghiên cứu gần đây cho thấy 1,9 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới bị thừa cân với 650 triệu người đủ tiêu chuẩn là béo phì.
Kỳ quặc vùng đất phụ nữ càng béo càng đẹp
Trong khi các cô gái Việt Nam của chúng ta luôn lo lắng bị thừa cân, thì với phụ nữ ở Mauritania, họ lại chăm chút cho ngoại hình phì nhiêu lên.
Mauritania là một quốc gia thuộc châu Phi, nơi phụ nữ phải khổ sở vì đường ăn uống. Vì nơi đây từng trải qua những biến cố lớn về thiếu hụt lương thực trong quá khứ, thế nên, béo phì trở thành một biểu tượng đẹp thuần khiết.
Tại trại vỗ béo", các bé gái được quản lý nhồi nhét. thức ăn như cực hình.
Một thân hình đẫy đà được xem là chuẩn mực của cái đẹp, thể hiện sự giàu có và danh tiếng rất lớn. Và ngược lại, thân hình gầy gò nghiễm nhiên là xấu, thậm chí không thể lấy được chồng.
Cho nên, để đáp ứng chuẩn mực vẻ đẹp, phụ nữ Mauritania buộc phải trải qua quy trình "vỗ béo" rất nghiêm ngặt ngay từ khi còn rất nhỏ, tại các "trại vỗ béo" độc nhất vô nhị của quốc gia này.
Tại nơi đây, dịch vụ "vỗ béo" tại Mauritania trở nên đắt khách, giá cả cho một khoá này khoảng 155 USD. Đương nhiên, khi đã phải bước chân vào đây các cô bé sẽ phải trải qua những đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần để có được cân nặng mong muốn.
Hầu hết các cô gái bị gửi đến các trại vỗ béo trên sa mạc, địa điểm này sẽ xóa bỏ mọi ý định bỏ trốn của các bé gái. Tại đây, các bé gái sẽ bị yêu cầu ăn chế độ tăng cân gấp 8 lần năng lượng bình thường.
Các bé từ 5, 7 tới 9 tuổi hàng ngày phải ăn hết 2kg ngũ cốc trộn với 2 cốc bơ kèm... 20 lít sữa lạc đà. Như vậy, mỗi ngày, một bé tiêu thụ 16.000 calo, so với chế độ ăn của người bình thường 2.000-2.500 calo.
Những người phụ nữ "quản trại" được gọi là "fattener" buộc các cô gái uống sữa lạc đà, ăn nhiều lần trong ngày và hướng dẫn các cô gái hạn chế các hoạt động thể chất. Nếu một cô gái từ chối tuân thủ, họ sẽ bị tra tấn hoặc chế giễu.
Họ sẽ đảm bảo chuyện không muốn ăn của các bé gái không bao giờ xảy ra. Một cây roi to lớn không kém thân hình của những "quản trại" luôn là vật bất ly thân của họ và là ác mộng đối với các bé gái. Nếu nôn ra, các "quản trại" sẽ bắt các bé gái ăn bằng hết bãi nôn đó, không chừa một giọt.
Chia sẻ trên CNN, Mariam Mint Ahmed (25 tuổi)- một trong những người từng tham gia trại vỗ béo cho hay, hình phạt phổ biến nhất là kẹp ngón chân vào 2 cái que. Nếu không ăn hết, quản trại xoắn cái que lại, cực kỳ đau đớn. Mục đích là để nhồi nhét, sao cho thân hình phải trương phình như quả khinh khí cầu là được.
Vậy nên, các cô gái phải ăn liên tục cả ngày mà không được phép hoạt động hay tham gia bất kỳ hình thức tập luyện nào.
Béo tròn mới là chuẩn mực vẻ đẹp ở nơi đây và đàn ông thích theo đuổi mẫu người phụ nữ như vậy.
"Tất cả là để tốt cho các em thôi" - trích lời Elhacen, một người quản trại đang nhận $155/người cho mỗi quy trình vỗ béo kéo dài 3 tháng.
Chỉ ăn, ngủ và nghỉ thôi, như "tiên"!
Được biết, quan niệm vẻ đẹp béo phì bắt nguồn từ hàng thế kỷ trước bởi dân du mục Hồi giáo của Ả Rập, những người hiện đang chiếm 2/3 dân số của Mauritania. Tục lệ từng được chính phủ Mauritania cố gắng xoá bỏ vào năm 2003, nhưng rồi những biến cố chính trị đưa nó quay trở lại ở mức độ khủng khiếp hơn trước.
Theo một nghiên cứu từ năm 2008 do Bộ xã hội Mauritania thực hiện, có khoảng 20% phụ nữ quốc gia này có tham gia các trại vỗ béo - cả tự nguyện lẫn bị ép buộc. Và tất nhiên, việc nhồi nhét hàng tấn thức ăn và tăng cân không kiểm soát như vậy sẽ để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe.
Việc phụ nữ ở Mauritania nặng trên 140kg sau khi bị nhồi ăn là điều quá bình thường. Nhưng theo WHO, cân nặng ấy tạo nên một sức ép khủng khiếp lên tim và xương khớp.
Hơn nữa, đôi khi để phục vụ cho quá trình nhồi ăn, các bé gái còn phải uống thuốc tăng trưởng hormone - trong đó có cả thuốc bổ sung steroid và thuốc tăng trọng dành cho động vật chăn nuôi.
Hệ quả, rủi ro đau tim, suy thận, tiểu đường và rạn nứt xương khớp tăng chóng mặt, thậm chí dẫn đến tử vong. Cơ thể họ cũng không phát triển cân đối - bụng, mặt và ngực phát triển rất mạnh, trong khi chân tay thì rất nhỏ.
Hậu quả khi cơ thể thiếu vitamin D Việc cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể nhận biết thông qua hiện tượng xương mềm đi rõ rệt, sự thiếu hụt này có khả năng dẫn đến những cơn đau nhức vào ban đêm. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể xuất hiện mà không có triệu chứng. Nó chỉ có thể được phát hiện thông qua chụp X-quang hoặc xét...